Home / Sách tóm tắt / Tóm tắt sách Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh

Tóm tắt sách Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh

Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh
Tác giả: Adam Khoo

Từ một học sinh kém vươn lên thành triệu phú trẻ nhất Singapore ở tuổi 26, tác giả Adam Khoo sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp hiệu quả và thực tiễn mà anh đã áp dụng và thành công. Đó cũng là những phương pháp đã giúp hàng chục ngàn học sinh sinh viên, chuyên gia, chủ doanh nghiệp và nhân viên đạt được những mục tiêu về tài chính, có được các mối quan hệ tốt đẹp, sức khỏe tuyệt vời và sự phát triển cá nhân tột bậc.
Đọc quyển sách “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh”, bạn sẽ nắm được nghệ thuật:
– Áp dụng Công thức thành công tuyệt đỉnh đã được chứng minh hiệu quả để đạt được bất cứ điều gì bạn mong muốn trong cuộc sống
– Xác định và loại bỏ những niềm tin hạn chế đang kìm hãm bạn
– Kích hoạt tiềm năng trí tuệ và khơi gợi niềm đam mê trong bạn
– Thiết kế vận mệnh và làm chủ cuộc sống như bạn hằng mong muốn

Chương 1: Những mô thức thành công.

1. Tất cả chúng ta đều có sẵn tiềm năng trí tuệ để đạt được bất kỳ thành công nào trong cuộc sống. Chúng ta chỉ thiếu kỹ năng và phương pháp cần thiết để phát huy, điều khiển và sử dụng các tiềm năng đó.

2. Với những tiềm năng trí tuệ được tận dụng đúng cách, bạn sẽ thu hút được nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết khác để thành công.

3. Tất cả chúng ta đều có hệ thần kinh như nhau với khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh (“phần cứng”). Điều khiến cho mọi người trở nên khác nhau về trí thông minh, suy nghĩ, thói quen và hành động chính là những liên kết thần kinh được tạo ra từ những kích thích khác nhau.

4. Nếu chúng ta có thể sao chép và cài đặt được các “chương trình” ưu việt của những người thành đạt lên “phần cứng ” của mình, chúng ta cũng có thể đạt được những thành công như họ.

Chương 2: Công thức thành công tuyệt đỉnh.

1. Công thức thành công tuyệt đỉnh
Từ hệ thống niềm tin và giá trị cuộc sống sẽ hình thành nên mục tiêu. Từ mục tiêu này sẽ hình thành chiến lược và cuối cùng là hành động.

2. Có 3 cách chúng ta đối mặt với thất bại
a. Bào chữa, biện minh, đổ lỗi và nhanh chóng thất bại.
b. Cố gắng nhiều lần với cùng một chiến lược cho dù thất bại, cho tới khi bế tắc và buộc phải bỏ cuộc.
c. Nhận phản hồi, rút kinh nghiệm để thay đổi chiến lược, kiên trì hành động cho đến khi có được một kết quả nào đó. Lập lại quá trình này đến khi đạt được mục tiêu mong muốn.

3. Tính linh hoạt là khả năng liên tục thay đổi chiến lược và sẵn sàng làm mọi thứ (trong phạm vi pháp luật và đạo đức) để đạt được kết quả mong muốn.

Chương 3: Làm thế nào để đạt được bất cứ điều gì bạn mong muốn.

1. Hầu hết các mục tiêu mà con người đưa ra chẳng là gì khác ngoài những ước muốn nhạt nhẽo yếu ớt. Thế nên họ bao giờ cũng tìm cớ nấn ná trong vùng thoải mái của mình và trì hoãn hành động.

2. Cách duy nhất có thể giúp bạn đạt được bất cứ điều gì mình muốn là hạ quyết tâm làm điều đó như điều bắt buộc.

3. Khi bạn hạ quyết tâm làm được một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách. Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.

4. Ai trong chúng ta cũng có Ngưỡng kỳ vọng và Ngưỡng chấp nhận của riêng mình. Và ai cũng có xu hướng nghiêng về Ngưỡng chấp nhận hơn là cố gắng hướng tới Ngưỡng kỳ vọng.

5. Bạn phải nâng cao ngưỡng chấp nhận bằng cách thiết lập mối quan hệ với những người hơn hẳn mình, dù trong việc chơi thể thao, học tập, làm cha mẹ hoặc trong sự nghiệp. Những người hơn hẳn bạn là những người truyền cảm hứng giúp bạn tiến lên và khiến bạn không thể ngủ quên trong vòng nguyệt quế của ngày hôm qua.

