Home / Sống / Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford

Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford

Steve Jobs tức Steven Paul “Steve” Jobs (24/2/1955 – 5/10/2011) là doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ nổi tiếng. Ông cũng là đồng sáng lập viên, chủ tịch, cựu CEO điều hành công ty Apple, là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ngành công nghiệp vi tính.

Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford (2005) là một trong những bài phát biểu truyền cảm hứng nhất mọi thời đại. Ông đúc kết ra 03 bài học quan trọng nhất dành cho sinh viên, học sinh và tất cả mọi người chưa tìm được kim chỉ nam cho cuộc sống.

Thật là vinh dự to lớn của tôi hôm nay, được có mặt cùng các bạn tại lễ tốt nghiệp trang trọng của một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Như các bạn đã biết, đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp được tham gia một lễ tốt nghiệp đại học. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn 03 câu chuyện, không quá nhiều, chỉ 03 thông điệp:

Câu chuyện đầu tiên là về kết nối những sự kiện trong đời.

Tôi đã nghỉ học tại đại học Reed sau 6 tháng nhập học nhưng vẫn lưu lại trường tiếp tục 18 tháng tiêp theo trước khi tôi thực sự rời trường. Vậy, tại sao tôi quyết định dừng việc học lại ?

Mọi việc bắt đầu trước khi tôi được sinh ra đời. Mẹ ruột của tôi là một cô gái trẻ, chưa tốt nghiệp đại học và chưa kết hôn, và bà ấy dã quyết định sẽ cho tôi sau khi sinh. Bà rất tin tưởng rằng tôi nên được nuôi nấng bởi một gia đình học thức để phát triển tương lai. Do đó, bà đã sắp xếp và tìm kiếm để tôi được nhận nuôi bởi một cặp vợ chồng luật sư. Mọi việc thay đổi nhanh chóng sau đó, khi ông bà luật sư lại quyết định ở phút cuối, rằng họ muốn nhận nuôi một cô con gái hơn.

Cha mẹ nuôi của tôi, lúc đó vô cùng bất ngờ nhận được một cuộc gọi lúc nửa đêm: ” Chúng tôi có một bé trai mới chào đời, ông bà có muốn nhận nuôi nó không?” Cha mẹ tôi vui mừng: “Đương nhiên!”. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi từ chối việc nhận nuôi này bởi bà biết rằng, ba nuôi tôi chưa tốt nghiệp cấp 3 và mẹ nuôi tôi cũng chưa từng tốt nghiệp đại học. Cha mẹ tôi phải cam kết rằng, tôi sẽ được vào đại học thì mẹ ruột tôi mới đồng ý trao con.

Và 17 năm sau, tôi đã được vào đại học. Và tôi cũng được đậu vào một trong những trường với mức học phí cao như đại học Stanford. Số tiền tiết kiệm cả đời của cặp vợ chồng công nhân lao động như bố mẹ tôi được đổ dồn vào trang trải học phí đại học. Sau 6 tháng, tôi không cảm thấy điều gì thú vị ở trường học mới này.

Tôi không có ý niệm sẽ làm gì với đời mình, và càng không tin rằng, trường đại học sẽ có thể giúp tôi tìm ra điều đó. Tôi đang dần tiêu hết số tiền tiết kiệm ít ỏi của bố mẹ mình, nên tôi quyết định nghỉ học và tin rằng: Rồi mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi. Tại thời điểm đó và với độ tuổi còn nhỏ của tôi, đó thật sự là một quyết định đầy rủi ro, nhưng sau này nhìn lại, đó thực sự là một trong những quyết định đúng đắn nhất cả đời của tôi. Từ thời khắc tôi quyết định nghỉ học, tôi không phải buộc tham gia những lớp học yêu cầu nữa và bắt đầu được lựa chọn học những gì mình thích.

