Sách luyện thi N2 là bài viết tổng hợp những sách tiếng Nhật hay giúp Bạn ôn luyện N2 hiệu quả dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Mình đã thi đậu N1 và cũng có kinh nghiệm tư vấn sách cho nhiều học sinh. Để đậu N2 bạn cần phải luyện tập nhiều giáo trình khác nhau, mỗi người có mỗi phương pháp và cách thức khác nhau khi học. Tuy nhiên để đậu kỳ thi Bạn cần phải nắm vững kiến thức và có kỹ năng mới có thể làm bài tốt.
Sách luyện thi N2 hay gồm những quyển nào?
Từ vựng
- Mimikara Oboeru
- Shinkanzen
- Tango N2
Trong 3 quyển này thì sách Mimikara Oboeru N2 từ vựng được nhiều trung tâm sử dụng nhất. Bộ sách này được chia thành nhiều cuốn sách với nhiều kỹ năng trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến cuốn Mimi kara oboeru chuyên về từ vựng. 1100 từ vựng trong sách được phân chia theo loại từ, bao gồm: danh từ, tính từ, trạng từ, phó từ giúp người học dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ từ một cách nhanh chóng. Điểm nổi bật của sách là có nhiều ví dụ, đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều bài tập. Học hết quyển này Bạn tự tin làm được 70% từ vưng đề thi N2
Quyển có thể kể đến nữa là Shinkanzen N2 từ vựng. Sách được viết theo chủ đề nên học cũng thú vị và dễ hiểu. Lượng bài tập trong sách cũng được xem là điểm cộng khá lớn
Sách Tango N2 bản màu A5 cũng là một lựa chọn cho Bạn khi học. Sách được viết theo chủ đề giúp Bạn học hiệu quả hơn. Điểm cộng của sách là in màu khổ A5, điều này giúp Bạn có hứng thú khi học và cầm đi dễ dàng. Ngoài ra sách còn có tấm thẻ màu đỏ giúp Bạn ôn tập cực kỳ hiệu quả.
Ngữ pháp:
- Shinkanzen
- Mimikara
- Soumatome
Nếu phải so sánh giữa 3 sách thì sách Shinkanzen có giải thích kĩ càng và nhiều ví dụ hơn hiện nay đã có bản dịch tiếng Việt. Số lượng ngữ pháp mà Shinkanzen đưa vào là khoảng 211, được chia làm 26 bài, mỗi bài có từ 4 đến 6 mẫu ngữ pháp (có liên quan về mặt ý nghĩa). Về phần bài tập, có thể nói là khá phong phú, thường là chọn dạng đúng của một mẫu ngữ pháp nhất định, rồi thì chọn mẫu ngữ pháp thích hợp. Đặc biệt có 2 phần cuối là bài tập áp dụng, có đầy đủ các dạng sẽ gặp trong đề thi. Có thể nói Shinkanzen là sự lựa chọn hàng đầu.
Nếu bạn muốn học theo một phong cách khác thì có thể lựa chọn Mimikara với lối viết đơn giản hơn. Và điểm cộng là có file nghe, giúp Bạn nghe lại sau mỗi bài học.
Nếu có thời gian nhiều hơn thì có thể tham khảo thêm sách Soumatome, tuy nhiên giải thích ngữ pháp trong sách này không cụ thể.
Đọc hiểu:
- Shinkanzen
- Doriru Doriru
- Supido Masuta
Shinkanzen Master N2 Dokkai là sách được nhiều học viên và nhiều trung tâm tiếng Nhật sử dụng. Phần đầu sách giúp học viên nắm vững các kỹ năng đọc hiểu như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối chiếu…Và một số từ là dấu hiệu giúp Bạn nhận ra đáp án. Phần sau là bài tập luyện kỹ năng từng phần. Về đánh giá độ khó, mình đánh giá sách này khó hơn đề thi.
Speed Master N2 Dokkai cũng là một cuốn rất tuyệt vời. Vì sao lại thế. Thứ nhất, đầu sách có phần hướng dẫn cách đọc khi làm bài, các chiến thuật khi đọc, như kiểu làm sao để đọc cho nhanh, làm sao đê phân biệt được thông tin nào cần, thông tin nào không cần… tất cả bằng tiếng Nhật nhé. Phần thứ hai là keyword, các từ thông dụng hay lặp lại nhiều lần, được chia theo các chủ điểm (ví dụ như liên quan đến chủ đề 会社 thì có những từ nào hay gặp).
Một cái hay nữa của sách đó là thời gian. Như các bạn đã biết thì thời gian rất quan trọng, nên căn thời lượng đọc cho mỗi phần thế nào, thì trong sách Speed Master đều có cả. Ví dụ phần đọc ngắn, mấy bài đầu quy định 4 phút, về sau rút ngắn dần thành 3 phút, bài đọc dài cũng thế, bài đầu 10 phút về sau còn 9 chẳng hạn.
Nếu muốn luyện tập thêm đọc hiểu và nghe hiểu thì sách Doriru Doriru cũng là một lựa chọn tốt giúp Bạn có thêm bài đọc và lối viết khác 2 sách còn lại.
Hán tự:
- Soumatome N2 Kanji
- Kanji masuta N2
- Shinkanzen N2 kanji
Trước khi học Kanji N2 Bạn nên học sách Soumatome vì đây là sách trình bày nhẹ nhàng dễ hiểu. Lượng Kanji trong sách tương đối, phân chia theo ngày giúp Bạn học dễ dàng mà không thấy phân vân rằng hôm nay Bạn sẽ học gì? Theo mình thì học xong quyển này kết hợp với Hán tự trong từ vựng sách Mimikara cũng tương đối đủ.
Nếu có thêm thời gian thì Bạn nên học thêm sách Kanji Masuta và sách Shinkanzen N2 để nắm chắc Kanji. Tuy nhiên phần Kanji trong sách Shinkanzen trình bày hơi khó học.
Nghe hiểu:
- Mainichi Kikitori plus
- Shinkanzen N2 nghe hiểu
- Mimkara Oboeru N2 nghe hiểu
Để lấy kiến thức nền tiếng Nhật luyện các kỹ năng nghe thì mình đề xuất quyển Mainichi Kikitori, ngày trước lúc mình học ở Nhật giáo viên đưa quyển này cho mình luyện. Tầm khoảng 3 tháng mình luyện hết một bộ 4 quyển, level nghe hiểu tiếng Nhật của mình đã tăng một cách không ngờ. Mình đã có thể nghe hiểu gần như hết những điều người Nhật nói trong việc làm thêm.
Đó là kỹ năng, còn luyện thi thì phải có tuyệt chiêu, những dấu hiệu chọn đáp án. Về những kỹ năng này thì sách Shinkanzen là một trong những sách có nhiều kỹ năng nhất. Sách sẽ hướng dẫn kỹ năng cho từng phần, một số từ khóa cần chú ý khi nghe hiểu.
Nếu có thời gian thêm thì học thêm Mimikara cho chắc ăn
Sau khi đã học đủ kỹ năng Bạn nên vào sách luyện đề mô phỏng sau đó luyện đề thi thật
Sách luyện thi N2 – Một số sách đề mô phỏng
Đề từ vựng và ngữ pháp: Chokuzen taisaku, Pawa Doriru, 20 ngày N2
Đề đầy đủ: zettai goukaku, goukaku dekiru
Sách đề thi các năm
Sau khi đã luyện xong một số sách đề thi mô phỏng bạn nên vào đề thi chính thức. Khi làm đề thi chính thức Bạn nên căn giờ chính xác giống đi thi thật và tính xem mình làm được bao nhiêu %. Theo kinh nghiệm của mình, làm đươc 70% là đi thi thật tự tin đậu.
Lộ trình học N2 dành cho một số Bạn đang học tiếng Nhật tham khảo – luyện thi N2
Từ vựng Mimikara 2 gồm 1160 chữ. Sách mimikara n2 trúng đến 90% đề JLPT. Đây là một cuốn học từ vựng cực kì đắt giá. Sách có những nội dung như sau
*từ vựng đi kèm Hán tự: đối với những bạn chắc Hán tự đến cả N1, việc học từ mới trong Mimi dễ như lòng bàn tay. Vì đa phần từ vựng N2 sẽ học âm kun. Việc nhớ được nghĩa Hán tự đã giúp các bạn đến 70% học từ mới, cách đọc. Hơn nữa, học được âm Hán tự cũng giúp các bạn “xơi luôn” toàn bộ điểm mondai 1 và mondai 2 của phần từ vựng.
*từ cùng loại: phần có chữ ” 類” chính là những từ có nghĩa giống hệt các từ ở trên, ngoài ra những từ trong phần ” 関” có rất nhiều trường hợp cũng có nghĩa tương đương. Mình đi học với sensei người Nhật, đa phần họ cho là giống, chỉ khác 1 chút thôi (khi nói chuyện), còn lúc đi ôn, các bạn cần tra và tìm hiểu kĩ , bởi vì đi thi có thể sẽ khác so với văn nói khi giao tiếp (có thể tra nghĩa Nhật Nhật trong từ điển mấy hôm nữa mình sẽ tổng hợp rồi up lên cho các bạn). Phần này sẽ phục vụ cho mondai chọn từ có nghĩa tương tự.