6. Bạn phải đặt mình vào tình thế không thể rút lui nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó. Hãy làm cho cả bàn dân thiên hạ biết quyết tâm của mình và như thế bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc phải thành công.

7. Ngôn từ mà bạn dùng tác động đến suy nghĩ và xúc cảm của bạn. hãy luôn sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “phải”, “buộc phải”, “cần phải”…. để chúng giúp bạn luôn ở trong tâm thế đầy động lực và sáng tạo.

Chương 4: Chìa khóa sủa sức mạnh tuyệt đối.

1. Dám gánh vác trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh mang đến cho bạn sức mạnh để thay đổi nó.

2. Khi chúng ta tự biện hộ, đỗ lỗi cho người khác hoặc than phiền, chúng ta tước mất quyền tự kiểm soát của mình, và tự biến mình thành một nạn nhân.

3. Nhiều người thích trở thành “nạn nhân” vì đó là cách tốt nhất để né tránh rắc rối. Tuy nhiên, việc đó lại khiến họ phải trả giá đắt hơn về lâu dài.

4. Bạn cần phải dám gánh vác trách nhiệm về những kết quả bạn thu được qua hành động của mình, về cảm xúc của bạn và cách bạn giao tiếp với mọi người.

5. Ý nghĩa thông điệp của bạn chính là phản hồi bạn nhận được, bất kể thông điệp bạn muốn chuyển đi là gì. Liên tục thay đổi cách bạn giao tiếp cho đến khi bạn nhận được kết quả mong muốn.

6. Chúng ta thật sự giao tiếp thông qua ngôn từ (7%), giọng điệu (38%) và cử chỉ (55%).

7. Để cuộc sống thay đổi bạn cần phải thay đổi trước.

8. Dùng cụm từ “Tôi chọn” để nói chuyện với bản thân và mang lại sức mạnh cho mình để thay đổi.

Chương 5: Sức mạnh không tưởng của niềm tin.

1. Niềm tin là những gì thúc đẩy người bình thường đạt được những điều phi thường.

2. Đồng thời, niềm tin giới hạn là rào cản khiến đa số mọi người không đạt được những gì họ thật sự có thể, cho dù họ có tiềm năng đến mức nào.

3. Niềm tin của bạn quyết định những gì bạn mong muốn và có được từ bản thân.

4. Niềm tin của bạn ảnh hưởng đến co chế sinh học và sức khỏe của bạn.

5. Tâm trí con người không thể phân biệt giữa một sự việc có thật và một sự việc được tưởng tượng một cách sống động.

6. Bạn có thể đạt hiểu quả tối đa thông qua phương pháp hình dung sáng tạo.

7. Niềm tin không bao giờ đúng tuyệt đối. Niềm tin là những ý kiến và sự đúc kết mà bạn tạo ra về bản thân và thế giới xung quanh.

8. Bất cứ những gì bạn tưởng tượng sẽ trở thành sự thật đối với bạn.

9. Bạn phải chấp nhận những niềm tin tích cực và thay đổi những niềm tin giới hạn.

10. Niềm tin được hình thành đầu tiên từ một ý tưởng và được cũng cố bằng các bằng chứng.

11. Có 5 bước để thay đổi niềm tin
a. Tìm đủ lí do để thay đổi niềm tin.
b. Đánh gãy những bằng chứng cũng cố niềm tin.
c. Tạo ra một niềm tin tích cực mới.
d. Tìm những băng chứng mới để cũng cố niềm tin mới.
e. Nghĩ về tương lai và kết hợp tất cả các lợi ích của việc nuôi dưỡng niềm tin mới.

Chương 6: Bí quyết làm việc đạt hiệu quả tối đa

1. Trạng thái cảm xúc mà bạn phải trải nghiệm thúc đẩy cách cư xử và hành động của bạn. Hành động của bạn ảnh hưởng đến kết quả mà bạn đạt được.

2. Những người thành công có nhiều cảm xúc tích cực hơn cảm xúc tiêu cực.

3. Bạn tự tạo ra cảm xúc của minh thông qua trạng thái cơ thể và cảm xúc của bạn về mọi việc diễn ra xung quanh.

4. Mỗi chúng ta nhận thức về sự việc bên ngoài rất khác nhau. Bạn cần phải điều khiển những hình ảnh va âm thanh phát sinh trong tâm chi để quản lí trạng thái cảm xúc của mình một cách có ý thức.

