Home / Sách tóm tắt / Tóm tắt sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch

Tóm tắt sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch

Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch
Tác giả: Rolf Dobelli

Giới thiệu sách:
Nghệ thuật tư duy rành mạch ( The Art of Thinking Clearly) mô tả một cách ngắn gọn 99 lỗi tư duy phổ biến mất từ các định kiến về nhận thức đến những nhân tố như là thói ghen tỵ hay biến động xã hội bằng việc sử dụng các nghiên cứu tâm lý và những ví dụ thường ngày trong đời sống.

Nguyện vọng của tôi vốn dĩ khá giản dị: nếu chúng ta có thể học được cách nhận ra và tránh khỏi những sai lầm lớn nhất trong tư duy – trong đời sống riêng, trong công việc, hay trong quản lý nhà nước – chúng ta có thể tận hưởng sự thịnh vượng vượt bậc. Chúng ta sẽ không cần thêm những mưu ma chước quỷ, những ý tưởng mới, những công cụ không cần thiết, hay sự nỗ lực đến quên mình – tất cả những gì chúng ta cần chỉ là bớt phi lý trí đi mà thôi.

– Trích lời giới thiệu của tác giả.

Về tác giả :
Rolf Dobelli là một tác giả, một doanh nhân, một tiến sỹ triết học, và là nhà sáng lập của Zurich.Minds, cộng đồng những người tư duy cao cấp. Ông cũng là cây viết cho một vài tạp chí danh giá Châu Âu, như Die Zeit và FAZ. Ông cũng là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết.

Chương 1: Vì sao bạn nên đi viếng các nghĩa trang
Thành kiến sống sót
Mọi người thường đánh giá cao khả năng thành công của họ hơn, thường có xu hướng nghĩ tích cực về thành công hơn là nghĩ về những rủi ro. Nhiều nhà báo thường viết về thành công của những người nổi tiếng nhưng ít ai biết đến số người đã bị vùi dập, thất bại. Hãy đề phòng sai lầm bằng cách thường xuyên “thăm viếng nghĩa trang của các thương vụ đầu tư, làm ăn ..” tránh rủi ro vì biết đâu nó sẽ giữ đầu óc bạn sáng suốt hơn.

Chương 2. Harvard có làm bạn thông minh hơn?
Ảo tưởng về vóc dáng kình ngư
Harvard nổi tiếng là một trường đại học “chất” không phải là do bạn vào trường đó là bạn sẽ có thế thông minh và học giỏi, đó là do những sinh viên đã từng học tại đó thành công và tạo nên thương hiệu. Cũng giống như những có một anh chàng béo phì, thấy những vận động viên kình ngư có một vóc dáng đẹp và anh ta quyết tâm làm vận động viên để có vóc dáng như vậy nhưng nào đâu, sự thật là những người có vóc dáng như vậy mới làm kình ngư vì họ có sẵn do quá trình luyện tập.

Như những quảng cáo mĩ phẩm, bạn nghĩ họ dùng mĩ phẩm sẽ được làn da đẹp mịn như vậy ư? Thật ra đó là do làn da của họ mịn sẵn như vậy thì mới làm người mẫu quảng cáo. Hãy cẩn trọng khi người ta khuyến khích bạn đạt được những thứ nhất định nhờ vào những hình mẫu, hãy nhìn vào gương và thành thật.

Chương 3. Vì sao ta thấy mây có hình thù
Ảo tưởng tụ nhóm
Chúng ta thường nhạy cảm quá mức khi phát hiện ra quy luật. Vì có lúc chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên nhưng do chúng ta suy đoán và tạo chúng thành quy luật. Đôi khi bạn nhìn những đám mây và tự suy ngẫm ra những hình thù.
oxxoxoxoxoxoxooooxx là một dãy kí tự có quy luật? Thường thì người ta sẽ nghĩ và áp đặt chúng theo một quy luật nào đó nhưng tôi vừa gõ bừa đấy. :v . Hãy lấy thái độ hoài nghi ban đầu trước khi bạn vừa nghĩ ra một quy luật nào đó

