Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn trung và cao cấp (Phần 2)
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Hàn Trung Cấp, Cao Cấp
Ngữ pháp(중급-고급문법) 27-50
27. . 아/어/해지다: Trở nên…
28.. -고 말다: “mất”, “xong”…”nhất định sẽ..”
29. – 아/어/해 봤자
30. –았/었/했더라면:Nếu đã..thì đã..
31. 아무리… -아/어/해도:Dù..thì vẫn/thì cũng
32. ĐT+ ‘-곤 하다’ :”hay”; “đã hay”…
33. ĐT+ -아/어 버릇하다
34. Phan biet ‘조차’/ “마저”/ “까지”.
35. -는/은커녕:(không những…mà ngay đến…)
36. –스럽다: ‘vẻ’, ‘niềm’, ‘sự’….
37…-고도 남다: “thừa đủ” để làm một việc gì đó.
38. Động từ + 어/아/해 있다 : “đã đang”, “đã được”…
39.. Danh từ + 답다: giống, như…
40. **다고 하다 = 대(요)
41. -고 있다 vs -아/어/해 있다
42. Động từ+ -아/어/해 대다: “nhiều”, “hay”, “liên tục”
43. [-는/(으)ㄴ/(으)ㄹ] 모양이다:”Có vẻ”,”hình như”
44. **자고 하다 = 재(요)/ 자고(요)
45. DT+ -롭다
46. 라고 하다 / (이)라고(요) /(이)래요.
47. 아/어/해 가지고: “…sau đó..”, “xong rồi…”
48. -아/어/해 놓다/두다:đặt, để, “lưu”….
49. Động từ + -(으)ㄹ래(요)
50. –되:nhưng mà, tuy nhưng…”
****************************≧◠◡◠≦********************************
27. . 아/어/해지다
1. Tính từ + -아/어/해지다
Trở nên…
• 우유를 많이 마셔서 키가 커졌어요.
Vì uống nhiều sữa nên đã (trở nên) cao hơn.
• 한국에 와서 한국 친구가 많아졌어요.
Đến Hàn Quốc thì đã có nhiều người bạn Hàn hơn.
• 선생님이 화를 내시면 학생들이 조용해져요.
Nếu cô giáo nổi nóng thì học sinh (trở nên) trật tự.
• 아까 여기 있었던 제 책이 없어졌어요.
Cuốn sách của tôi vừa nãy ở đây đâu mất rồi.
• 밤이 되면 깜깜해집니다.
Nếu đến tối thì trời sẽ (trở nên) tối.
• 처음에는 재미없었는데 요즘 공부가 재미있어졌어요.
Lúc trước thì thấy việc học ko thú vị, gần đây thì việc học đã trở nên thú vị hơn.
1. Động từ + -아/어/해지다
–> Động từ đó sẽ thành ‘bị động từ’
• 시험 날짜가 정해졌습니다.
(날짜를 정하다: Định ngày
→ 날짜가 정해지다: Ngày được định)
• 그릇이 떨어져서 깨졌어요.
Làm rơi bát nên đã bị vỡ)
(그릇을 깨다: Làm vỡ bát
→ 그릇이 깨지다: Bát bị vỡ)
• 글씨가 지워져서 잘 안 보여요.
Chữ bị xoá nên ko nhìn rõ lắm.
(글씨를 지우다: Xoá chữ
→ 글씨가 지워지다: Chữ bị xoá)
–> Khi ghép với -아/어/해지다 thì động từ đó sẽ thành bị động từ và mang nghĩa : ‘bị…’; ‘được..’…
Về bị động từ thì hơi khó và dài nên để lúc khác mình sẽ đăng bài lên để cùng học nhé!
**Bài tập:
1. 운동을 열심히 해서 ( ).(날씬하다)
2. 날씨가 ( ).(따뜻하다)
3. 한국어 공부를 열심히 해서 발음이 ().(좋아지다)
4. 그 사람이 점점 ( ).(싫다)
5. 방청소를 했더니 ( ).(깨끗하다)
6. 살이 빠져서 얼굴이 더 ( ).(작다)
****************************≧◠◡◠≦********************************
28.. -고 말다
1. Nhấn mạnh cái việc đã kết thúc với một chút tiếc nuối. Tiếc nuối vì cái kết quả đó là không mong muốn. Có thể hiểu như : “mất”, “xong”…
• 애인과 헤어지고 말았어요.
Chia tay với người yêu mất rồi.
• 피곤해서 세수도 안 하고 자고 말았어요.
Vì mệt nên không rửa mặt mà đã đi ngủ mất.
• 친구와의 약속을 깜빡 잊어버리고 말았다.
Quên mất tiêu buổi hẹn với bạn.
• 축구 시합에서 우리 팀이 지고 말았어요.
Ở cuộc thi đấu bóng đá đội chúng tôi đã thua mất rồi.
• 대학 시험에서 떨어지고 말았어요.
Thi đại học trượt mất rồi.
2. Dùng khi nhấn mạnh về ý chí hoặc một kết quả tốt.
Có thể hiểu là : “nhất định sẽ..”
Về ý chí thì hay kết hợp với:
“-고 말겠다”, “-고 말 것이다”
• 다음 시합에서 꼭 이기고 말 거예요
Kì thi lần sau nhất định sẽ đỗ.
(tự mình nói vs mình)
• 대학 시험에 합격하고 말겠습니다.
Thi đại học nhất định sẽ đỗ.
(tự mình nói vs mình)
• 우리 팀이 결국 이기고 말았습니다.
Đội chúng tôi cuối cùng thì cũng chiến thắng rồi.
Có cấu trúc câu “gần” giống vs cấu trúc trên đó là “-아/어/해 버리다” ở những bài sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh nhé.
****************************≧◠◡◠≦********************************
29. – 아/어/해 봤자
1. ĐT+아/어 봤자
Việc của vế thứ 1 có diễn ra thì vế sau cũng vẫn vậy, không có nghĩa lí gì.
• 좋아한다고 말해 봤자 그 사람은 너를 좋아하지 않을 거야.
