Cải cách giáo dục Nhật Bản
Tác giả: Ozaki Mugen
Nhật Bản được biết đến như một quốc gia với sự phát triển thần kỳ về cả văn hóa lẫn kinh tế. Vậy điều gì đã làm sự phát triển vượt bậc của họ? cuốn sách “Cải cách giáo dục Nhật Bản” của tác giả Ozaki Mugen cho biết vai trò quan trọng của cải cách giáo dục với đời sống chính trị, xã hội Nhật Bản hiện đại.
Cuốn sách chỉ ra giáo dục hiện đại của Nhật là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia, và thông qua giáo dục mà xã hội được tái sản xuất; trong đó trẻ em được đảm bảo về nhân quyền về sinh tồn. Tác giả chứng minh nhận định đó bằng tám chương sách, mỗi chương là một giai đoạn, thời kỳ cải cách trong lịch sử Nhật. Cả một tiến trình từ khi giáo dục hiện đại xuất hiện được khắc họa, từ chế độ thiên hoàng, thời Taisho, những nốt trầm như ở chương VII “Xã hội bằng cấp và giáo dục chạy theo điểm số”, tới ngày nay là “Thời đại cải cách giáo dục”.
Khi nhìn vào lịch sử giáo dục hiện đại của Nhật Bản bao gồm cả giáo dục quốc gia chủ nghĩa trước chiến tranh và giáo dục quốc dân dựa trên nền dân chủ sau chiến tranh, có thể thấy đó là lịch sử của các cuộc cải cách giáo dục của quốc gia (quốc dân). Và các cuộc cải cách đó trong phần lớn các trường hợp là mang tính chính trị và được tổng quát hóa như một cuộc cải cách chính trị. Có một thực tế là vai trò của giáo dục Nhật Bản hiện đại luôn đi kèm với chính trị và chìa khóa giải quyết các vấn đề chính trị của thời đại thường được đòi hỏi ở giáo dục.
Trong báo cáo của Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Ban đã hé lộ nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình. Đồng thời nó phải là trường học nơi các giờ học dễ hiểu được triển khai, những điều không hiểu có thể được coi là lẽ tự nhiên, những thất bại trong học tập, những dò dẫm và vấp ngã được tiếp nhận như là chuyện đương nhiên. Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng lực của bản thân.
Trong môi trường giáo dục như thế thì không phải chỉ có giờ học các môn giáo khoa mà thông qua toàn bộ cuộc sống ở trường học, trong quá trình hoạt động học tập cùng với giáo viên, việc bản thân trẻ em có thể cảm nhận mình được coi trọng như là một con người không có gì thay thế, được tin cậy và được nếm trải hạnh phúc khẳng định bản thân và thực thi cái tôi là rất quan trọng”
Quả thật giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Và một khi như vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường hợp những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân, đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.
Dựa trên thể chế chính trị mỗi giai đoạn lịch sử, Ozaki Mugen đưa ra cái nhìn, phân tích về cải cách giáo dục ở mỗi thời kỳ khác nhau. Ông cho rằng dưới thể chế thiên hoàng thời trước chiến tranh hay thời chủ nghĩa quân phiệt, Nhật vẫn lấy giáo dục làm thước đo, căn nguyên để giải quyết hàng loạt yếu tố của xã hội. Tác giả nhận định: “Dẫu cho đánh giá thế nào thì cuộc cải cách giáo dục không thể chậm trễ vẫn đang đặt ra. Cải cách giáo dục một lần nữa sẽ được hiểu như là vấn đề thận trọng và mang tính toàn cầu chứ không phải là sự giải quyết cái khung quốc gia đơn thuần và chúng ta mong ước con đường đó sẽ sớm được triển khai.”
(Nếu có điều kiện quý độc giả nên mua bản gốc tại các cửa hàng sách trên toàn quốc để ủng hộ tác giả.)
Download Ebook: PDF