Chương 4. Kể cả khi năm mươi triệu người cùng nói về thứ ngớ ngẩn nào đó, thì nó vẫn là thứ ngớ ngẩn
Bằng chứng xã hội
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi số đông khi đưa ra quyết định. Khi bạn đang đi trên đường và đồng loạt mọi người nhìn lên trời, bạn cũng nhìn lên theo.=> bằng chứng xã hội (bản năng bầy đàn) nghĩa là làm cho bản thân mình thấy đúng khi làm theo hành động giống người khác. Hãy hoài nghi với những gì số đông làm, nó có thể đúng hoặc sai đừng bị ảnh hưởng bởi họ

Chương 5. Vì sao bạn nên quên đi quá khứ
Ngụy biện chi phí đã mất
Đã bao giờ bạn nghe thấy câu “Tiền thì đã mất rồi” phải chơi cho bằng được cho đỡ phí hay tôi đã đầu tư quá nhiều vào rồi không thể rút ra được, không thể hủy bỏ được mặc dù nếu tiếp tục thì cũng chả ích gì hoặc có thể còn mù mịt hơn…

“Chúng ta đã đi xa thế này rồi” “Tôi đã mất quá nhiều thời gian để…” Tất cả đều là ngụy biện chi phí đã mất. Hãy tỉnh táo nhận những yếu tố trước mắt, hãy đưa ra quyết định đúng đắn hợp lý đòi hỏi bạn phải quên đi những chi phí mình phải bỏ ra cho đến hiện tại. Dù bạn có đầu tư đến đâu, hãy chỉ xem xét đánh gió về lợi ích và chi phí tương lai.

Chương 6. Đừng lấy đồ uống miễn phí
Có qua có lại
Cho đi và nhận lại, quy luật mà. Một người đi ra chỗ bạn và phát cho bạn một đồ uống miễn phí, sau đó anh ta chìa tay ra và đòi bạn quyên góp từ thiện… Bạn sẽ làm gì? Nếu bạn đang dạo chơi bờ hồ và họ cho bạn một gói tăm và nói nhận từ thiện, bạn nhận…Sau đó họ đưa cho bạn một tờ giấy và bảo kí tên và bắt đầu kêu bạn trả tiền..Bạn sẽ làm gì? (ko ns đến mấy ông lầy) Có qua có lại thường để cho ng ta có cảm giác cảm thấy mắc nợ ai đó khi họ cho ta cái gì đó. Đôi khi nó cũng có mặt tốt như để dựa dẫm vào nhau, quản lí rủi ro.

Chương 7. Hãy cảnh giác với trường hợp cá biệt
Thành kiến chứng thực 1
TKCT là tư duy, xu hướng mà ng ta thường diễn giải thông tin mới sao cho phù hợp với những lý thuyết, niềm tin sẵn có của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta lọc bỏ bất cứ thông tin mới nào mâu thuẫn với những cách nhìn vốn có của mình. Có một ví dụ khá thú vị: Một giáo sư cho sinh viên xem dãy số 2, 4 ,6 và hỏi họ tìm ra số tiếp theo đằng sau mẩu giấy và đoán ra quy luật của nó là + thêm 2. Hầu hết những sinh viên đều cho rằng con số tiếp theo là 8 và nói quy luật (chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp quy luật) nhưng giáo sư đều trả lời là ko phù hợp quy luật.

Trong số đó, có một cậu sinh viên bèn thử một đáp án khác. Cậu hỏi giáo sư là -2 thì giáo sư trả lời là ko hợp quy luật. Cậu tiếp tục đưa ra đáp án là -24 9 -43. Rõ ràng cậu ta có một ý tưởng và đến cuối cùng c ta xác định được quy luật là số đằng trước lớn hơn số bé. Điểm khác biệt là cậu ta tìm cách xác định tìm xem nó sai ở đâu, từ đó tìm ra bằng chứng phủ quyết còn những người còn lại chỉ muốn khẳng định lý thuyết của họ.