5. Điều khiển dáng vẻ điệu bộ là phương pháp chính yếu trong việc quản lý cảm xúc của bạn.
6. Bạn có thể có được những cảm xúc tích cực bất cứ lúc nào bằng cách mô phỏng dáng vẻ điệu bộ của bạn trong quá khứ hay mô phỏng những người thành công trong lĩnh vực nào đó.

Chương 7: Điều khiển não bộ của bạn để đạt kết quả tối ưu.

1. Hình ảnh tái hiện trong tâm trí là cách bạn nhận thức về những gì xảy ra xung quanh. Đó chính là những suy nghĩ và cách nghĩ của bạn về “môi trường xung quanh”.

2. Bạn phải kiểm soát SUY NGHĨ của bạn bằng cách tập trung vào những hình ảnh và âm thanh khiến bạn hướng tới phương án giải quyết tích cực.

3. Bạn có thể điều khiển CÁCH THỨC suy nghĩ của bạn về một sự việc bằng cách sử dụng các giác quan nội tại.

4. Các giác quan nội tại giống như “bàn phím” của não bộ. Mỗi trạng thái cám xúc đều có các giác quan nội tại riêng biệt gắn liền với nó.

5. Bạn có thể sử dụng các giác quan nội tại để:
a. Tăng cường tác động của một sự việc tích cực.
b. Giảm thiểu tác động của một sự việc tiêu cực.
c. Thay đổi cảm nhân của bạn về một sự việc bằng cách “áp dụng công thức của cảm xúc”.

6. Kỹ Thuật Xuyên Tạc được dùng để trung hòa một sự việc tiêu cực
a. Nghĩ về một sự việc tồi tệ khiến bạn buồn phiền hoặc khó chịu.
b. Quay lại sự việc đó trong tâm trí như một bộ phim từ đầu đến cuối.
c. Quay lui rồi quay tới bộ phim đó với tốc độ nhanh gấp ba lần tốc độ bình thường. Bốp méo các giác quan nội tại để mọi thứ trở nên hài hước thậm trí nực cười.
d. Lặp lại quá trình này 5-8 lần.
e. Thử nghiệm. Nghĩ về sự việc đó lần nữa. Bạn cảm thấy thế nào.

7. Mô thức Vúc Nhanh được dùng để thay đổi thói quan xấu và hình thành thói quen tốt
a. Xác định thói quen xấu cần thay đổi.
b. Xác định YẾU TỐ THÚC ĐẨY dẫn đến thói quen xấu đó. Tạo ra HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY.
c. Xác định TRẠNG THÁI/HÀNH VI MONG MUỐN để thay đổi thói quen xấu. Tạo ra HÌNH ẢNH MONG MUỐN.
d. Đẩy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY ra xa và kéo HÌNH ẢNH MONG MUỐN lại gần với TỐC ĐỘ CAO và âm thanh “Whoosh”
e. Lập lại quá trình này 10-15 lần.
f. Thử nghiệm về cách tưởng tượng về tương lai.

Chương 8: Neo cảm xúc: cần điều khiển cảm xúc của bạn.

1. Khi bạn ở trong một trạng thái cảm xúc cao độ và có một tác nhân kích thích liên tục, liên kết thần kinh sẽ được hình thành giữa trạng thái cảm xúc và tác nhân kích thích đó, gọi là neo cảm xúc.

2. Có ba loại neo cảm xúc là neo hình ảnh, neo âm thanh và neo cảm nhận.

3. Bạn có thể cài đặt neo cảm xúc bằng cách:
a. Chuyển vào trạng thái cảm xúc cao độ.
b. Thực hiện neo cảm xúc ngay tại đỉnh điểm cảm xúc.
c. Lập lại hai bước trên vài lần một cách chính xác.
d. Thử nghiệm hiệu quả của neo cảm xúc.

4. Bốn yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của một neo cảm xúc
a. Cường độ cảm xúc.
b. Thời điểm thực hiện neo cảm xúc.
c. Sự lặp lại neo cảm xúc.
d. Tính độc nhất của neo cảm xúc.

5. Bạn có thể loại bỏ những neo cảm xúc tiêu cực hạn chế khả năng
a. Xác định cảm xúc tiêu cực mà bạn muốn loại bỏ.
b. Xác định những cảm xúc cần thiết.
c. Thể hiện những cảm xúc tích cực khác nhau và tạo neo cảm xúc cho chúng.
d. Thực hiện cả neo cảm xúc tích cực và neo cảm xúc tích cực cùng lúc cho tới lúc đạt tới đỉnh điểm rồi ngưng neo cảm xúc tiêu cực.
e. Tiếp tục duy trì cảm xúc neo cảm xúc 5 phút nữa rồi ngưng.
f. Thử nghiệm.

