Einstein khi giải thích về thuyết tương đối có đưa ra một ví dụ khá nổi tiếng như sau: “Một người đàn ông và một mỹ nữ ngồi đối diện với nhau 1 tiếng đồng hồ sẽ cảm thấy như mới có 1 phút; nhưng nếu bảo họ ngồi trong lò lửa một phút họ sẽ có cảm giác như không chỉ 1 tiếng.”
Cùng đạo lý đó, khi làm những việc nhẹ nhàng, vui vẻ, chúng ta thường thấy thời gian trôi rất nhanh. Con người ta đều có tính lười nhác. Đối với đại đa số mọi người mà nói, nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội hoặc lên mạng xem tin tức luôn nhẹ nhàng, vui vẻ hơn so với làm việc. Do vậy mọi người vô thức chìm đắm trong trạng thái “vui vẻ” đó.
Thời gian của dân văn phòng đa phần bị lãng phí như thế. Cả ngày họ ngồi trước máy tính, các sếp thì luôn cho rằng họ đang nỗ lực vì công việc nhưng trên thực tế, họ thoải mái nhưng vẫn kiếm được tiền lương cho một ngày công.
Có điều họ không nhận thấy, trạng thái “vui vẻ” mà họ đang tận hưởng thực ra là trạng thái vô thức được Freud đề cập tới. Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều những trạng thái vô thức. Ví dụ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu là những thành ngữ quen thuộc để miêu tả trạng thái vô thức điển hình.
Chúng ta hãy nghĩ lại xem, có bao nhiêu tình huống như dưới đây xảy ra với bản thân chúng ta.
1. Mở một file mềm nào đó ra nhưng lại đột nhiên không biết mình muốn làm gì.
2. Đang mở điện thoại bị đồng nghiệp xen vào, đến khi bừng tỉnh thì không sao nghĩ ra được vừa rồi mình đã làm gì trên điện thoại.
3. Ngồi trước vi tính đọc tin tức cả buổi, đến trưa đi ăn cơm muốn tám với đồng nghiệp vài câu nhưng chợt nhận ra không nhớ được nội dung các tin mình đã đọc.
4. Viết một lá thư, viết mãi nhưng đột nhiên chẳng biết mình muốn nói gì.
5. Mở PPT, sau khi viết tên dự án bắt đầu ngẩn người trước màn hình vi tính. Người khác còn tưởng bạn đang suy nghĩ, thực ra chính bạn cũng không biết mình đang nghĩ gì.
6. Nhìn thời gian hiện ở góc phải màn hình, đột nhiên thẫn thờ, sao chưa làm gì mà đã đến giờ này rồi?
7. Tan làm tắt máy, đột nhiên cảm thấy đau khổ cho rằng mình đã lại lãng phí một ngày…
Nếu những tình huống phía trên xuất hiện trong cuộc sống của bạn không chỉ một lần thì có nghĩa đa phần thời gian hằng ngày của bạn đều lãng phí trong trạng thái vô nghĩa.
Rất nhiều khi, chúng ta ngồi ngay ngắn trước màn hình máy tính, nhìn tưởng như đang làm việc chăm chỉ, nghiêm túc nhưng trong đầu lại trống rỗng. Ngay bản thân chúng ta còn không biết chúng ta đang làm gì. Thời gian cứ thế dần biến mất trong trạng thái vô nghĩa. Nhiều người cũng loáng thoáng nhận thức được tình trạng khó khăn của mình. Do vậy sau khi lãng phí một ngày, họ thường cảm thấy đau khổ nhưng kiểu đau khổ đó cũng là vô thức. Đó là cảm giác bất lực xuất phát từ sâu trong nội tâm, chứ không phải do họ đã ý thức được nguyên nhân thật sự gây ra sự đau khổ đó.
Trạng thái vui vẻ đa phần là có ý thức. Khi chúng ta vui, đại não có thể nhận biết được đó là niềm vui. Còn trạng thái vô thức lại khiến chúng ta cảm thấy đau khổ và mất mát.
Vì vậy, các bạn yêu quý, nếu bạn cảm thấy công việc trong ngày không nhiều nhưng vẫn không vui, sau khi về nhà tâm thân mệt mỏi, không thể đúc kết được thành quả của một ngày làm việc là gì thì bạn chắc chắn đã bị trì hoãn mức độ nặng kéo vào trạng thái vô thức, đánh mất bản thân mà không hề biết.
Có một căn bệnh mà đa phần người trẻ đều mắc phải, nói nhẹ thì nó chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng nặng thì nó đang giết chết dần tuổi trẻ của chính các bạn.
Thực ra tuổi trẻ không hề dài, mà mỗi phút giây các bạn trì hoãn lại kéo tuổi trẻ đó ngắn đi một chút và đến khi kịp nhận ra thì các bạn chỉ ước giá mà tuổi trẻ của mình có thể dài thêm để thực hiện những ước mơ và công việc còn dang dở
“Hãy đọc cuốn sách này khi các bạn còn trẻ và cùng nó thực hiện nốt ước mơ của cuộc đời mình”
Một số đoạn trích hay của sách:
” Thứ bạn trì hoãn được chỉ là thời gian, chứ không thể khiến nhiệm vụ hay công việc đó biến mất. Việc phải làm, cuối cùng vẫn phải làm, chi bằng bắt tay vào làm luôn từ bây giờ.”
“Biển học vô bờ, nếu tôi dừng lại thì có khả năng sẽ bị người khác bắt kịp. Vì vậy tôi không ngừng bồi đắp bản thân, càng không thể nằm trên đống kinh nghiệm trước đó để mà tiêu cả vào vốn liếng.”
“Con người ai cũng cầu tiến, nhưng không phải ai cũng cầu tiến được đến cùng; không tiến lên lại không cam chịu rơi xuống, không muốn bị người khác thay thế, không còn cách nào khác, bắt đầu từ bây giờ hãy nỗ lực. Nếu đã biết rõ ràng chỉ cần làm việc là có thể thay đổi, tại sao không làm? Mấu chốt của mọi sự thay đổi, chính là việc anh kiện định dũng cảm bước được bước đầu tiên.”
“Đừng trì hoãn đến ngày cuối cùng phải trả nợ cho thẻ tín dụng mới trả, đừng trì hoãn đến mấy năm sau vẫn không có động tĩnh gì khi trong lòng có ý định nhảy việc, đừng dù biết phải ôn bài nhưng lại nằm trên ghế sopha xem tivi. Bạn lúc nào cũng phải nghĩ rằng kéo dài công việc đến phút cuối cùng luôn khiến hiệu quả đạt được không như ý.”
“Bảng kế hoạch rất quan trọng, nhưng lập một bảng kế hoạch hợp lý còn quan trọng hơn. Sắp xếp thời gian quá dầy không thể có được hiệu quả tốt nhất, thậm chí còn dẫn đến áp lực rất lớn cho những người bị giới hạn về thời gian.”
“Trên thế giới này, người thông minh rất nhiều nhưng những người thông minh có được thành tựu thực sự thì lại rất ít. Bởi vì đại đa số mọi người đều có tật trì hoãn, làm việc gì cũng thích lần lần nữa nữa, tới khi gặp thời cơ cứ thế lỡ mất.”
Trích sách “TUỔI TRẺ KHÔNG TRÌ HOÃN” – Tác giả Thần Cách
– ST – BT –