Chương 8. Kết liễu các tình nhân
Thành kiến chứng thực 2
Không nghề nào bị ảnh hưởng nhiều hơn bảo TKCT hơn là nghề nhà báo kinh tế. Họ đưa ra những kết luận rồi sau đó chỉ lấy một số giả thuyết dễ dãi để chứng mình mà ko hề đưa ra những bằng chứng phủ quyết. Ví dụ “Google thành công nhờ nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo công ty” rồi đưa ra một vài dẫn chứng, mà hiếm thấy nhà báo nào viết những công ty hết mình vì sáng tạo mà không hề thành công, hay nếu google sẽ ko thành công nếu ko nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo?…

Chương 9. Đừng cúi đầu trước quyền lực
Thành kiến quyền lực
“Bất cứ khi nào bạn sắp sửa quyết định một chuyện gì, hãy nghĩ về những nhân vật có quyền lực có thể đang gây ảnh hưởng đến lý trí của bạn. Và khi bạn đối mặt với một người bằng xương bằng thịt, hãy cố gắng chống lại họ hết sức có thể” Hiểu đơn giản là ko sợ mấy ông đầu to, đừng vì quyền lực mà rén họ. (Thề 100 người thì 70 người sợ))
Quyền lực là một thứ đáng sợ

Chương 10. Đừng mang theo cô bạn siêu mẫu
Hiệu ứng đối lập
Là một lỗi tư duy khá phổ biến, khiến người ta thường bị ảnh hưởng bởi 2 hay nhiều vật với nhau, giống như tính chất tương đối trong vận tốc. Mánh khóe khuyến mãi sale cũng dựa vào đó. Lời khuyên là suy nghĩ thấu đáo, hợp logic với những trường hợp xảy ra hiệu ứng đối lập

Chương 11. Vì sao chúng ta thà có một tấm bản đồ sai còn hơn không có gì cả
Thành kiến về thứ sẵn có
Chúng ta thường hay tư duy, đưa ra những nhận định dựa trên những thứ sẵn có trong đầu mình => Tính chủ quan và không toàn diện. Hãy né tránh bằng cách dành thời gian ở bên những người tư duy khác với bạn => Tiếp thu ý kiến ng khác để nhận thức khác đi.

Chương 12. Vì sao bạn cần cảnh giác với câu không vấp ngã không thành công
Ngụy biện “chuyện tồi tệ đi để rồi trở nên tốt hơn”
Nhiều người thường có lối tư duy khá sai lầm, đó là cứ suy nghĩ nếu muốn mọi chuyện tốt hơn thì phải tồi tệ trc rồi mới tốt lên. Cũng giống nhiều trường hợp như nếu bạn muốn thành công thì “phải thất bại”. Hãy cảnh giác nếu như ai đó nói công ty của bạn cần phải thất bại 1 khoảng thời gian mới có thể tăng doanh số được.

Chương 13. Ngay cả những câu chuyện có thật cũng chỉ là cổ tích
Thành kiến truyện kể
“Ta ướm mình vào những câu chuyện giống như ta thử đồ”. Chúng ta sắp xếp mọi thứ thành những câu chuyện có ý nghĩa, từ những câu chuyện cuộc sống của chính chúng ta cho đến các sự kiện toàn cầu. => Bóp méo hiện thực và tác động đến quyết định của ta. Bất cứ khi nào ta nghe được một câu chuyện hãy hỏi: Ai là người kể? Động cơ là gì? Điều gì đc che giấu đằng sau?