Tôi đã thực sự đối mặt nhiều khó khăn. Tôi không có phòng để ở, nên tôi phải ngủ nhờ trên sàn tại nhà bạn mình, tôi đổi từng lon rỗng Coke để lấy 5 cent mua thức ăn và tôi đi bộ 7 miles băng qua thị trấn mỗi tối chủ nhật để có một bữa ăn miễn phí tại đền Hare Krishna. Tôi thích chúng. Và chính những trải nghiệm theo đuổi sự hiếu kì và bản năng đã trở thành những kiến thức vô giá với tôi đên tận sau này. Để tôi cho bạn một ví dụ:

Đại học Reed vào lúc đó giảng dạy lớp học thư pháp hàng đầu cả nước. Trong khuôn viên trường, những poster, bức vẽ, nhãn hiệu đều được trang trí bằng chữ thư pháp tuyệt đẹp. Vì tôi đã nghỉ học và không phải tham gia những lớp học bắt buộc, tôi đăng kí học ngay một khóa thư pháp tại trường. Tôi được học về chữ không chân (serif), các font chữ có nét phụ cuối nét chính (serif typerface), làm sao để thay dổi những khoảng trống giữa các tổ hộp chữ khác nhau, làm sao để tạo nên những font chữ còn đẹp hơn nữa. Với tôi, những kiến thứ này thật đẹp đẽ, lịch sử, mang đầy tính nghệ thuật theo một cách mà khoa học không thể lí giải được. Và tôi thật sự mê mẩn nó.

Tuy nhiên, vào lúc đó, tôi chỉ biết mình yêu thích nhưng hoàn toàn không nghĩ đến việc, sẽ học những điều này để giúp ích gì cho tương lai. Nhưng đúng 10 năm sau, khi chúng tôi đang thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên, tất cả đã trở nên hữu ích vô cùng. Và chúng tôi đã vận dụng tất cả vào chiếc Mac. Đó là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới với bộ đồ họa kí tự cực kì đẹp.

Quay ngược thời gian, nếu tôi chưa từng dừng những lớp học không phù hợp tại trường đại học, tôi sẽ không thể tham gia những khóa học về thư pháp và chắc chắn, máy tính cá nhân sẽ không bao giờ có được những kí tự đep đẽ và đầy nghệ thuật đó. Dĩ nhiên, bạn không thể nào mường tượng ra những sự kiện trong đời lại trở nên trùng hợp như vậy khi nghĩ về tương lai, nhưng 10 năm sau nhìn lại, bạn sẽ thấy tất cả như một sự an bài định đoạt trước.

Một lần nữa, bạn không thể kết nối sự kiện khi nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể thấy sự liên kết sau khi mọi chuyện đều đã qua đi. Vì vâỵ, bạn phải thật sự tin tưởng rằng : Những sự kiện, cơ hội sẽ theo một cách thần kì nào đó, bổ trợ và giúp ích cho nhau trong những ngày sau. Bạn phải tin vào cuộc sống và cuộc đời : định mệnh, duyên số, cuộc sống…. bất cứ điều gì mà trái tim bạn tin tưởng. Và cuộc sống sẽ không bỏ rơi kẻ đã luôn sống trọn vẹn với chính mình. Niềm tin này chưa bao giờ khiến tôi phải thất vọng và đó chính là bí mật để làm nhên mọi sự khác biệt trong cuộc đời của tôi.

Câu chuyện số 2: đó là về Tình yêu và Mất mát

Tôi là người may mắn, tôi tìm ra những điều mình yêu thích rất sớm trong cuộc sống. Woz và tôi đã khởi nghiệp Apple từ garage của bố mẹ tôi khi tôi mới 20. Chúng tôi đã làm việc đầy nỗ lực và vất vả, và 10 năm sau, Apple đã phát triển từ hai chúng tôi, trở thành công ty trị giá 2 tỉ đôla với hơn 4000 nhân viên. Chúng tôi vừa ra mắt sản phẩm hoàn thiện đầu tiên – chiếc Macintosh – một năm trước đó và tôi chỉ vừa bước sang tuổi 30. Và tôi bị sa thải. Làm sao bạn có thể bị sa thải bởi một công ty do chính bản khởi tạo ra ? Vâng, khi Apple đạt mức phát triển mạnh mẽ, chúng tôi đã thuê một giám đốc mà tôi hết sức tin tưởng về tài năng của anh ấy, để vận hành công ty với tôi. Trong năm đầu tiên chúng tôi hợp tác, mọi việc đều suôn sẻ.