… Bạn nói là thích nó đi, nó sẽ không thích bạn đâu.
• 지금 출발해 봤자 약속시간에 도착할 수 없어.
Bây giờ xuất phát đi nữa thì cũng không tới đúng hẹn được đâu.
• 자식들한테 잘해줘 봤자 부모의 마음을 다 이해하지 못 합니다.
Tử tế với con cái đi nữa thì chúng cũng không thể hiểu hết tấm lòng của cha mẹ.
• 깨끗하게 청소해 봤자 금방 더러워져요.
Dọn sạch sẽ mà xem, lại bẩn ngay thôi
• 그 얼굴에 화장해 봤자 예뻐지겠니?
Mặt đấy có trang điểm đi nữa thì có đẹp lên được không?
Cho các bạn một VD tiếng Việt nhé:
Ví dụ bạn và mẹ bạn đang tranh cãi nhau về cái áo này có mặc vừa hay không:
Bạn: Cái áo này chắc với con lắm
Mẹ: Chật lắm ko mặc được đâu
Bạn: Con mặc vừa mà!
Mẹ: Đấy mặc thử đi mà xem, chật lắm không vừa đâu.
–> Các bạn hình dung cái cấu trúc ĐT+아/어 봤자 nó kiểu như: “mà xem”,”đi nữa”… đại loại là như thế
-Sau nó hay đi với câu dạng ㄹ/을 것이다(dự đoán) hoặc câu thường, ko đi kèm được câu mệnh lệnh và thỉnh dụ.
2.TT+ 아/어 봤자 :
Việc của vế trước không có gì đáng nói, không đáng để ngạc nhiên.
• 그 영화가 슬퍼 봤자 얼마나 슬프겠어요?
Bộ phim đó có buồn đi nữa thì cũng buồn là bao?
• 한국의 겨울 날씨가 추워 봤자 북극보다 춥겠어요?
Thời tiết của HQ có lạnh đi nữa thì có bằng bắc cực không?
• 그 물건이 비싸 봤자 얼마나 비싸다고 그래요?
Đồ đó đắt lắm đi nữa thì cũng đáng bao nhiêu? hở
Túm lại:
-Với tính từ thì nó hay có câu hỏi ở dưới(hỏi lửng thôi chứ ko phải để trả lời)
-Sau nó không đi kèm với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.
****************************≧◠◡◠≦********************************
30. –았/었/했더라면 Nếu đã..thì đã..
Hay dùng khi nói về việc đã qua trong quá khứ và giả như ‘nếu đã’ thì có lẽ ‘đã..’
Vế sau nó hay kết hợp với đuôi câu dạng như ㄹ텐데(hối hận,tiếc nuối),ㄹ 것이다(dự đoán)
Ví dụ nhé:
집에서 좀 일찍 떠났더라면 기차를 안 놓쳤을 텐데.
Nếu đã rời khỏi nhà từ sớm thì đã không bị lỡ tàu.
주말에 좀 쉬었더라면 몸살은 안 났을 텐데.
Nếu cuối tuần(đã) nghỉ ngơi thì đã không bị ốm rồi
조심을 했더라면 망신을 당하지 않았을 거예요.
Nếu(đã) cẩn thận thì đã không bị xấu hổ rồi.
용돈을 좀 절약해서 썼더라면 남에게 빌리지 않아도 되었을 겁니다.
Nếu (đã) dùng tiền tiết kiệm thì đã không phải vay của người khác rồi.
****************************≧◠◡◠≦********************************
31. 아무리… -아/어/해도 Dù..thì vẫn/thì cũng
•아무리 바빠도 식사를 합니다.
… Dù bận thế nào đi nữa thì cũng dùng bữa.
• 아무리 힘들어도 참아요.
Dù mệt mỏi mấy đi nữa thì rắng chịu đựng nhé.
• 부모님을 아무리 보고 싶어도 볼 수 없네요.
Dù nhớ bố mẹ bao nhiêu nữa thì cũng không gặp được.
• 아무리 하고 싶어도 할 수 없는 일이 있어요.
Dù có muốn làm đi nữa thì cũng có việc không thể làm được.
**Nếu ‘-아/어/해도’ mang nghĩa là “thì cũng…”
Thì ‘아무리… -아/어/해도’ mang nghĩa nhấn mạnh của cấu trúc trên: “dù thế nào đi nữa thì cũng..”
VD:
•아파도 병원에 가지 않아요.
Có đau ốm thì cũng khôg đến bệnh viện.
•아무리 아파도 병원에 가지 않아요.
Dù có đau ốm mấy đi nữa thì cũng không đến bệnh viện.
※‘아무리 -아/어도’를 사용해서 문장을 만들어 보세요.
1. 노력하다 • 할 수 없는 일이 있다.
2. 힘들다 • 울지 않는다.
3. 깨끗이 청소하다 • 금방 더러워지다.
4. 돈이 없다 • 사고 싶은 것을 사다.
****************************≧◠◡◠≦********************************
32. ĐT+ ‘-곤 하다’
Chỉ dùng được ở thì hiện tại và quá khứ còn tương lai thì không dùng được. Là việc hay diễn ra nhưng theo kiểu bất quy tắc(lúc hay làm lúc thì không), không màn ý nghĩa là liên tục diễn ra.Đặc biệt hay sử dụng khi nhớ lại chuyện trong quá khứ.(sách)
–> Các bạn hiểu đơn giản là :”hay”; “đã hay”
… Ví dụ:
• 수업시간에 졸곤 했어요.
Trong lớp học ‘đã’ hay ngủ gật
• 친구들과 싸우곤 했어요.
Đã hay đánh nhau với bọn bạn.
• 심심할 때 옛날 사진을 보곤 했어요.
Lúc buồn thì hay xem lại ảnh hồi xưa.
• 집에서 혼자 있을 때 책을 읽곤 했어요.
Lúc ở nhà một mình thì hay đọc sách.
• 요즘 고향 생각을 할 때마다 눈물이 나곤 해요.
