Bách Khoa Thai Giáo Tập 2: Phát Triển Toàn Diện Trong Năm Đầu Đời
Tác giả: Vương Kỳ
Trích
Với những người lần đầu làm cha mẹ, lần đầu phải đối mặt với những công việc hoàn toàn mới mẻ, họ hết sức lúng túng trước các vấn đề như: em bé có những đặc điểm phát triển sinh lý nào; chăm sóc và cho em bé ăn ra sao; thực hiện giáo dục sớm với em bé như thế nào; mỗi tháng em bé có những thay đổi và phát triển sinh lý nào; đặc điểm dinh dưỡng của em bé; hướng dẫn em bé ăn và khai mở trí não của em bé như thế nào; làm thế nào để tạo cho em bé những thói quen tốt… Cuốn sách Bách khoa thai giáo trình bày những hướng dẫn khoa khọc cho các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình thành tài, giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh để bước những bước đầu tiên vào cuộc đời tươi đẹp.
Bách khoa thai giáo được biên soạn dựa trên quan điểm ưu sinh, giáo dục tốt; với tôn chỉ an toàn, khỏe mạnh, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và toàn diện về tâm sinh lý của trẻ. Cuốn sách là một bộ tài liệu y học khá toàn diện, và đã nhận được những đánh giá cao từ giới chuyên gia và sự quan tâm của bạn đọc.
Đặc điểm lớn đầu tiên của Bách khoa thai giáo là uy tín của các tác giả. Cuốn sách do các chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em biên soạn. Đặc điểm lớn thứ hai là cuốn sách cung cấp hệ thống toàn diện, nội dung phong phú và bao quát mọi phương diện từ bảo vệ sức khỏe thai phụ, chăm sóc sản phụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh, đến bảo đảm sức khỏe an toàn của mẹ và em bé trong quá trình mang thai và sau sinh, chế độ dinh dưỡng được trình bày hết sức chi tiết, cụ thể. Đặc điểm lớn thứ ba là tính khoa học và mới mẻ: cuốn sách là tài liệu phổ cập khoa học về chăm sóc trẻ em và bà mẹ khi mang thai và sau sinh, tập hợp thành quả cùng tinh hoa nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong những năm trở lại đây.
Đây là một bộ sách công cụ có tính ứng dụng, tính tri thức, tính tra cứu và tính hướng dẫn cao. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuận tiện cho những bậc cha mẹ trẻ và những người làm công tác chăm sóc trẻ em tra cứu. Một đặc điểm khác của cuốn sách là sự dễ hiểu trong cách diễn đạt, biến những kiến thức chuyên môn khó hiểu thành tri thức thông thường hữu ích cho mọi người. Tin rằng đa phần quý vị độc giả có được nhiều trợ giúp và gợi ý thực tế từ cuốn sách này, nó sẽ trở thành người bạn, người thầy trung thực trong cuộc sống của mỗi gia đình.
HƯƠNG 1: CHĂM SÓC SẢN PHỤ
PHẦN MỘT: PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC SAU SINH
I. Triệu chứng sinh nở
Khi đến gần ngày sinh, bạn phải luôn chú ý các phản ứng về mặt sinh lý, chuẩn bị đón em bé chào đời!
Bạn luôn chú ý đến các triệu chứng báo trước sinh. Khi gần đến thời gian dự định sinh, bác sĩ sẽ quan sát mức độ mở rộng của đầu tử cung, cũng như vị trí của thai nhi để phán đoán khoảng bao lâu nữa bạn sẽ sinh. Nhưng chẳng ai có thể biết một cách chính xác thời điểm sinh. Vậy các sản phụ phải làm thế nào mới có thể biết được mình đã cần phải đi bệnh viện hay chưa?
1. Triệu chứng trước khi sinh
Khi gần đến ngày sinh, đa số các sản phụ sẽ có các triệu chứng dưới đây:
– Đáy tử cung hạ thấp. Thai nhi bắt đầu thấp xuống. Vì thế, thai phụ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi hít thở, dạ dày không còn bị chèn ép nữa, cảm giác rất thoải mái, nhu cầu ăn uống cũng tăng lên.
– Phần bụng giãn nở. Còn gọi là cơn đau trước, đó là vì tử cung mẫn cảm, chỉ cần hơi chịu kích động là dễ dàng tạo thành co bóp. Có khi còn có cảm giác đau đớn và là những cơn đau không theo quy tắc nào cả, thậm chí cảm thấy đau vùng eo lưng.
– Thường xuyên tiểu tiện. Đó là do phần đầu của thai nhi hạ thấp xuống chèn vào bàng quang gây nên. Đặc biệt là vào ban đêm, thai phụ phải dậy năm ba lần để đi tiểu, điều này chứng tỏ ngày sinh đã đến rất gần.
– Thai cựa giảm dần. Đó là vì phần đầu thai nhi hạ thấp xuống đến khoang xương chậu nên thai khó cựa quậy.
– Đùi sưng phồng. Đùi hoặc chỗ gần bàng quang có cảm giác sưng phồng, thậm chí còn đau đến mức đi lại rất khó khăn.
– Dịch âm đạo tiết ra tăng nhiều. Chủ yếu là chất tiết ra ở phần cổ tử cung tăng lên, hơn nữa lại có trạng thái sệt dính, tác dụng của nó là làm trơn đường sản, để khi sinh, thai nhi dễ dàng đi qua.
– Không tăng cân. Trước kia vốn tăng cân liên tục nay không còn tăng nữa, thậm chí có khi còn giảm đi.
Gợi ý:
Bất kỳ thai phụ nào khi thấy xuất hiện các triệu chứng như trên đều cần phải ý thức được rằng em bé sắp chào đời, phải làm tốt công tác chuẩn bị ở tất cả các phương diện. Trước tiên cần bảo đảm ngủ đầy đủ và ăn uống nhiều, để có đủ sức khỏe phối hợp với các bác sĩ sản khoa sao cho mẹ tròn con vuông. Trong ăn uống, cần ăn các thực phẩm có độ đạm cao và lượng calo cao, phải chú ý ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, mì trứng gà, canh xương, cháo, v.v…
(Nếu có điều kiện quý độc giả nên mua bản gốc tại các cửa hàng sách trên toàn quốc để ủng hộ tác giả.)
Download ebook: PDF