Nhưng sau đó, tầm nhìn của chúng tôi không trùng nhau, và cuối cùng, việc kinh doanh của chúng tôi tuột dốc. Khi đó, Hội đồng quản trị đã ủng hộ anh ta. Vậy là đúng vào năm 30 tuổi, tôi đã bị loại. Và bị sa thải một cách công khai. Những điều tưởng như là nguồn sống, là sự đầu tư trọn đời của tôi bỗng chốc không còn thuộc về tôi, và nó còn đang ngày càng bị hủy hoại.

Tôi thực sự không biết làm gì trong những tháng sau đó. Sự xấu hổ trong tôi bắt nguồn từ suy nghĩ, tôi đã làm bẽ mặt những thế hệ start-up đi trước. Tôi gặp gỡ David Packard và Bob Noyce và cố gắng xin lỗi một cách thảm thương nhất. Tôi là một kẻ thất bại thảm hại và lúc đó, tôi còn nghĩ đến cách rời khỏi thung lũng, rời xa tất cả. Nhưng một điều gì đó vẫn văng vẳng trong tôi: Tôi vẫn yêu những điều mình đã làm. Biến cố ở Apple chẳng thể làm thay đổi điều đó. Tôi đã bị từ chối, nhưng trong tôi vẫn đầy đam mê. Và tôi quyết định sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Vào lúc đó, tôi không hề biết rằng chính thất bại tại Apple lúc đó đã trở thành một sự kiện đổi đời tuyệt vời nhất đã xảy ra với đời tôi. Trút bỏ được gánh nặng của thành công, tôi được sống lại với sự tự do của kẻ khởi nghiệp tay trắng, vẫn còn mơ hồ về con đường phía trước. Chính sự thất bại đó đã khiến bản thân tôi tự do bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo thần kì nhất của cuộc đời tôi.

Trong 5 năm tiếp theo đó, tôi đã bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác là Pixar và bắt đầu tình yêu với một người phụ nữ tuyệt vời, đó chính là vợ tôi. Pixar là nhà sản xuất của bộ phim đầu tiên trên thế giới được đồ họa máy tính Câu chuyện đồ chơi, và đên bây giờ, vẫn là hãng studio hoạt hình thành công nhất thế giới. Trong một sự kiện đáng nhớ sau đó, Apple mua lại NeXT, tôi trở lại Apple và chính công nghệ tôi phát triển ở NeXT trở thành công cụ hạt nhân quan trọng nhất của cuộc phục hưng Apple. Laurence và tôi đã cùng nhau bắt đầu một hôn nhân tuyệt đẹp nhất.

Tôi khá chắc rằng tất cả những hạnh phúc đó sẽ không thể nào xảy ra nếu tôi không bị sa thải từ Apple. Đương nhiên, uống thuốc luôn khiến bạn khó chịu, nhưng bạn có bênh, bạn cần thuốc để khỏe lại và sống tiếp. Đôi khi, cuộc sống sẽ phang một cục gạch vào đầu bạn, đừng mất hi vọng. Tôi sẽ nói bạn rằng, điều duy nhất khiến tôi vẫn dám đi tiếp, đó là tôi yêu những gì tôi làm. Bạn phải tìm ra điều mình yêu thích. Dù trong công việc hay trong tình yêu. Sự nghiệp sẽ chiếm đến 1/3 quãng đời của bạn, và cách duy nhất để cống hiến trọn vẹn đó là hãy làm những điều mà bạn tin là tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm điều tuyệt vời, đó là yêu những gì bạn làm, cống hiến cho nó.

