Home / Kinh Tế Vi Mô / Trắc nghiệm môn Kinh tế Vi mô – Chương 6 (Có đáp án)

Trắc nghiệm môn Kinh tế Vi mô – Chương 6 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế Vi mô – Chương 6

Câu 1: Lập luận nào sau đây không ủng hộ cạnh tranh hoàn hảo?

A. Trong các ngành được đặc trưng bởi tính kinh tế của quy mô thì việc tập trung hóa sẽ làm cho giá thấp hơn
B. Độc quyền có thể thực hiện những nghiên cứu và phát triển đòi hỏi nhiều kinh phí hơn
C. Chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm giảm dần trong một chuỗi sản phẩm tiềm tàng
-D. Hãng cạnh tranh không hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận bằng việc sản xuất sản phẩm ở MC bằng MR

Câu 2: Lập luận nào sau đây ủng hộ cạnh tranh?

A. Cạnh tranh tạo ra số hãng sản xuất hiệu quả
B. Cạnh tranh luôn luôn làm cho giá sản phẩm thấp hơn
C. Cạnh tranh làm cho giá sản phẩm phản ánh sát hơn với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa
D. Cạnh tranh hoàn hảo là cho P bằng MC

Câu 3: Ngành độc quyền tự nhiên đặt P bằng AC?

A. Làm cho ngành thu được quá nhiều lợi nhuận
B. Loại trừ lợi nhuận độc quyền và điều xã hội không muốn về độc quyền
C. Có thể vẫn không đạt được P bằng MC
D. Là những giới hạn hợp lý đối với tự do

Câu 4: Một hãng bán cùng một loại sản phẩm cho hai nhóm khách hàng: A và B. Hãng cho rằng việc phân biệt giá cấp ba là khả thi và muốn đặt các mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Biểu thức nào sau đây mô tả sát nhất chiến lược giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận?

A. PA bằng PB bằng MC
B. MRA bằng MRB
C. MRA bằng MRB bằng MC
D. MRA – MRB bằng 1 – MC

Câu 5: Trường hợp nào trong các trường hợp sau là hàng rào gia nhập ủng hộ cạnh tranh không hoàn hảo?

A. Đặt giá thấp hơn giá gia nhập
B. Bảo hộ ngành trong nước khỏi sự cạnh tranh thế giới bằng thuế quan
C. Khác biệt hóa sản phẩm
D. Sản lượng tăng thì chi phí sản xuất giảm

Câu 6: Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là đúng?

A. Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
B. Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng
C. Nhà độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào đường cầu của nhà độc quyền
D. Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay đổi đáng kể theo thời gian

Câu 7: Mọi điểm nằm bên phải của đường ngân sách là:

A. Không mong đợi.
B. Không thể đạt được với thu nhập hiện có.
C. Giảm lợi ích đối với các điểm nằm trong đường ngân sách.
D. Không hiệu quả với thu nhập hiện có.

Câu 8: Theo kinh tế học vi mô, mục tiêu của công ty là:

A. Tối thiểu hoá chi phí
B. Tối đa hoá lợi nhuận kinh tế
C. Tối đa hoá doanh thu
D. Tối đa hoá hiệu quả

Câu 9: Hàm sản xuất:

A. Là mối quan hệ giữa khối lượng của đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và khối lượng hàng hoá được sản xuất ra
B. Chính là quy luật về tỷ lệ biến đổi
C. Là mối quan hệ giữa các đầu vào và chi phí của đầu vào
D. Là mối quan hệ xã hội giữa xã hội và môi trường mà quá trình sản xuất gây tác động đến

Câu 10: Đường chi phí biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm có

A. Chi phí biên max
B. Chi phí bình quân min
C. Chi phí biên min
D. Chi phí bình quân tiếp tục tăng

Câu 11: Các đường bàng quan cắt nhau khi:

A. Tổng mức thoả mãn của 2 kết hợp là bằng nhau
B. Tỷ suất thay thế biên của 2 đường cong bàng quan là bằng nhau
C. Không đúng vì các đường cong bàng quan của người tiêu dùng cá nhân không bao giờ cắt nhau
D. Người tiêu dùng được thoả mãn bởi một hàng hoá cụ thể

Câu 12: Độc quyền đi trệch khỏi P bằng MC có nghĩa là?

A. Không ai có thể được lợi mà không có người nào đó khác bị thiệt
B. Hàng hóa được sản xuất ra một cách hiệu quả
C. Xã hội có khả năng nhiều hơn để đạt được tối ưu phúc lợi của mình
D. Có thể làm cho một người nào đó được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt