Để viết được một bài sáng kiến kinh nghiệm sao cho hoàn chỉnh, đúng chuẩn cần đáp ứng được được cần đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn cơ bản là: Tính mới và sáng tạo; Tính thực tiễn và khả năng áp dụng, nhân rộng; Tính hiệu quả. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày 5 góp ý sáng kiến kinh nghiệm hay nhất, quý báu nhất ở bài viết bên dưới!
Góp ý sáng kiến kinh nghiệm
1. Góp ý về chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
– Theo kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi thì thầy cô không nên chọn đề tài quá xa lạ hay có tầm vĩ mô quá cao. Những đề tài sáng kiến kinh nghiệm mới thường chưa được kiểm duyệt, chứng minh rõ ràng.
– Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần đạt được những yêu cầu sau:
- Có tính khoa học hay không?
- Sáng kiến kinh nghiệm nên phù hợp ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ….
- Có tính cấp thiết hay không?
- Không được trùng lặp với các sáng kiến đã được nghiên cứu trước đó
- Sáng kiến kinh nghiệm có đủ điều kiện để tiến hành thực hiện hay không?
Tóm lại, nên chọn sáng kiến kinh nghiệm phải hay, không trùng lặp, thực tiễn cần, có tính mới, phạm vi đề tài vừa phải, cân đối.
2. Góp ý về yêu cầu cần có của 1 bài sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Tính thực tiễn
- Thầy cô cần trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác ở nơi mình công tác hoặc ở nơi khác.
- Những kết luận được rút ra trong sáng kiến phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những hoạt động cụ thể đã tiến hành (cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )
2.2. Tính sáng tạo khoa học
- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.
- Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong sáng kiến kinh nghiệm
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng.
- Tính khoa học của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết sáng kiến kinh nghiệm, thầy cô cần chú ý cả 2 điểm này.
2.3. Tính mục đích
- Sáng kiến đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong các lĩnh vực công tác hàng ngày.
- Thầy cô viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học)
2.4. Khả năng vận dụng, mở rộng SKKN
– Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ( có dẫn chứng các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ )
– Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày (Sáng kiến có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? )
– Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi sáng kiến phải :
- Phải có tính thực tế (đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác)
- Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
- Có phương pháp, biết trình bày sáng kiến kinh nghiệm khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
– Thầy cô cần nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung, thể hiện tính logic của đề tài.
– Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, thầy cô cần phải xác định được các yếu tố cơ bản:
- Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?
- Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?
- Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó?
- Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?
– Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.
– Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh, mô hình, sản phẩm chế thử và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
– Các bản nhận xét, đánh giá hoặc biên bản ghi nhận kết quả ứng dụng, thử nghiệm có dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức, hội đồng khoa học, đơn vị sử dựng.
3. Góp ý về bố cục của bài SKKN
– Sau đây là bố cục mẫu khi làm sáng kiến kinh nghiệm các thầy cô có thể tham khảo:
- Sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, in 01 mặt trên khổ giấy A4, Font Unicode kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2,0 cm, dòng cách dòng 1,2 lines; số trang/tổng số trang được đánh ở giữa và được đóng thành tập có bìa cứng có tối đa 15 trang.
- Một bản sáng kiến kinh nghiệm gồm có trang bìa, mục lục, phần nội dung, tài liệu tham khảo, nhận xét đánh giá và được trình bày như sau:
3.1. Trang bìa:
Nội dung trang bìa được trình bày trong đường kẻ khung chân phương. Tên cơ quan chủ quản và tên trường; các mục: tên sáng kiến kinh nghiệm, tên địa danh căn giữa. Tên tác giả, chức vụ, tên đơn vị công tác căn trái.
3.2. Mục lục:
- Tên phần/chương:………………………………………………………………….. Trang
- Tên các mục lớn:……………………………………………………………………
- Tên các mục con:…………………………………………………………………..
- Cách sắp xếp mục: Số thứ tự các mục được đánh như sau:
- 1………………………………………………………………………………………………………….
- 1.1……………………………………………………………………………………………………….
- 1.1.1…………………………………………………………………………………………………….
3.3. Nội dung:
3.3.1. Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở thực tiễn
- Các biện pháp nghiên cứu
3.3.3. Kết quả và ứng dụng
- Kết quả (chính là hiệu quả của sáng kiến cũ – có sự so sánh kết quả của đầu năm và cuối năm)
- Ứng dụng: chính là phạm vi ứng dụng, ở độ tuổi nào? phạm vi toàn trường nào, toàn thành phố, toàn tỉnh).