Nếu bạn chưa tìm ra, hãy đừng ngừng lại. Đừng áp đặt bởi lí trí rằng bạn thích gì thì tốt. Trái tim có ngôn ngữ của riêng nó, trái tim sẽ không để bạn yên khi bạn tìm ra điều mình yêu thích. Giống như một mối quan hệ tốt, rồi mọi việc sẽ ngày càng ổn dần và ổn dần khi thời gian qua đi. Do vậy, bạn hãy kiên trì tìm kiếm, đừng áp đặt.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết

Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc một câu nói rằng: “Nếu bạn sống mỗi ngày hôm nay giống như ngày cuối cùng của đời bạn, rồi đến một lúc nào đó, bạn sẽ đến được ngày đó“. Tôi đã vô cùng ấn tượng, và từ đó về sau, suốt 33 năm, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng, hỏi bản thân: “Nếu hôm nay đúng là ngày cuối cùng của đời mình, mình sẽ vẫn muốn tiếp tục làm những việc của ngày hôm nay chứ?” Và nếu như câu trả lời là Không trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biế đã đến lúc, cần thay đổi điều gì đó.

Khoảng 1 năm trước đây, tôi bị phát hiện mắc ung thư. Tôi đã đi chụp cắt lớp vào 7:30 sáng hôm đó, và họ đã phát hiện ra một khối u trong tuyến tụy của tôi. Tôi cũng không rõ tuyên tụy là gì. Bác sĩ bảo tôi rằng, trường hợp này hầu như chắc chắn là một loại ung thư không thể chữa trị, và tôi nên chuẩn bị tinh thần để sống thêm chỉ từ 3 đến 6 tháng. Bác sĩ khuyên tôi nên về nhà và chuẩn bị hậu sự. tức sẵn sàng chờ chết. Điều đó đồng nghĩa rằng bạn phải kể với con bạn tất cả mọi việc mà bạn tưởng rằng, có thể từ từ dạy dỗ chúng trong 10 năm tới, giờ chỉ còn 3 tháng. Có nghĩa rằng mọi việc nên được lo liệu trước để khỏi gây nên cú sốc cho gia đình và bạn bè. Điều đó có nghĩa rằng, hãy sẵn sàng để nói lời Tạm biệt.

Tôi đã sống với chuẩn đoán đó cả ngày dài. Tuy nhiên, chiều tối muộn hôm đó, tôi có một xét nghiệm, khi họ đẩy một ống nghiệm qua vòm họng, xuyên qua dạ dày và chạm đến ruột, họ chích vào tụy của tôi và lấy ra một vài mẫu tế bào ung thư. Tôi bị bất tỉnh, nhưng vợ tôi, vẫn luôn ngồi đó, kể lại với tôi rằng: khi bác sĩ soi những tế bào ung thư, bác sĩ đã bật khóc. Vì hóa ra, đó lại là dạng ung thư cực kì hiếm mà có thể chữa trị được bằng phẫu thuật. Tôi đã phẫu thuật và ơn trời, bây giờ, tôi vẫn còn sống.

Đây là lần gần nhất tôi phải đối mặt với cái chết, và tôi mong cũng sẽ là lần gần nhất trong những thập niên tới nữa. Trải qua những giây phút ấy, tôi có thể nói với bạn một cách khẳng định mạnh mẽ hơn rằng cái chết là một đích đến hữu hạn và thông tuệ nhất của loài người:

Không ai muốn chết cả. Ngay cả những người nguyện lòng lên thiên đàng cũng không muốn chết để đến đó. Và nếu cái chết là đích đến chúng ta đều cùng nhau chia sẻ, không một ai thoát được. Và quả như ý nghĩa của nó, cái chết quả là sự phát minh tuyệt vời nhất của thượng đế. Đó là thời khắc chuyển giao. Nó xóa bỏ thế hệ cũ để nhường đường cho thế hệ mới. Hôm nay, các bạn là thế hệ trẻ, nhưng một ngày nào đó, không quá lâu từ hôm nay, các bạn sẽ trở thành thế hệ cũ hơn, và phải ra đi. Xin lỗi vì đã quá thẳng thắn, nhưng đó là sự thật.