* từ hợp: phần có chữ “合”, đây là 1 phần rất quan trọng, phục vụ cho các bạn khi đi thi mondai điền từ vào chỗ trống
* các ví dụ được đưa ra: bên cạnh mục đích giải thích nghĩa của từ, phần ví dụ này còn giải thích nghĩa của từ trong từng văn cảnh với các ý nghĩa khác nhau. Đây là 1 phần cực kì quan trọng, nếu nắm được hết ý nghĩa của từ, mondai cuối của phần từ vựng chẳng hề “khoai” như mọi người vẫn nghĩ (phần này được tận 2 điểm/câu)
Các bạn chia ra 2 tháng có 60 ngày, tổng số từ phải học là 1160 N2 + 400 N1, vậy mỗi ngày học 30 từ. Duy trì đều đặn lịch học hàng ngày. Bên cạnh việc đọc sách, hãy bật file nghe (mp3) các từ mình đã học những lúc mình nấu cơm, đi xe bus, trước khi ngủ, bật trên lap để chế độ hẹn giờ tắt khi ngủ qua đêm, khi làm việc khác…Khi làm như vậy, hiệu quả đạt được rất cao khi mà mình có thể nhớ đến trên 70% những từ mình vừa học. Tránh tình trang, học đâu quên đấy. Các bài tập đều có đáp án giải cuối sách hết. Nếu không hiểu có thể hỏi bạn bè, senpai, hỏi mình, mình rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn
Shinkanzen ngữ pháp có 26 bài ngữ pháp tất cả. Mỗi bài có khoảng 5 đến 6 cấu trúc khác nhau theo chủ đề. Điểm hay của ngữ pháp chính là việc chia theo chủ đề và phân tích sự khác nhau rất chi tiết từng cấu trúc giúp cho các bạn không bị phân vân trong lúc làm đề vì có nhiều cấu trúc ý nghĩa tương đương nhau. Tuy nhiên, điểm trừ là sách chỉ có giải thích bằng tiếng Nhật
Cách học như sau:
– Mỗi buổi học 2 bài: học và làm bài tập luôn đằng sau của bài đó, sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức.
– Sau khi học xong 26 bài, lên youtube down clip về ngữ pháp của mimikara về nghe, vì shinkanzen không có file nghe. Việc nghe này sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn. Hơn nữa, mimikara cũng có mấy cấu trúc mà Shinkanzen không có. Điểm trừ ở đây là việc không sắp xếp theo hệ thống của shinkanzen.
– nếu có điều kiện xem lại 15′ toàn bộ các cấu trúc 1 lần/ngày: phần đầu của cuốn sách có tổng hợp tất cả các mẫu ngữ pháp. Các bạn viết nghĩa tiếng Việt ra hoặc viết ví dụ, lúc đọc lại chỉ cần xem phần đó là ok, không phải mất công giở lại cả quyển sách.
Shinkanzen choukai (nghe)
Đây là cuốn sách rất chi tiết hướng dẫn cách học nghe theo từng mondai và có bài tập mẫu, hướng dẫn giải cũng như mẫu câu phổ biến trong bài nghe của JLPT. Phần kính ngữ và khiêm nhường ngữ cũng được liệt kê 1 cách chi tiết trong phần này. Rất chi tiết và hiệu quả.
Cách học cụ thể như sau:
– Sẽ có từng mondai cụ thể: mỗi tuần học 1 mondai. Đọc chi tiết cách hướng dẫn làm bài, những ví dụ, làm các ví dụ trong sách. Sau đó làm toàn bộ phần mondai trong sách speed master nghe để luyện tập thêm.
– làm và đọc script thật kĩ, gần như là học thuộc lời luôn để lúc nghe lại, mình sẽ bắt được từ rất nhanh, quen với cách phát âm từ đó, ngữ điệu của câu và cách nói của người Nhật.
– cố gắng nghe lại những phần mình đã làm vào buổi tối hôm mình học luôn
Shinkanzen dokkai: Đây là cuốn sách rất chi tiết hướng dẫn cách học đọc theo từng mondai và có bài tập mẫu, hướng dẫn giải cũng như mẫu câu phổ biến trong bài đọc của JLPT.
Cách học cụ thể như sau:
– Sẽ có từng mondai cụ thể: mỗi tuần học 1 mondai. Đọc chi tiết cách hướng dẫn làm bài, những ví dụ, làm các ví dụ trong sách. Sau đó làm toàn bộ phần mondai trong sách speed master đọc để luyện tập thêm.
– làm và đọc giải chi tiết thật kĩ. sách có hướng dẫn cách làm, các chọn đáp án đúng và những dạng bài sẽ thi.
– cố gắng nghe lại những phần mình đã làm vào buổi tối hôm mình học luôn.
Đọc N2 rất khó và dài, đặc biệt với những bạn chưa quen đọc hoặc hán tự không nhiều. Nên đặt thời gian làm bài đọc cho mình vì lúc thi sẽ phải thi gộp với từ vựng ngữ pháp. Cụ thể ngày xưa mình có đặt như sau:
– đoản văn: 5 câu trong 12 phút (3’/câu).
– trung văn 1 bài 7 phút, 3 bài là 20′ (lúc đi thi có 3 bài trung văn)
– trường văn: 10′
– so sánh: 10′
– tìm kiếm thông tin: 10′