Dạo này mỗi khi nhớ quê là lại (hay) khóc(chảy nước mắt).
• 우리는 부모님께 감사하는 마음을 잊곤 합니다.
Chúng ta hay quên lòng cám ơn đối với ba mẹ.
• 친구들에게 이메일을 보내곤 해.
Hay gửi email cho lũ bạn.
**Bài tập:
※ ‘-곤 하다’를 사용해서 대화를 완성하세요.
1. 가: 고향 생각이 나면 어떻게 하세요?
나: ( ).
2. 가: 고향에 가면 뭘 하세요?
나: ( ).
3. 가: 어렸을 때 친구들과 뭘 하면서 놀았어요?
나: ( ).
4. 가: 어렸을 때는 어떤 음식을 즐겨 먹었어요?
나: ( ).
5. 가: 심심할 때는 뭘 하세요?
나: ( ).
6. 가: 주말에는 남편과 뭘 하세요?
나: ( ).
7. 가: 고향 음식이 먹고 싶으면 어떻게 하세요?
나: ( ).
8. 가: 혼자 집에 있을 때는 뭘 하세요?
나: ( ).
***Bổ sung là: ” -곤 하다” là dạng viết tắt của “고는 하다”.
Ngoài ra, mình có thấy vd này trong sách:
“저 아이는 영어 밖에 모르니까 교실에서도 영어 를 쓰곤 할 거예요”. -Cậu bé đó chỉ biết tiếng Anh nên chắc cũng hay dùng tiếng Anh trong lớp học.
Vậy 곤하다 kết hợp với ㄹ/을 거예요 có phải chỉ sự suy đoán sự việc trong tương lai gần không?
Tra loi BT:
1.고향 생각이 나면 부모님과 예쁜기억을 생각 곤 해요.
2. 고향에 가면 친구들과 먹고싶은음식을 먹곤해요ᆞ
3.어렸을 때는 친구들과 커피를 마시고 놀곤 했어요ᆞ
4.어렸을 때는 살국수를 즐겨 먹곤 했어요
5.심심할 때는 음악들고 친구랑 쇼핑하곤 해요…
1.고향 생각이 나면 예쁜기억을 생각곤 해요.
2.고향에 가면 동향친구와 고기를 났곤 해요.
3.어렸을 때는 친구들과 밥을 먹으면서 놀곤 했어요.
4. 어렸을 때는 김밥을 즐겨 먹곤 했어요.
5.심심할 때는 음악을 들곤 해요….
****************************≧◠◡◠≦********************************
33. ĐT+ -아/어 버릇하다
Việc nào đó hay làm giống như thói quen, vậy nên dẫn đến kết quả tốt hoặc xấu.
• 매일 1시간씩 걸어 버릇하면 건강해집니다.
… Nếu có thói quen đi bộ 1 tiếng mỗi ngày thì sẽ tốt cho sức khoẻ.
• 시간을 아껴 버릇하세요
Hãy làm quen với việc tiết kiệm thời gian.
• 책을 큰 소리로 읽어 버릇하는 것이 좋아요.
Thói quen đọc sách bằng tiếng to là thói quen tốt.
• 거짓말을 자꾸 해 버릇하면 나빠요.
Thói quen hay nói dối là xấu.
****************************≧◠◡◠≦********************************
34. Phan biet ‘조차’/ “마저”/ “까지”.
Trước tiên nói về ‘조차’
Ví dụ:
… Khi bạn có một câu chuyện lạ và người đầu tiên bạn kể là mẹ bạn, vậy nhưng mẹ bạn ko tin câu chuyện đó, lúc này ta dùng:
엄마조차 나를 못 믿는구나.
Ngay cả mẹ cũng không tin con nữa sao.
*Câu này có nghĩa: là người mình nghĩ đến đầu tiên và kể chuyện là mẹ, vậy mà mẹ không tin(vậy thì những người khác làm gì có ai tin)
Hay nói đơn giản ‘조차’ có nghĩa là cái mình nghĩ đến đầu tiên, ngay.’조차’- Dùng khi nói về việc mà người nói không hy vọng và thường đi với câu phủ định(부정문)
Một số ví dụ khác:
– 우등생인 충효조차 F학점을 받았다
Ngay đến người học xuất sắc như ChungHyo cũng nhận được điểm F(điểm F là điểm tồi).
–> Nghĩa là: Khi nói đến học sinh xuất sắc ChungHyo thì ai cũng nghĩ là điểm cao lắm, vậy mà “ngay cả” ChungHyo còn nhận điểm F thì các bạn còn lại chắc không ai trên F cả.
– 그 아이는 곱셈은커녕 덧셈조차 제대로 못한다.
Đứa bé đó ngay phép cộng còn không thành hồn nói gì đến phép nhân.
–> Nghĩa là khi nói đến phép tính thì phép cộng dễ hơn phép nhân, vậy mà đứa bé đó ‘ngay đến dễ như phép cộng’ mà còn không làm được thì phép nhân sao làm được.
Thứ hai, nói về “마저”
Cái này các bạn hiểu nghĩa là : “cái còn lại cuối cùng..cũng”
Ví dụ: Khi bạn kể một câu chuyện với tất cả lũ bạn của bạn không ai tin, kể với thầy cô cũng không ai tin, về nhà bạn kể câu chuyện đó với mẹ bạn, mẹ bạn cũng không tin. Lúc này chúng ta dùng:
엄마마저 나를 못 믿는구나.
Ngay đến mẹ cũng không tin tôi.
(Mẹ là người cuối cùng bạn đặt hy vọng là sẽ tin bạn vậy mà ngay đến người cuối cùng đó cũng không tin bạn)
Một số ví dụ khác:
눈에서 멀어지니 마음마저 멀어지는 것 같다.
Xa khỏi tầm mắt thì tấm lòng chắc cũng sẽ xa cách.(xa mặt cách lòng)
–> Ở đây các bạn hiểu: Tâm trạng của người nói: mặt thì đã xa rồi thì ít ra tầm lòng cũng phải giữ được vậy nhưng “ngay đến cái cuối cùng là tấm lòng” có lẽ cũng xa cách.
