Home / Pháp Luật Đại Cương / Trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 4 (Có đáp án)

Trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 4 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 4

Câu 1: Nguyên tắc “không áp dụng hiệu lực hồi tố” của VBPL được hiểu là?

A. VBPL chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
B. VBPL chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
C. VBPL không áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
D. Cả A, B và C.

Câu 2: Trong các loại VBPL, văn bản chủ đạo?

A. Luôn luôn chứa đựng các QPPL
B. Mang tính cá biệt – cụ thể
C. Nêu lên các chủ trương, đường lối, chính sách
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam?

A. Ngành luật đất đai
B. Ngành luật lao động
C. Ngành luật quốc tế
D. Ngành luật đầu tư

Câu 4: Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam?

A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật quốc tế
D. Ngành luật cạnh tranh

Câu 5: Chế định “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” thuộc ngành luật nào?

A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật dân sự
C. Ngành luật quốc tế
D. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)

Câu 6: Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam?

A. Do nhân dân bầu
B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu
D. Do Chính phủ bầu

Câu 7: Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Pháp lệnh
B. Luật
C. Hiến pháp
D. Nghị quyết

Câu 8: Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:

A. Hành vi xác định của con người
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó
C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?

A. Xây dựng nhà trái phép
B. Cướp giật tài sản
C. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
D. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả

Câu 10: Hành vi gây mất trật tự trong lớp học, thuộc loại vi phạm nào sau đây?

A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự

Câu 11: Quy phạm pháp luật là cách xử sự do nhà nước quy định để?

A. Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể.
B. Cả A và C đều đúng
C. Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh.
D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Đặc điểm của các quy phạm xã hội (tập quán, tín điều tôn giáo) thời kỳ CXNT?

A. Thể hiện ý chí chung, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc; Mang tính manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc – bộ lạc.
B. Mang nội dung, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng, bình đẳng, nhưng nhiều quy phạm xã hội có nội dung lạc hậu, thể hiện lối sống hoang dã.
C. Được thực hiện tự nguyện trên cơ sở thói quen, niềm tin tự nhiên, nhiều khi cũng cần sự cưỡng chế, nhưng không do một bộ máy chuyên nghiệp thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức thực hiện.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Mỗi một điều luật?

A. Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật.
B. Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật
C. Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật -> Quy phạm định nghĩa
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 14: Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân?

A. Viện kiểm sát nhân dân
B. Tòa án nhân dân
C. Hội đồng nhân dân; UBND
D. Quốc hội

Câu 15: Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là:

A. Nghị định
B. Chỉ thị
C. Nghị quyết
D. Thông tư

Câu 16: Văn bản quy phạm pháp luật giá trị pháp lí cao nhất là:

A. Hiến pháp
B. Luật hình sự
C. Luật dân sự
D. Luật Hành chính

Câu 17: Văn bản luật là loại văn bản do:

A. Quốc Hội ban hành
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
C. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
D. Chính phhủ ban hành

Câu 18: Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
B. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
C. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.

Câu 19: Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật?

A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
D. Chức năng giáo dục

Câu 20: Các thuộc tính của pháp luật là?

A. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 21: Thông thường trách nhiệm pháp lý được phân thành các loại nào?

A. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý dân sự
B. Trách nhiệm pháp lý hình sự; trách nhiệm pháp lý hành chính; trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm kỷ luật nhà nước
C. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính
D. Không thể xác định chính xác

Câu 22: Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự?

A. Công an
B. Chủ tịch Ủy Ban nhân dân
C. Tòa án
D. Viện kiểm sát