Thời gian của bạn là hữu hạn, vì vậy, đừng lãng phí nó sống cuộc đời một người khác. Đừng bị xiềng xích bởi những suy nghĩ cổ xúy – là sản phẩm của suy nghĩ những người khác. Đừng để những giọng nói bên ngoài lấn át giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng hơn cả, đó là hãy dũng cảm theo đuổi con tim và bản năng. Chúng, theo một cách thần kì, biết chính xác bạn muốn trở thành ai, điều gì. Tất cả mọi thứ khác không cần quá quan trọng.

“Đừng phí hoài bằng cách sống cuộc đời của người khác” tức là đừng mãi sao chép, bắt chước người khác nữa. Đã bao giờ trong một phút tĩnh lặng, ta suy nghĩ rằng vì sao mình lại được sinh ra, mình làm thứ này để làm gì, ý nghĩa của cuộc đời mình là gì? Mỗi người lại có một giấc mơ, một hi vọng khác nhau, ai ai cũng là một bông tuyết đặc biệt, không có bông tuyết nào giống bông tuyết nào.

Có nhà văn từng nói rằng, con người ta sinh ra đều có một vai trò riêng của mình, có người sẽ in dấu chân trên con đường danh vọng, có người chỉ là hạt cát nhỏ bé giữa biển sâu. Dù vậy, mỗi con người lại là từng nét bút của lịch sử, ghi dấu ấn của mình bằng một cách riêng. Vì thế, tại sao ta phải sống cuộc đời của người khác? Cứ phải lấy hình bóng họ làm khuôn mẫu, cứ phải sao y bản chánh những gì họ làm? Ta có thể học hỏi điều hay, ý đẹp từ họ, nhưng sau đó hãy áp dụng theo cách của riêng mình.

Khi tôi còn trẻ, có một ấn bản rất thú vị mang tên The Whole Earth Catalog, là một trong những ấn bản tên tuổi nhất thời đại của tôi. Nó được tạo ra bởi Stewart Brand không quá xa đây, ở Menlo Park và anh đã mang chúng đến cuộc sống bằng nguồn cảm hứng thơ bất tận. Vào cuối những năm 1960s, trước khi máy tính cá nhân hay máy tính bàn nở rộ, tờ báo được hình thành bằng máy đánh chữ, những chiếc kéo và máy ảnh cổ Polaroid. Nó giống như một phiên bản của Google trên báo giấy, 35 năm trước khi Google ra đời. Nhưng nó thật lí tưởng và tràn đầy cảm hứng.

Steward và nhóm của anh ấy đã ra đời một vài số của ấn bản The Whole Earth Catalog và rồi cũng đến con số cuối cùng, như phải thế. Khi đó, là giữa thế kỉ 18, và tôi ở tuổi các bạn, Ở mặt sau của tấm bìa trên ấn bản cuối cùng là một tấm ảnh một buối sáng sớm tại đồng quê, mang một cảm giác khiến bạn như đứng trước một con đường đang rộng mở, đầy mới lạ nhưng cũng đầy mạo hiểm. Bên dưới đó là dòng chữ “Stay hungry, Stay foolish” (Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ). Đó là thông điệp chào tạm biệt khi họ từ giã. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ. Và tôi luôn tâm niệm điều đó cho mình trong suốt cuộc đời. Ngày hôm nay, khi các bạn tốt nghiệp, kết thúc một giai đoạn và bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống, tôi mong nó cho các bạn.

“Đừng sống một cuộc sống không có mục đích, không có ước mơ, không thể hiện được tình yêu của bản thân, mãi mãi rụt rè và yếu đuối không thể có được tình yêu. Sống một đời trọn vẹn, yêu thương bản thân mình, đừng mù quáng mà sa chân sống theo yêu cầu, giấc mơ của người khác. Khi làm được điều đó, bạn sẽ nhận ra thứ mình muốn nhất là gì, và tất thảy những gì người đời bàn tán hay những thứ vô bổ khác chỉ còn là thứ yếu, không quan trọng.”

Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.

Cảm ơn tất cả các bạn.
Steve Jobs