김씨는 사업 실패로 집마저 팔았다.
Ông Kim làm ăn thất bại nên còn cái nhà cũng đã bán nốt.
(Ở đây các bạn hiểu “nhà” là cái cuối cùng mà ông Kim còn sở hữu vậy mà cũng đã bán nốt)
Thứ 3 nói về “까지”
“까지” các bạn hiểu nghĩa gốc của nó là “đến tận”
“까지” hay đi cùng câu mang tính tích cực hơn(câu phủ định cũng dùng được).조차 và 마저 thì không dùng được ở dạng câu tích cực(긍정문).
엄마까지 나를 못 믿는구나
Đến cả mẹ cũng không tin tôi nữa.
1.너까지 나를 의심하니?
Đến cả bạn cũng nghi ngờ tôi sao?
2.직장에까지 찾아오시면 어떡해요?
Sao lại tìm cả đến nơi làm việc thế này?
3.제 선물까지 사 오시다니 정말 고맙습니다.
Cám ơn vì bác đã mua cả quà đến cho cháu.
Ở ví dụ 3 mà các bạn thay là:
제 선물조차(마저) 사 오시다니 정말 고맙습니다.
Thì câu văn sẽ không được tự nhiên(sai). Vì câu trên mang tính tích cực.
Tóm lại theo mình thì:
조차: là cái gì đó mà bạn nghĩ ngay đầu tiên, đến ngay cái đó còn không được thì nói gì đến cái khác.
마저: là tất cả các cái trước đó đã không được rồi, đến cả cái cuối cùng này cũng không được luôn.
까지: 조차 và 마저 thì dùng trong câu phủ định còn 까지 có thể dùng được cả phủ định và tích cực.
****************************≧◠◡◠≦********************************
35. -는/은커녕 Nghĩa: (không những…mà ngay đến…)
1.Trường hợp Danh từ + Danh từ
… (DT은/는커녕 DT….)
Ở danh từ thứ 2 thường hay đi kèm với ‘도’ hoặc ‘-조차’
(DT은/는커녕 DT도/조차….)
저는 해외여행은커녕 하롱바이에도 못 가 봤어요.
Không những chưa đi du lịch nước ngoài mà đến Vịnh Hạ Long cũng chưa đi được.
아들하고 대화는커녕 얼굴본지도 한참 되었다.
Không những nói chuyện mà lâu nay còn chưa được gặp con trai tôi rồi.
칭찬은커녕 야단만 맞았어요.
Không những không được khen mà còn bị mắng.
내일이 시험인데도 공부는커녕 낮잠만 잤어요.
Mai là ngày thi nhưng không những
2.Đối với Động từ, tính từ chúng ta dùng “기는커녕”
주말에 쉬기는 커녕 밥 먹을 틈도 없이 일했어요.
Cuối tuần không những không được nghỉ mà (đã) làm việc đến thời gian ăn còn không có.
돈을 벌기는 커녕 있는 돈까지 다 써버렸어요.
Kiếm tiền không nói đến mà ngay đến số tiền đang có cũng đã dùng hết.
날씨가 좋기는 커녕 천둥까지 쳤어요.
Không những thời tiết không đẹp mà còn có cả tiếng sấm.
병이 낫기는 커녕 더 심해졌어요.
Không những khỏi bệnh mà bệnh còn nặng thêm.
**Bài tập:
Các bạn dùng cấu trúc câu vừa học làm bài này nhé:
1. 책상을 정리하다. 오히려 어지럽혀 놓았어요.
–>
2. 햇빛이 나다. 비 바람만 치고 있다고요.
–>
3. 부모의 말을 듣다. 오히려 부모를 가르치려고 한대요.
–>
4. 사이가 좋아지다. 만나고 싶어하지도 않는대요.
–>
5. 평화협정을 준수하다. 이미 정해진 협정도 폐기하려고 한답니다.
–>
Tra loi BT:
1. 책상을 정리하다. 오히려 어지럽혀 놓았어요.
–> 책상을 정리하기는 커녕 오히려 어지럽혀 놓았어요.
2. 햇빛이 나다. 비 바람만 치고 있다고요.
–> 햇빛이 나기는 커녕 비바람만 치고 있다고요.
3. 부모의 말을 듣다. 오히려 부모를 가르치려고 한대요.
****************************≧◠◡◠≦********************************
36. -스럽다
Ở trong Tiếng Việt chúng ta có từ hay đi cùng với tính từ như : ‘vẻ tự hào’, ‘vẻ dễ thương’, ‘niềm hạnh phúc’, ‘vẻ lo lắng’,’ đáng yêu’…
Cái “-스럽다” trong tiếng Hàn mình thấy nó giống giống như vậy:)
Dịch nôm na có thể là : ‘vẻ’, ‘niềm’, ‘sự’….
엄마를 볼 때마다 웃는 아기를 보면 매우 사랑스러워요.(사랑스럽다)
Đứa bé mỗi khi thấy mẹ là cười thật là đáng yêu.
한국음식이 어떠냐고 갑자기 질문하면 너무 당황스러워요.(당황스럽다)
Nếu tự nhiên hỏi đồ ăn Hàn thế nào thì cũng rất khó xử.
사진을 찍을 때는 긴장하지 말고 자연스럽게 웃는 게 좋아요.(자연스럽다)
Khi chụp ảnh đừng hồi hộp, cười một cách tự nhiên sẽ đẹp hơn.
우리엄마는 제가 한국 사람을 만나서 말을 잘하면 자랑스럽게 생각해요.(자랑스럽다)
Mẹ tớ rất tự hào nếu tớ gặp người Hàn mà nói tiếng Hàn giỏi.
별로 친하지 않은 사람이 갑자기 친한 척하면 조금 부담스러워요.(부담스럽다)
Người vốn dĩ không thân thiết tự nhiên lại giả như thân quen thấy hơi lo lo.