Chương 14. Vì sao bạn nên viết nhật kí
Thành kiến hồi tưởng
Là một trong những dạng ảo tưởng phổ biến, thành kiến ảo tưởng có thể gọi là hiện tượng “tôi đã bảo rồi mà” vì khi nhìn lại mọi thứ có vẻ như tất cả đều tất yếu rõ ràng. Hãy viết nhật kí, dự đoán những điều sẽ xảy ra trong tương lai rồi sau đó bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Bạn nên thường xuyên viết nhật kí

Chương 15. Vì sao bạn thường đề cao sự hiểu biết và năng lực của bản thân
Hiệu ứng tự tin thái quá
Chúng ta luôn tự tin thái quá vào kiến thức cũng như khả năng phán đoán của mình có hệ thống. Hãy ý thức rằng mình thường tự đề cao bản thân, và với mọi kế hoạch hãy thiên vị kịch bản nào bi quan nhất. => có thể phán đoán tình huống 1 cách khách quan, chân thực.

Chương 16. Đừng quá tin vào phát thanh viên
Kiến thức tài xế
Có 2 dạng kiến thức: Kiến thức thực sự và kiến thức tài xế – một dạng kiến thức ngta chỉ học để thuyết trình. Có một cách để biết được kiến thức của mình đến đâu, đó là bạn nên đưa ra “vòng trong hiểu biết” bên trong là những thứ bạn biết còn bên ngoài là những kiến thức lơ mơ.” Vòng tròn của bạn lớn đến đâu không phải là điều tối quan trọng. Điều tối quan trọng là bạn được vòng tròn chu vi đến đâu. “

Chương 17. Bạn kiểm soát ít hơn bạn nghĩ
Ảo tưởng kiểm soát
Ảo tưởng kiểm soát là một dạng xu hướng mà tin rằng chúng ta có thể tạc động đến một điều gì đó mà chung ta không thể suy chuyển được. Chẳng hạn như đèn tín hiệu giao thông, ngta thường có một nút dành cho người đi bộ ấn để chờ qua đường nhưng thực sự sau khi ấn có thể qua luôn được không? Câu trả lời là không bởi nó chỉ giúp cho ta có cảm giác chủ động hơn nhưng trong thực tế ta vẫn phải chờ đợi như không bấm nút.

Chương 18. Không bao giờ trả công luật sư theo giờ
Xu hướng làm vì thưởng
Người ta thường làm đủ mọi thứ để hưởng lợi tối đa từ hình thức khen thưởng. Cái “dị” ở đây là mức độ thay đổi chóng vánh trong cách cư xử của mọi người khi các phương thức khen thưởng được áp dụng hoặc thay đổi và ngta chỉ chăm chăm nhắm đến thưởng, nói cách khác, người ta sẽ bất chấp mọi thứ để có được thưởng thay vì làm như bạn mong đợi. Đôi khi, thưởng không phải là một cái hay ho

Chương 19. Hiệu quả đáng ngờ của bác sĩ, chuyên gia tư vấn, và chuyên gia trị liệu tâm lí
Dao động về trung bình
Người ta thường có xu hướng nghĩ về một thứ sau khi tệ hại hoặc quá cực đoan sẽ nhanh chóng bớt cực đoan cũng như những việc cực kì tốt sẽ có thể hết nhanh chóng hiểu đơn giản là mọi thứ sẽ quay trở lại ở mức cân bằng – Một suy nghĩ sai lầm.

Chương 20: Đừng bao giờ nhìn vào kết quả để phán xét một quyết định
Thành kiến kết quả
Người ta thường nhìn vào kết quả để nhận xét và phán xét một quyết định, đôi khi là cả con người đấy. Đừng bao giờ đánh giá một quyết định chỉ dựa trên kết quả của nó, đặc biệt khi đánh giá ấy chịu tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên và ngoại cảnh.
Một kết quả tồi không hẳn chỉ ra một quyết định tồi và ngược lại.

Người ta thường nhìn vào kết quả để đánh giá thay vì nhìn vào quá trình

Chương 21. Ít hơn là nhiều hơn
Nghịch lý lựa chọn
Lựa chọn là thước đo của sự tiến bộ. Tất nhiên nhiều lựa chọn sẽ làm bạn hào hứng nhưng có giới hạn thôi. Vượt quá giới hạn đó, sự thừa mứa sẽ hủy diệt chất lượng cuộc sống. Thuật ngữ này gọi là nghịch lý lựa chọn. Càng nhiều lựa chọn càng khiến chúng ta khó đưa ra quyết định.