3.4. Kết luận và kiến nghị
– Kết luận:
- Nêu ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Bài học kinh nghiệm
– Kiến nghị: Đối với Phòng GD&ĐT; Đối với nhà trường như thế nào?
3.5. Tài liệu tham khảo
– Tài liệu tham khảo được sắp xếp trên một trang riêng theo thứ tự ưu tiên như sau:
– Tài liệu trong nước xếp trước, tài liệu nước ngoài xếp sau theo thứ tự chữ cái tên tác giả: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức.
– Cách viết tài liệu tham khảo: Số thứ tự đặt trong [ ], Tên tác giả, năm xuất bản đặt trong ( ), tên sách/bài báo (in nghiêng), tên nhà xuất bản/tên báo (nếu là các bài báo thì viết tháng, năm xuất bản trước, tên bài báo in nghiêng sau đó đến tên nhà xuất bản/tên báo).
Ví dụ: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- [1] Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- 5. Nhận xét, đánh giá (trang cuối – theo mẫu):
- Thể hiện nội dung đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học
4. Góp ý về cách viết nội dung của bài SKKN
Góp ý về nội dung sáng kiến kinh nghiệm
– Phạm vi đề tài của các sáng kiến kinh nghiệm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, công tác quản lý, công tác giáo dục, công tác phục vụ giáo dục và dạy học – đào tạo nghề nghiệp… đến công tác tổ chức và hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Trọng tâm nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học và đổi mới công tác quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo nghề nghiệp.
- Sáng kiến kinh nghiệm phải thể hiện được các giải pháp, biện pháp, cách làm… nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu đề ra. Nêu bật kết quả đạt được (kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp dụng kinh nghiệm).
- Lý giải một cách khoa học sự phù hợp của các giải pháp đã thực hiện với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp và qui chế, qui định chuyên môn (do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành).
- Trình bày các yêu cầu về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã nêu; nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển của Đề tài.
- Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cần phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu, công nghệ mới được cá nhân tham khảo áp dụng (tên sáng kiến kinh nghiệm, tác giả, nơi phát hành – nếu có) và tóm tắt giải pháp, kinh nghiệm được tác giả nêu lên mà bản thân đưa vào áp dụng; trình bày điều kiện và hoàn cảnh áp dụng trong trường hợp cụ thể (chú ý nêu những điều kiện tương đồng hay khác biệt trong áp dụng); những sáng tạo trong khi áp dụng, hoặc phần bổ sung của người áp dụng; những đề xuất, khuyến nghị (nếu có).
Thầy cô còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm? Không có kiến thức cũng như cách trình bày đúng chuẩn? Chưa có thời gian để nghiên cứu sáng kiến kiến của mình?. Hãy cùng Best4team tìm hiểu về cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay , đạt kết quả cao tại đây nhé!
5. Góp ý về trình bày bài SKKN đúng chuẩn
Góp ý về cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình trình bày sáng kiến kinh nghiệm, cho dù đã có những quy định cụ thể về cách trình bày, thế nhưng có rất nhiều thầy cô vẫn còn mắc phải một vài sai sót phổ biến như:
- Trích dẫn tài liệu tham khảo không đúng: hầu hết, các thầy cô chỉ liệt kê tất cả những tài liệu đã sử dụng trong bài sáng kiến kinh nghiệm nhưng lại không chỉ ra nó được dùng trong phần cụ thể nào. Đặc biệt là lỗi trích dẫn tài liệu với tác giả là người nước ngoài.
Lưu ý : Nếu tài liệu này ở dạng nguyên bản thì xếp sang mục tiếng nước ngoài, còn nếu đã được dịch sang tiếng Việt thì sắp xếp vào mục tài liệu tham khảo tiếng Việt theo thứ tự ABC.
- Sai cấu trúc câu: chấm, phẩy không hợp lý, sử dụng nhầm dấu phân cách đơn vị đối với số.
- Lỗi chính tả: thoạt nghe lỗi này có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại là sai lầm dễ thấy nhất trong các bài sáng kiến kinh nghiệm hiện nay, nó không những gây khó khăn về đọc hiểu mà còn gây mất thiện cảm.