**Theo mình thấy thì không phải tính từ nào cũng kết hợp được với -스럽다.
****************************≧◠◡◠≦********************************
37…-고도 남다
⇨Cấu trúc câu này có nghĩa “thừa đủ” để làm một việc gì đó.
Danh từ+ -(이)면 + Động từ -고도 남다.
… Động/Tính từ+-아/어/해서 + ĐT-고도 남다.
• 키가 180cm이면 모델이 되고도 남을 거예요.
Cao 1 mét 8 thì thừa đủ làm người mẫu.
• 2시간이면 방을 다 청소하고도 남아요
2 tiếng đồng hồ thì thừa đủ để dọn phòng.
.• 밥을 많이 해서 아침과 점심을 먹고도 남았어요.
Nấu nhiều cơm nên ăn cả sáng và trưa vẫn còn thừa.
• 100만 원이면 한 달 동안 쓰고도 남을 정도예요.
-1 triệu thì thừa sức dùng trong 1 tháng.
• 일주일이면 이 일을 다 끝내고도 남아요.
Một tuần thì có thể làm xong hết việc thậm chí còn dư thời gian.
※ Các bạn sử dụng cấu trúc câu trên làm bài sau nhé^^
1. 가 : 불고기 10인분이 있는데 3명이 먹으면 모자랄까요?
나 : 아니요, 3명이(…)
2. 가 : 지금 한국어 6급반에서 공부하고 있는데 한국어능력시험 4급에 합격할 수 있을까요?
나 : 물론이죠. 4급 시험에 ( ).
3. 가 : 2시간 후에 손님이 오시는데 그때까지 청소를 끝낼 수 있습니까?
나 : 걱정 마세요. 2시간이면 청소를 (…)
4. 가 : 이번 시합에서 우리 팀이 이길 수 있을까요?
나 : 당연하죠. ( ).
Tra loi tham khao:
1.아니요.3명이면 먹고 도남겠어요.
2.몰론이죠.한국어 6급 반에 공부해서 4급 시험에 합격하고 도남았어요.
3.걱정마세요.2시간이면 청소를 다 끝내고 도 남아요.
4.당연하죠.우리는 연습을 많이 해서 이번은 이기고 도남을거야.
****************************≧◠◡◠≦********************************
38. Động từ + 어/아/해 있다
Nghĩa: Hành động đó đã được hoàn thành và được duy trì ở trang thái đó.
Các bạn hiểu gần như là : “đã đang”, “đã được”…
Bài sau mình sẽ giúp các bạn phân biệt cấu trúc này với ĐT+ 고 있다.
아/어/해 있다 trước nó chỉ đi kèm được với động từ.
산에는 진달래가 곱게 피어 있었어요.
Hoa 진달래 đã đang nở trên núi.
벽에 사진이 붙어 있어요.
Tấm ảnh (đã)được gắn ở trên tường.
내 머리에는 어릴 때의 기억이 남아 있습니다.
Trong đầu tôi vẫn còn đang lưu giữ những kỷ niệm của lúc còn bé.
Nó còn hay kết hợp với động từ ở dạng bị động nữa đó.(Về bị động từ và chủ động từ sau này sẽ tìm hiểu nhé^^ Các bạn cứ tạm hiểu nó là “bị” hoặc “được”)
놓여 있다
닫혀 있다
열려 있다
꺼져 있다
켜져 있다
그려져 있다
적혀 있다
섞여 있다
버려져 있다
젖어 있다
쓰러져 있다
넘어져 있다
모여 있다
잘려 있다
떨어져 있다
병원 문이 닫혀 있어서 진찰을 못 받았다.
Bệnh viện đã (bị) đóng cửa nên không khám bệnh được.
여자 친구와 떨어져 있으니까 외롭고 쓸쓸합니다.
Đang ở xa bạn gái nên cảm thấy cô đơn và hơi buồn.
책에는 그의 이름과 책을 산 날짜가 적혀 있었다.
Quyển sách đó được ghi tên người đó và ngày mua.
****************************≧◠◡◠≦********************************
39.. Danh từ + 답다
Hay được viết theo những dạng như sau:
Danh từ + -답다
Danh từ + -다운 + Danh từ
… Danh từ + -답게 + Động từ
Có nghĩa : giống, như…
• 어른은 어른다운 행동을 해야 합니다.
Người lớn thì phải hành động giống người lớn.
• 그 사람은 매우 군인다워요.
Người đó thật giống như bộ đội vậy.
• 말하기 시험에서 1등을 한 사람답게 한국어를 잘하는군요.
Tiếng Hàn giỏi như là người đạt giải nhất cuộc thi nói vậy.
• 그 회사에는 국내 최고의 회사답게 우수한 직원들이 많이 있습니다.
Công ty đó có nhiều nhân viên giỏi thật đúng là công ty đứng đầu trong nước.
• 우리 페이지에는 여자다운 여자가 한 명도 없네요.
Ở trang chúng ta chả có ai giônha con gái cả
• 어디를 가든지 학생다운 행동을 하세요.
Đi đâu thì cũng hãy hành động như sinh viên.(tác phong sinh viên)
So sánh -답다 vs -스럽다
어른답다: Giống như người lớn
어른스럽다: Vẻ người lớn
DT+ 답다 mang nghĩa là : giống như, đúng như…
Còn DT+ 스럽다 nó mang nghĩa gần như là : vẻ như, kiểu như…
****************************≧◠◡◠≦********************************
40. **다고 하다 = 대(요)
Đối với động từ chúng ta dùng
ㄴ/는다고 하다(대요)
Đối với tính từ chúng ta dùng
… 다고 해요(대요)
Thời quá khứ:
았/었/했다고 하다
Khi muốn truyền lại lời nói của ai đó cho người khác (trong đoạn hội thoại có ít nhất 3 người) chúng ta có câu trúc câu : 다고 하다(khi vào câu viết là :다고 해요/다고 합니다) và có dạng rút gọn là : 대요.
Áp dụng với câu ở dạng câu trần thuật.