Chương 9: Tìm ý nghĩa tích cực của sự việc

“Sự khác nhau cơ bản giữa một dân thường với một chiến binh là ở chỗ, người chiến binh nhìn những việc xảy ra với mình như một thách thức trong khi kẻ thường dân thì coi đó là chuyện may hoặc rủi”

1. Mỗi sự việc chứa trong nó nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào cách nhìn của bạn.

2. Ý nghĩa mà bạn chọn gán cho một sự việc là ý nghĩa mà bạn tạo ra.

3. Định Luật Phân Cực: Bất cứ điều gì có vẻ tiêu cực ở cái nhìn ban đầu cũng có thể trở nên tích cực khi nhìn từ một góc độ hay bối cảnh khác.

4. Chuẩn hóa ý nghĩa là thay đổi một sự việc tiêu cực thành tích cực, bằng cách thay đổi cách bạn tiếp nhận nó.

5. Thục hiện chuyển hóa nội dung bằng cách trả lời câu hỏi, “Điều này còn ý nghĩa khác?”, “Sự việc này mang lại những lợi ích gì cho tôi?”.

6. Thực hiện chuyển hóa bối cảnh bằng cách trả lời câu hỏi: “Vào một thời điểm khác hoặc ở một nơi khác điều này có lợi ích gì?”

Chương 10: Các giá trị sống: Động lực phấn đấu của bạn

1. Những quyết định và hành động của bạn được thúc đẩy theo cách hướng về những cảm xúc tích cực và đồng thời tránh xa những cảm xúc tiêu cực.

2. Những cảm xúc tích cực mà bạn hướng tới được gọi là “giá trị kéo”. Những cảm xúc tiêu cực mà bạn tránh xa được gọi là “Giá trị đẩy”.

3. Con người xếp hạng các giá trị sống của mình khác nhau, do đó chúng ta có những quyết định khác nhau và hành động khác nhau.

4. Trong khi mục tiêu là hướng đi trong đời bạn, các giá trị sống giống như nguồn nhiên liệu cảm xúc thúc đẩy bạn tiến tới.

5. Khi bạn biết được các giá trị kéo và giá trị đẩy của một người nào đó, bạn có thể dự đón cách người đấy đưa ra quyết định trong cuộc sống.

6. Nếu bạn thay đổi thứ tự ưu tiên trong bảng giá trị sống của một người và/hoặc cách người đó định nghĩa các giá trị

Chương 11: Thiết kế vận mệnh

1. Bạn phải biết chính xách mình muốn gì. Chỉ có vậy bạn mới phát triển được những chiến lược cụ thể và tập trung mọi nổ lực để đạt mục tiêu đó.

2. Thành công ít khi do may mắn, phần nhiều nhờ dụng công thiết kế của mình.

3. Những điều sau cản trở nhiều người thiết kế vận mệnh của mình”
Niềm tin giới hạn.
Thật sự không biết rõ mình muốn gì
Sợ thất bại.
Ham thích một cuộc sống êm đềm
Cho rằng việc đặt mục tiêu không mang lại hiệu quả

4. Những yếu tố quan trọng của mục tiêu.
Cụ thể và đo lường được.
Đam mê và hứng thú.
Mục tiêu lớn mang lại ý tưởng và kết quả vượt trội.

5. Bạn phải thiết kế vận mệnh của mình trên những phương diện
Phát triển cá nhân.
Sự nghiệp và kinh doanh.
Tài chính và lối sống.
Gia đình và bạn bè.
Đóng góp cho xã hội

6. Quy trình bảy bước đạt mục tiêu:
Cụ thể, bạn muốn đạt được điều gì? Thời hạn bao lâu?
Bạn có thể mô phỏng những người thành công nào?
Bạn cần hành động như thế nào để đạt được mục tiêu? Thời hạn cho từng hành động? Hãy lên lịch cụ thể trong quyển sổ tay của bạn.
Bàn cần những điều gì? (nhân lực, tiền bạc, tiền năng, kĩ năng…?).
Ba hành động cụ thể trong vòng 36 giờ là gì?
Tại sao bạn phải đạt mục tiêu này?
Hãy hình dung về mục tiêu này mỗi giờ.