- Vấn đề về văn phong: Sáng kiến kinh nghiệm là đề tài nghiên cứu đòi hỏi sự nghiêm túc và chuyên nghiệp, tuy nhiên, nhiều thầy cô thường có xu hướng viết lan man, hay viết theo kiểu giật tít, văn nói …
- Danh từ tiếng Việt, nếu dịch ra tiếng nước ngoài thì phải có từ gốc tiếng Việt đi kèm.
- Chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục từ viết tắt để giải thích.
- Bài viết sáng kiến kinh nghiệm phải vừa gửi bản cứng, vừa gửi bản file mềm cho Hội đồng chấm điểm.
6. Biên bản góp ý nhận xét bài SKKN
Biên bản góp ý nhận xét sáng kiến kinh nghiệm
Mẫu biên bản góp ý nhận xét sáng kiến kinh nghiệm là mẫu giấy tờ với các nội dung ghi chép lại quá trình và kết quả chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày mẫu biên bản góp ý chuẩn nhất bên dưới!
PHÒNG GD&ĐT ………
HĐKH TRƯỜNG ………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC ……………..
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ………………………….
Tác giả:………………………………………………………
Bậc, cấp học: …………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………..
Đơn vị công tác:………………………………………..
Các tiêu chuẩn đánh giá:
STT | Tiêu chuẩn | Nhận xét từng tiêu chí | Điểm | |||
2,5 đ | 2,0 đ | 1,5 đ | 1,0 đ | |||
1 | Tính thiết thực | |||||
2 | Tính khoa học | |||||
3 | Tính ứng dụng | |||||
4 | Tính hiệu quả |
Tổng số điểm:………….. Bằng chữ:………………………
Xếp loại: …………………………..
…., ngày … tháng … năm …. | |
Người đánh giá
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
- Cho điểm theo 4 tiêu chuẩn: Tốt: 2,5 điểm; Khá 2.0 điểm; Đạt yêu cầu: 1,5 điểm; Dưới yêu cầu 1,0 điểm.
- Xếp loại:
- Loại A: Có tổng điểm từ 8,5đ – 10,0 đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt mức Tốt (2,5đ), các tiêu chuẩn khác đạt từ mức Khá (từ 2,0 đ) trở lên.
- Loại B: Có tổng điểm từ 7,0đ – 8,0đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt từ mức Khá (2,0 đ) trở lên, các tiêu chuẩn khác đạt từ mức yêu cầu (từ 1,5đ) trở lên.
- Loại C: Có tổng điểm từ 6,0đ – 6,5đ; trong đó cả 4 tiêu chuẩn phải đạt yêu cầu, (từ 1,5đ) trở lên.
(In nội dung này vào mặt sau của phiếu đánh giá)
TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
- Tính thực tiễn
- Đề tài giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục;
- Phù hợp với thực tế địa phương, vùng, miền, dân tộc;
- Phù hợp với đặc thù các môn học và các hoạt động giáo dục;
- Phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta và thế giới.
- Tính khoa học
- Có tính mới, sáng tạo, độc đáo, phù hợp với lí luận giáo dục tiên tiến;
- Có tài liệu, số liệu chân thực, có tài liệu tham khảo và trích dẫn;
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp;
- Lập luận logic, chặt chẽ, văn phong sáng sủa, kết luận có tính khái quát, có giá trị khoa học.
- Tính ứng dụng
- Dễ phổ biến
- Dễ ứng dụng, chỉ ra được những điều kiện cơ bản để ứng dụng;
- Phù hợp với trình độ chung của giáo viên và cán bộ quản lí;
- Có khả năng mở rộng nghiên cứu và ứng dụng;
- Tính hiệu quả
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường, ở địa phương, vùng miền;
- Đề xuất được các phương pháp giáo dục và giảng dạy có hiệu quả;
- Nếu áp dụng sẽ cho kết quả bền vững, ít hao phí công sức, thời gian của giáo viên và cán bộ quản lý;
- Tiết kiệm chi phí tài chính.
Hãy cùng Best4team tham khảo thêm sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đầy đủ, hay nhất tại đây! Bài viết cung cấp những sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sẽ giúp thầy cô có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách viết, cũng như trình bày và có nhiều bài mẫu hoàn toàn miễn phí thích hợp tải về chỉnh sửa thành sáng kiến của mình.
Bài viết trên đã tổng hợp 5 góp ý sáng kiến kinh nghiệm mới nhất, đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng sẽ giúp thầy cô nắm bắt được cách viết, trình bày cho sáng kiến của mình. Chúc thầy cô đạt kết quả cao như mong muốn!