Ví dụ:
충효 씨가 나보고 너무 예쁘다고 했어요(=예쁘대요)
ChungHyo bảo với tớ là tớ rất xinh.
(Nghĩa là khi ChungHyo nói với người này và người này đi kể lại với một ai đó khác)
일기예보에서 오늘 비가 온다고 했어요.(=온대요)
Dự báo thời tiết có nói hôm nay mưa.
**-다고(요)
Đối với động từ chúng ta dùng
ㄴ/는다고(요)
Đối với tính từ chúng ta dùng
다고(요)
Thời quá khứ:
았/었/했다고(요)
Đây là cấu trúc câu để “nhắc lại câu mình vừa nói với người nghe, người nghe mà trước đó đã ko nghe rõ câu mình nói (để nhắc lại):
A: 내일 베트남에 갑니다
B: 뭐라고요?
A: 내일 베트남에 간다고요.
(Mai tôi về VN
Anh nói gì cơ?
Tôi nói mai tôi về VN)
Đôi khi nó được viết dưới dạng câu hỏi.
Ví dụ:
A: 충효 씨는 시험에 합격했어요.
B: 충효 씨가 시험에 합격했다고요??
A: ChungHyo thi đỗ rồi.
B: Bạn nói ChungHyo thi đỗ rồi á? thật không?
아빠: 우리 아들은 여자친구 있어요.
엄마: 여자친구 있다고요? 정말로요?
Ba: Con trai chúng ta có bạn gái rồi đó.
Mẹ: Có bạn gái á? thật không vậy?
Đọc 2 ví dụ trên thì các bạn thấy người nghe có thể không nghe rõ lời người nói vừa nói hoặc nghe thấy nhưng hỏi lại một lần nữa để xác nhận điều đó có thật không.
****************************≧◠◡◠≦********************************
41. -고 있다 vs -아/어/해 있다
1. -고 있다
Thể hiện hành động đó
1.”đang” diễn ra hoặc
2. hành động đó “đã hoàn thành và đang duy trì ở trạng thái đó”.
(Ở nghĩa thứ 2 chỉ đối với một số ít động từ, không phải từ nào cũng được)
– 가족들이 밥을 먹고 있다.
Cả nhà đang ăn cơm.(Hiện tại tiến hành)
– 학생들이 의자에 앉고 있다. Nhóm học sinh đang ngồi xuống ghế. (Hiện tại tiến hành)(Nhìn hình 1 nhé ^^)
– 비가 오고 있어요.
Trời đang mưa. (Hiện tại tiến hành)
-자료를 책상 위에 놓고 있습니다.
Đang đặt giấy tờ lên bàn.
(Hiện tại tiến hành)
– 빨간 옷을 입고 있는 사람은 충효 씨예요.
Người đang mặc áo màu đỏ là ChungHyo.
Ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa là hiện tại tiến hành và duy trì trạng thái.
Nói cách khác khi nói câu này sẽ có 2 trường hợp, một là cái người “đang mặc” áo đỏ là ChungHyo, hai là cái người “mặc” áo đỏ là ChungHyo.
Chắc các bạn phân biệt được “đang mặc” và “mặc” chứ ^^
(“đang mặc” tức là ‘đang xỏ tay vào áo và mặc’ còn “mặc” tức là đã mặc xong và cái áo đó đang ở trên người)
Các bạn lưu ý thêm một số từ như (입다, 신다, 끼다, 벗다…) khi ghép với ‘-고 있다’ chúng ta cũng có thể hiểu theo 2 trường hợp như trên.
2. -아/어/해 있다
Động từ ở trạng thái đã hoàn thành và đang duy trì ở trạng thái đó.
Ở cấu trúc này các bạn lưu ya không phải động từ nào cũng đo kèm được, chỉ một số động từ nhất định.
① 가방 안에 물이 들어 있다.
Nước chảy vào trong cặp.(Trong cặp có nước).
(Duy trì trạng thái đã được hoàn thành)
② 학생들이 의자에 앉아 있다.
Nhóm học sinh ngồi ghế.
(앉아 있다 cũng mang nghĩa là “đang ngồi ở”- nói cách khác nghĩa là “đã” ngồi xuống rồi và trạng thái ngồi đó đang được duy trì. Còn 앉고 있다 nghĩa là “đang ngồi” – nói cách khác là “đang ngồi xuống”(các bạn tưởng tượng là đang đứng rồi ngồi xuống ngế đó, xem hình 2 nhé)
③ 친구가 병원에 입원해 있어요.
Người bạn nhập viện rồi.
**입원해 있다 tức là “đã được nhập viện” và giờ đang ở trong bệnh viện.**
**Còn 입원하고 있다 tức là “đang nhập viện(Các bạn hình dung ra lúc đang trên xe cứu thương chở tới bệnh viện đó)**
⑤ 자료가 책상 위에 놓여 있습니다.
Tài liệu đang được đặt trên bàn.
(Nghĩa là đã được đặt từ trước và trạng thái đó đang được duy trì)
****************************≧◠◡◠≦********************************
42. Động từ+ -아/어/해 대다
Dùng khi nói về việc gì đó không tốt liên tục được lặp đi lặp lại(việc không tốt), và dẫn đến kết quả không tốt.
Có thể hiểu nghĩa là : “nhiều”, “hay”, “liên tục”
• 그렇게 먹어 대면 뚱뚱해져.
Ăn đẫy vào thế thì béo đó.
• 아이가 엄마에게 사탕을 사 달라고 졸라 댑니다.
Đứa bé liên tục đòi mẹ mua kẹo cho.
• 매일 술을 마셔 대서 건강이 나빠졌어요.
Ngày nào cũng uống nhiều rượu vậy nên sức khoẻ xấu đi.
*Bài tập:
※ ‘-아/어 대다’를 사용해서 문장을 완성하세요.
