Những đứa trẻ thông minh nhất thế giới
Tác giả: Amanda Ripley
“Amada Ripley đã có một quá trình quan sát, đánh giá tỉ mỉ và hết sức khách quan. Cô đã thấy một thế giới thực tại vô cùng phức tạp “ở ngoài kia” – những mô hình trường học với những bất cập và thiếu sót riêng, nhưng đồng thời cũng tìm ra những bài học đích đáng, rõ ràng và chân thực để có thể giáo dục những đứa trẻ chúng ta tốt hơn. Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới đã mang tới cho tôi một cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu, trên cả tư cách phụ huynh cũng như một nhà giáo dục, hơn bất kỳ cuốn sách nào mà tôi từng đọc trước đây.”
(Doug Lemov – tác giả cuốn Teach like a Champion)
Công thức chung nào để đào tạo nên những đứa trẻ thông minh?
Bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất hấp dẫn. Không phải ngẫu nhiên, ngay từ khi xuất bản, tháng Bảy năm 2014 đến nay, Những đứa trẻ thông minh nhất thế gỉới luôn giữ vị trí đầu bảng trong danh mục sách về Giáo dục nói chung và Giáo dục trẻ tài năng nói riêng tại Mỹ. Tác giả cuốn sách, Amanda Ripley, một phóng viên của nhiều tờ báo nổi tiếng Mỹ, người từng đưực trao tặng hai giải thưởng báo chí quốc gia, đã viết cuốn sách này, xuất phát từ một thực tế rằng điểm kiểm tra PISA của học sinh Mỹ trong độ tuổi 15 thấp hon so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là điểm toán học. Cô đã theo chân ba học sinh trao đổi của Mỹ, đến những đất nước có điểm PISA đứng đầu thế giói, là Hàn Quốc, Phần Lan, Ba Lan để khám phá những bí mật giúp các nước này đào tạo nên những học sinh tài năng. Thực ra, nếu bạn từng đọc cuốn sách Nhũng kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell, bạn sẽ phần nào hiểu được nguyên nhân vì sao học sinh các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philipines… lại giỏi toán đến vậy.
Tôi nghĩ hẳn Amanda Ripley không xa lạ vói tác phẩm của Malcolm Gladwell và cách lý giải của ông. Nhưng cô vẫn muốn tìm ra những nguyên cớ mà nhờ đó có thể giúp nước Mỹ cũng như phần còn lại của thế giói (cách dùng từ của tác giả) soi chiếu vào chính sách giáo dục của nước mình, soi chiếu vào chính những công dân sống trong đất nước mình, để tìm ra giải pháp khả thi.
Qua quan sát và trải nghiệm cùng ba học sinh trao đổi Mỹ, Amanda đã rút ra những nguyên nhân làm nên thành công trong học tập cho ba đại diện thế giói là Hàn Quốc, Phần Lan và Ba Lan. Ở Phần Lan, giáo viên được tuyển chọn hết sức khắt khe và khác vói nhiều quốc gia, trở thành nhà giáo ở nước này là việc vô cùng khó. Họ cho rằng “cách duy nhất để nghiêm túc về giáo dục là lựa chọn giáo viên có trình độ cao, những người giỏi nhất và thông minh nhất trong mỗi thế hệ.” Những người sẽ trở thành giáo viên trong tương lai sẽ được đào tạo một cách nghiêm ngặt nhất. Amanda nhận định rằng: “Đó là một chiến lược hoàn toàn cấp thiết mà ít quốc gia làm được.” Amanda còn nhận ra một điểm hết sức quan trọng, không chỉ giúp các học sinh ở những siêu cường giáo dục đạt điểm số rất cao, mà còn là phẩm chất cần có cho bất kỳ thành công nào, đó là sự tận tâm. Chính sự tận tâm (cùng tính kiên trì) sẽ dẫn đến khả năng chịu trách nhiệm, tính chăm chỉ và có tổ chức.
Sẽ không quá khi nói rằng, sự tận tâm đem đến thành công cho một người còn hon cả trí thông minh hoặc nền tảng xuất thân của người đó. Đó là một lý do không mói, nhưng để làm được điều đó, người ta phải tự khắt khe vói chính mình. Bài học ấy vẫn luôn có ích cho bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và làm công việc gì. Trân trọng giói thiệu tói độc giả!
Nội dung quyển sách đề cập là việc phân tích nhìn nhận về những yếu tố dẫn đến hiệu quả giáo dục ở 3 siêu cường giáo dục (Phần Lan, Hàn Quốc, Ba Lan) được trình bày bằng cách so sánh nền giáo dục của Mỹ với 3 siêu cường giáo dục, nội dung và quan điểm của quyển sách được trình bày một cách rất sống động, chúng ta sẽ được đồng hành cùng 3 học sinh Mỹ trong cuộc hành trình du học sinh trao đổi sang 3 siêu cường giáo dục, từ những cảm nhận của 3 học sinh sẽ cho chúng ta một bức tranh chân thật về nền giáo dục của cả 3 quốc gia. Trong đó, ấn tượng nhất là nền giáo dục của Phần Lan và có lẽ đó cũng là nền giáo dục tốt nhất hiện nay , họ đạt thành tích cao trong kỳ thi Pisa, thời gian học của học sinh ít, cha mẹ an tâm về việc học tập của con cái, bí quyết của Phần Lan chính là đầu tư vào người giáo viên, chỉ những học sinh giỏi nhất mới có cơ hội đỗ vào các trường Sư phạm.
Quyển sách được một nhà báo Mỹ viết nên sau một thời gian dài thực tế qua những con người thật, sự việc thật, những quan sát phân tích ở tầm vi mô đến vĩ mô để trả lời cho câu hỏi, tại sao học sinh của nước này đạt thành tích cao hơn những nước khác, lý do cụ thể là gì. Đây không phải là quyển sách dễ đọc, vì nó ít đáp ứng được nhu cầu thực tế là tìm kiếm phương pháp nuôi dạy con. Tuy nhiên, với những ai làm giáo dục, hãy nên đọc ít nhất một lần để có cái nhìn tổng quan và biết phải làm thế nào cho con mình học tốt, cho học sinh học tốt, cho lớp học tiến bộ, cho trường học và cho cả đất nước tiến lên. Tất cả đều xuất phát từ việc giáo dục.
(Nếu có điều kiện quý độc giả nên mua bản gốc tại các cửa hàng sách trên toàn quốc để ủng hộ tác giả.)
Download ebook: tại đây
Xem thêm: Sách nuôi dạy con