Tôi nhớ mãi có một câu nói thế này: “Một ngày của bạn ra sao cả đời sẽ như thế.” Nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ việc thay đổi bản thân quan trọng như thế để ngày mai hãy bắt đầu, nhưng ngày mai lại hẹn ngày mai nữa, rồi ngày này qua ngày khác lười biếng tạo cho mình một cuộc sống tầm thường vô vị.
Một ngày qua đi khoảng cách giữa những người tài giỏi trong công ty và chúng ta một xa hơn; sau mười năm khoảng cách ấy đã đủ để chúng ta xách dép chạy theo họ cũng không kịp. Bạn cho rằng thành công của họ là nhờ vào nền tảng gia đình, do nịnh bợ cấp trên hoặc nguyên nhân nào khác bạn không biết?
1. Đố kỵ chỉ khiến bạn dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi, trong khi cuộc sống của những người bạn đố kỵ ngày càng tốt hơn. Người thông minh dành thời gian học hỏi, kẻ vô dụng chỉ biết gièm pha.
2. Không công bằng với bản thân là một loại công bằng. Kẻ mạnh luôn đề cao sự lựa chọn tự nhiên, người thích hợp mới tồn tại, chỉ có kẻ yếu mới ngày ngày kêu gào đòi công bằng.
3. Nỗ lực sẽ rất vất vả, có khi còn khiến bạn thất vọng, không nỗ lực thì nhẹ nhàng thoải mái hơn. Còn gì tuyệt vời hơn ngày ngày nằm xem ti vi cắn hạt dưa, nhưng khi người khác có được thành tựu, bạn đừng sốt ruột đấy nhé.
4. Cách tốt nhất để giải quyết mọi phiền não là không đòi hỏi quá nhiều. Thay vì bực bội khi người khác không giúp đỡ, sao bạn không cố gắng giành lấy bằng chính sức mình? Lý do gì họ phải giúp đỡ bạn?
5. Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.
6. Khởi điểm càng thấp càng phải nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗ lực gấp trăm gấp nghìn lần họ.
7. Lương càng cao càng ít thời gian rảnh. Người khác nhiều tiền, phong thái đĩnh đạc khiến bạn cảm thấy ngưỡng mộ, nhưng bạn có biết khi bạn nằm ườn ra giường buôn chuyện thì họ đang vất vả làm việc bên ngoài.
8. Lương càng thấp, khả năng chi phối cuộc sống càng thấp. Khách quan mà nói, năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy. Bạn thấy mức lương của mình quá thấp bởi bạn đang đứng ở góc độ chính bản thân mình. Nếu một ngày bạn lên làm ông chủ, nhớ lại ngày đó, bạn sẽ biết ơn ông chủ đã quá ưu ái bạn.
9. Tìm thêm ưu điểm, quên đi khuyết điểm của người khác. Học hỏi điểm mạnh của người khác sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày; còn chỉ nhìn vào thiếu sót của người khác, bạn sẽ trở thành một kẻ hẹp hòi.
10. Đừng coi thường những kẻ nịnh bợ, đó cũng là một loại năng lực. Nếu bạn lên làm lãnh đạo, bạn có thích nghe người khác nịnh bợ mình không? Điều bạn ghét chính là người khác có thể khiến sếp vui lòng, giúp bầu không khí vui vẻ, trong khi bạn không thể làm được điều đó.
11. Một ngày bạn sống thế nào, cả đời bạn sẽ như thế. Ngày mai mình sẽ bắt đầu đọc sách, bắt đầu học, bắt đầu dậy sớm đi làm. Những việc lên kế hoạch cho ngày mai, cả đời này khó mà thực hiện được, chi bằng bây giờ bắt tay vào làm ngay!
12. Lãnh đạo thích những người mang lại hiệu quả công việc. Điều này cũng giống như giáo viên ở trường thích học sinh giỏi vậy. Ai cũng thích những người ưu tú, không ai thích kẻ đi bằng đầu gối cả. Đừng nghĩ thế giới này không công bằng, khi bạn giỏi giang, bạn sẽ thấy đời rất công bằng.
13. Nơi làm việc nào cũng có đấu đá, bạn không chấp nhận được thì về nhà mà nằm. Đâu đâu cũng có cạm bẫy, những trò đấu đá lẫn nhau, có cố gắng cũng chẳng cách nào thay đổi được.
14. Đừng coi sếp là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng phải nhắc nhở, yêu thương, dạy dỗ bạn. Sếp không có nghĩa vụ phải dạy dỗ bạn, họ còn có gia đình, con cái cần chăm lo. Nếu bạn may mắn có được người sếp tận tình bảo ban, hãy cảm ơn họ tử tế.
15. Đừng chỉ nghĩ theo chiều hướng an ủi mình. Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.
16. Muốn thay đổi thế giới, trước tiên cần thay đổi chính mình. Ai cũng muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thói hư tật xấu của mình còn không sửa được thì làm được việc gì.
Mười sáu câu nói này tôi đã tự mình đúc kết sau những trải nghiệm của bản thân suốt mười năm qua. Mỗi điều trong đó đều nhắc nhở tôi, cho dù cuộc sống hiện giờ có thuận buồm xuôi gió, cũng đừng bao giờ ngừng nỗ lực và quên đi khó khăn đã qua.
Người thầy của tôi từng nói: “Bảy năm là cả một đời.” Bảy năm là một vòng luân hồi của đời người, đủ để thay đổi cuộc sống của bạn. Và tôi tin rằng mỗi ngày một tiến bộ thì sau mười năm cuộc đời sẽ hoàn toàn mới.
Một bài viết được trích trong cuốn sách rất hay mà tôi đã đọc gần đây. Cuốn sách với tựa đề “Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi”.
Một số đoạn trích hay của sách:
“Rất nhiều người trong lòng muốn làm chuyện lớn, những cuối cùng vẫn lựa chọn cuộc sống an nhàn.”
“Cuộc đời đa số mọi người đều thua bởi một chữ : Đợi.”
“Cách tốt nhất để giải quyết mọi phiền não là không đòi hỏi quá nhiều.” Thay vì bực bội khi người khác không giúp đỡ, sao bạn không cố gắng giành lấy bằng chính sức mình? lý do gì họ phải giúp đỡ bạn?
“Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. ” Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.
“Khởi điểm càng thấp càng phải nỗi lực.” Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗi lực gấp trăm gấp nghìn lần họ.
“Lương càng cao càng ít thời gian rảnh.” Người khác nhiều tiền, phong thái đĩnh đạc khiên bạn cảm thấy ngưỡng mộ, nhưng bạn có biết khi bạn nằm ườn ra giường buôn chuyện thì họ đang vất vả làm việc bên ngoài.
TRÍCH: “Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi”.
Bạn có bao giờ thấy khó khăn hiện tại đã chạm đến giới hạn của bản thân. Vậy thì đây sẽ là cuốn sách giúp giới hạn đó của bạn trở về vạch xuất phát.
– ST_BT –