1. 여보, 담배 좀 줄이세요. 담배를 그렇게 ( ) 건강이 나빠질 거예요.(피우다)
2. 옆집 아이가 어디가 아픈지 밤새 ( ) 잠을 못 잤어요.(울다)
3. 오랜만에 친구들과 하도 ( ) 목이 아파요.(떠들다)
4. 날씨가 덥다고 얼음만 ( ) 배탈이 났대요.(먹다)
5. 다섯 식구가 날마다 옷을 ( ) 빨래가 많아요.(벗다)
Tra loi tham khao:
1. 여보, 담배 좀 줄이세요. 담배를 그렇게 피워 대서 건강이 나빠질 거예요.(피우다)
2. 옆집 아이가 어디가 아픈지 밤새 울어 대서 잠을 못 잤어요.(울다)
3. 오랜만에 친구들과 하도 떠들어 대서 목이 아파요.(떠들다)
4. 날씨가 덥다고 얼음만 먹어 대서 배탈이 났대요.(먹다)
5. 다섯 식구가 날마다 옷을 벗어 대서 빨래가 많아요.(벗다)
****************************≧◠◡◠≦********************************
43. [-는/(으)ㄴ/(으)ㄹ] 모양이다
Người nói nhìn sự vật và đánh giá(đự đoán) khách quan về cái đó. Không dùng được ở ngôi thứ nhất.
“모양模樣”(mạo dạng) nói cách khác là cái vẻ bề ngoài. Ở trong cấu trúc này các bạn hiểu là “Có vẻ”,”hình như”
… 밖에 비가 오는 모양이에요.
Ở ngoài kia có vẻ đang mưa.
술 때문에 머리가 아픈 모양이다.
Có vẻ như nó đau đầu là do rượu
아이들이 지루한 모양이니 밖으로 나갑시다.
Có vẻ bọn trẻ đang buồn, vậy chúng ta cùng ra ngoài nhé.
아직 안 오는 걸 보니, 차가 밀리는 모양입니다.
Thấy giờ mà vẫn chưa đến, hình như
So sánh: 을 모양이다’ vs ‘-을 것 같다’
1. Điểm chung
Cả 2 cấu trúc trên đều mang nghĩa thể hiện dự đoán của người nói về việc nào đó.
① 오후에 친구가 올 것 같아요
② 오후에 친구가 올 모양이에요
③ 수철이는 노래를 잘 할 것 같다
④ 수철이는 노래를 잘 할 모양이다.
⑤ 곧 퇴원할 것 같아요.
⑥ 곧 퇴원할 모양이에요.
2. Điểm khác nhau:
1) Về thời gian
Đối với -을 것 같다 dùng dự đoán về việc sẽ xảy ra trong tương lại,sự việc hiện tại, sự việc trong quá khứ đều sử dụng được.
① 오후에 친구가 올 것 같아요.(미래)
② 시험에 이 문제가 나올 것 같다.(미래)
③ 수철이는 노래를 잘 할 것 같다. (현재)
④ 아기가 아직 못 걸을 것 같아요. (현재)
⑤ 수철이는 이 사실을 알고 있을 것 같아요. (과거 추측)
⑥ 그들은 벌써 만난 적이 있을 것 같아요. (과거 추측)
⑦ 할아버지는 젊었을 때 멋쟁이셨을 것 같아요. (과거 추측)
*Đối với -을 모양이다 không thể dùng để đoán về việc dã xảy ra trong quá khứ.
① 오후에 친구가 올 모양이에요.(미래)
② 시험에 이 문제가 나올 모양이다.(미래)
③ 수철이는 노래를 잘 할 모양이다. (미래)
④ 아기가 아직 못 걸을 모양이에요. (현재)
⑤ 수철이는 이 사실을 알고 있을 모양이에요. (X)
⑥ 그들은 벌써 만난 적이 있을 모양이에요. (X)
⑦ 할아버지는 젊었을 때 멋쟁이셨을 모양이에요. (X)
2) Mức độ chính xác.
-을 것 같다
Người nói đã trực tiếp trải qua hoặc nắm chắc về sự việc đó..nói cách khác là “khả năng xảy ra/chính xác” ở đây lớn hơn so với -을 모양이다
① 비가 올 것 같아요. (0)
② 점수가 나빠서 시험에 떨어질 것 같아요. (0)
③ 수술 후 회복이 빨라 곧 퇴원할 것 같아요. (0)
-을 모양이다
Người nói nhìn vào hoàn cảnh hoặc sự việc xung quanh để dự đoán điều đó.
① 비가 올 모양이에요. (0)
② 점수가 나빠서 시험에 떨어질 모양이에요. (X)
③ 수술 후 회복이 빨라 곧 퇴원할 모양이에요. (X)
****************************≧◠◡◠≦********************************
44. **자고 하다 = 재(요)/ 자고(요)
Ở đây chỉ viết kèm phía sau “động từ”
자고 하다(재요)
Thời quá khứ:
자고 했다
**Khi muốn truyền lại lời rủ rê(thỉnh dụ?) của ai đó cho người khác(trong đoạn hội thoại có ít nhất 3 người), hoặc cũng có thể để nhắc lại(hỏi lại) với chính người nói đó(trong đoạn hội thoại có 2 người) chúng ta có câu trúc câu : 자고 하다(khi vào câu viết là :자고 해요/자고 합니다) và có dạng rút gọn là : 재요.
Áp dụng với câu ở dạng câu thỉnh dụ(청유문)
Ví dụ:
1)
충효 씨가 나보고 오늘 저녁에 같이 밥을 먹자고 했어요(=먹재요)
ChungHyo bảo với tớ là tối nay cùng ăn cơm.
(Nghĩa là khi ChungHyo nói với người này và người này đi kể lại với một ai đó khác)
Ở ví dụ này là câu trần thuật lại lời nói(lời rủ) của người khác.
2)
가:주말에 영화를 보러 가지 않을래요?
나: 영화 보러 가자고 했어요?(영화 보러 가자고요?)
가: 응~ 주말에 할 일 없잖아요.
가:Cuối tuần đi xem phim không?
나:Bạn rủ mình đi xem phim à?
가:Uhm~ Cuối tuần không có việc gì làm mà..