Hãy đưa ra những tiêu chí mà bạn chắc chắn cần rồi bám theo chúng. Và nên theo đuổi những quyết định lựa chọn “khá”. Đừng quá cầu toàn.

Chương 22. Bạn thích tôi, bạn thực sự, thực sự thích tôi
Thành kiến yêu thích
“Khi bán bất kì sản phẩm nào, không có gì hiệu quả hơn việc làm sao cho khách hàng thực sự tin là bạn yêu mến họ và quan tâm đến họ.” Tuy dễ hiêu nhưng cta thường xuyên rơi vào bẫy của nó. Nghĩa là khi chúng ta càng thích ai đó, chúng ta càng dễ có xu hướng mua hàng hoặc giúp đỡ họ.
– Bề ngoài hấp dẫn
– Tương đồng về tính cách, xuất thân hay sở thích.
– Họ thích chúng ta
Chốt: Nếu bạn là người bán hàng, hãy làm sao cho người mua nghĩ rằng bạn thích họ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là nịnh họ ra mặt. Còn nếu là ng tiêu dùng hãy luôn đánh giá một sản phẩm độc lập khách quan với người bán nó.

Chương 23. Đừng cố bám lấy thứ gì
Hiệu ứng sở hữu
Chúng ta thường cố bám vào những vật mà chúng ta sở hữu, định giá chúng với giá cao hơn so với thị trường mặc dù theo lý thì không hợp chút nào, đôi khi đó là do một phần tình cảm gắn bó khiến lý trí của chúng ta bị phai nhòa.
Đừng cố bám lấy thứ gì, hãy coi tài sản của bạn như một thứ mà có thể đến và đi trong nháy mắt.

Chương 24. Tính tất yếu của những sự kiện khó tin
Sự trùng hợp
Có những sự kiện trùng hợp đến lạ lùng khiến chúng ta cứ ngỡ đó là do một hiện tượng siêu nhiên nào đó hay thậm chí là do chúa hay thần làm. Hãy suy nghĩ lý trí, coi đó là một trong những phương án có thể xảy ra, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó.

Chương 25. Thảm họa của sự tuân thủ
Tư duy tập thể
Bạn đã bao giờ miệng câm như hến trong một cuộc họp chưa? Hẳn là rồi. Bạn ngồi đó gật đầu cho qua các đề xuất. Có thể hiểu tư duy tập thể là khi một nhóm người cùng đưa ra một ý kiến thì ta có xu hướng đồng ý với ý kiến đó một cách không nghi ngờ phủ quyết. Hãy nói ra suy nghĩ của mình kể cả khi cả đội không thích nó. Biết đâu nó lại là ý kiến tốt nhất. Tư duy tập thể có thể làm hại cả đội

Chương 26. Vì sao bạn sẽ sớm chơi Mega Trillions
Phớt lờ khả năng
Chúng ta phản ứng trước mức độ của sự kiện thay vì khả năng xảy ra của chúng. Nói cách khác, chúng ta ko có trực giác nắm bắt khả năng xảy ra. Chúng ta không hề có trực giác về rủi ro, vì thế ko giỏi phân biệt các loại đe dọa. Mối đe dọa (mức độ) cáng nghiêm trọng, chúng ta càng dễ bị cảm xúc chi phối. Trò Mega Trillions chính là một ví dụ điển hình.

Chương 27. Vì sao miếng bánh cuối cùng trong lọ khiến bạn thèm rỏ rãi
Lỗi khan hiếm
Người la mã từng nói: Rara sunt care. Hiếm là có giá trị. Phản ứng thông thường trước sự khan hiếm chính là đánh mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Hãy đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thuần túy dựa trên giá cả và lợi ích. Đừng vì lỗi khan hiếm của nó mà đánh mất lý trí.