Home / Cao Đẳng - Đại Học / Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?

Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?

Câu hỏi: Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?

Đáp án:

1. Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử

Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử, bởi vì: Mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng xã hội không bao giờ là tư tưởng thuần tuý của một cá nhân mà là phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội dưới các dạng và trình độ khác nhau, được tổng hợp lại qua một số nhà tư tưởng nào đó.

Tư tưởng chỉ có tác dụng tích cực đến lịch sử khi nó phản ánh được nguyện vọng, lợi ích của quần chúng trong những giai đoạn lịch sử nhất định; và sức mạnh, tính chân lý của nó chỉ được chứng tỏ thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng. Mặt khác, tư tưởng tự nó không biến đổi được xã hội mà phải thông qua hoạt động cách mạng của quần chúng.

Như vậy, chính quần chúng nhân dân mới là người kết hợp lý luận với thực tiễn cải tạo xã hội, hiện thực hoá những tư tưởng, quan điểm xã hội phù hợp với tiến trình phát triển xã hội. Lãnh tụ dù uyên bác, tài giỏi nhưng không có uy tín, không được quần chúng ủng hộ, hoặc do tác phong quan liêu, hách dịch, coi khinh quần chúng thì bản thân lãnh tụ đó cũng sẽ đánh mất vai trò lãnh tụ của mình.

2. Phê phán những quan điểm sai lầm về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Quan điểm tôn giáo cho rằng, mọi sự thay đổi trong lịch sử xã hội là do ý chí của Đấng tối cao, do mệnh trời qui định và trao quyền cho các cá nhân – vĩ nhân thực hiện.

Chủ nghĩa duy tâm tiếp tục đề cao vai trò của các vĩ nhân, coi thường quần chúng nhân dân, coi quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để các vĩ nhân lập nên những chiến tích lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khi cho rằng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là các chân lý vĩnh cửu – tư tưởng đạo đức, pháp luật…, là các vĩ nhân và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.

Tóm lại, các trường phái triết học triết Mác đều chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bằng cách này hay cách khác, họ đã phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, coi thường quần chúng nhân dân, coi quần chúng nhân dân là “đàn cừu ngoan ngoãn”, để các vĩ nhân sai khiến, lợi dụng; coi quần chúng nhân dân chỉ là vật liệu, phương tiện, bệ tỳ của lịch sử. Các quan điểm trên hoàn toàn xa lạ với quan điểm của triết học Mác – Lênin.

Xem thêm: 100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin (Có đáp án)