Ở ví dụ này là để dẫn lại lời nói(rủ) của người nói(đoạn hội thoại có 2 người) dưới dạng câu hỏi nhằm xác nhận lại hoặc người nghe đó đã không nghe rõ và hỏi lại.
3)
가: 충효씨 집에 라면 먹으러 갈래요?
나: 뭐라고요?
가: 충효씨 집에 라면 먹으러 가자고요!
가: Đến nhà ChungHyo ăn mỳ tôm không?
나: Hả? gì cơ?
가: Mình bảo cùng đến nhà ChungHyo ăn mỳ tôm không?
(Ăn mỳ tôm? ai hiểu hơm? ㅋㅋㅋㅋㅋㅋㅋㅋ)
**Lưu ý:
**자고 하다/재(요)/ 자고(요) dùng với đuôi câu có đuôi : ㅂ시다, 을래(요), ㄹ까(요),…(câu thỉnh dụ)
****************************≧◠◡◠≦********************************
45. DT+ -롭다
Nghĩa: -Dùng một từ nói thì diễn tả hơi bị khó, các bạn hình dung là nó giống như “có”
Một số từ hay đi với -롭다:
향기롭다, 자유롭다, 슬기롭다, 영화롭다, 까다롭다, 이롭다, 해롭다, 풍요롭다, 번거롭다, 애처롭다, 날카롭다, 새롭다, 외롭다, ….
Các bạn lưu ý không phải từ nào cũng đi kèm được.
향기로운 꽃 냄새가 방안 가득하다.
Mùi hương hoa tràn ngập trong phòng.
술과 담배는 우리 건강에 해롭다.
Rượu và thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
사람은 누구나 풍요로운 삶을 누리고 싶어한다.
Con người ai cũng muốn hưởng thụ cuộc sống đầy đủ.
어디에도 얽매이지 않고 자유롭게 살고 싶다.
Muốn sống ở nơi nào một cách tự do và không bị ràng buộc.
So sánh giữa
‘-답다’ vs ‘-스럽다’ vs ‘-롭다’
Trước tiên ‘-답다’ vs ‘-스럽다’
어른답다 : 어른이 어른으로서 가져야 할 자격을 가지고 있다.
Như(giống) người lớn: Mang đủ tư cách mà một người lớn phải có.
어른스럽다 : 어른은 아니지만 어른 같은 점을 가지고 있다.
Vẻ người lớn, bộ người lớn: Không phải người lớn nhưng mang những điểm giống như người lớn.
‘-롭다’와 ‘-스럽다’의 차이
자유롭다 : 실제로 자유가 있다.
Có tự do/tự do: Có tự do thực tế.
자유스럽다 : 자유가 있는 것처럼 보인다.
Vẻ tự do/tự do: Nhìn như kiểu là tự do
****************************≧◠◡◠≦********************************
46. 라고 하다
(이)라고(요)
(이)래요
1) Trường hợp với đuôi câu mệnh lệnh: (으)세요, 십시오, 해라…
… Với những đuôi câu dang mệnh lệnh kiểu như trên khi truyền lại với người khác, hoặc nhắc lại với chính người nghe thì chúng ta sử dụng “-라고 하다” hoặc “라고(요)”
충효 씨, 사장님이 보고서를 빨리 내라고 하셨습니다.
ChungHyo ơi, giám đốc bảo mau mau nộp giấy báo cáo đi nhé.
권 씨한테 1층에서 기다리라고 하세요.
Bảo Quyen đợi ở dưới tầng 1 nhé.
가: ₩&@₩#%*^#*
나: 뭐라고요?
가: 조용히 하라고요.
가: ₩&@₩#%*^#*
나: Bạn nói gì cơ
가: Tôi nói là làm ơn trật tự
**Chú ý với trường hợp đuôi là
“주다”(주세요,주십시오…)
Khi truyền đạt lại với người thứ 3 thì chúng ta dùng.”달라고요/달라고 했어요….
사장님: 충효 씨, 마이 씨한테 돈을 돌려 주라고 해줘
충효 :네~~
충효 : 마이 씨, 사장님이 돈을 돌려 달라고 했어요
마이: 네 알겠습니다
Giám đốc: ChungHyo, bảo với Mai là trả tiền cho tôi.
ChungHyo: Dạ
ChungHyo: Mai ơi giám đốc bảo trả tiền cho giám đốc đó
Mai: Dạ, vâng ạ
Nhưng khi dùng để nói lại với người nghe(hội thoại có 2 người) thì chúng ta dùng …”주시라고요/주시라고 했어요…”
간호사: 건강보험을 보여주세요
나: 네?
간호사: 건강보험을 보여주시라고요.
Giám hộ: Làm ơn cho coi giấy bảo hiểm sức khoẻ
Tôi: Dạ?
Giám hộ: Tôi bảo là cho tôi xem giấy bảo hiểm sức khoẻ.
2) Đối với danh từ/이다/아니다 chúng ta cũng dùng “-(이)라고 하다” hoặc “(이)라고(요)”/(이)래(요)
가: 나 씨, 학생이세요?
나: 저는 학생 아니에요
가: 학생 아니라고요?
가: Na ơi, bạn là sinh viên à?
나: Không, tớ không phải là sinh viên
가: Bạn nói bạn không phải là sinh viên á?
가: 충효 씨는 한국사람이야
나: 충효 씨, 가 씨가 나보고 충효 씨 한국 사람이래
충효: 아니야, 난 베트남 사람이야
가: Chunghyo là người HQ
나: ChungHyo ơi Ka nói Chunghyo là người HQ
충효: Không, tớ là người VN mà
****************************≧◠◡◠≦********************************
47. 아/어/해 가지고
Phải nói tiếng Hàn có rất nhiều từ và cấu trúc câu phải không các bạn? Nhưng mỗi cấu trúc đều mang nét riêng của nó để diễn tả lý do. Bài hôm nay cùng tìm hiểu về “아/어/해 가지” nhé. Cấu trúc này có phần giống với “아/어/해서” và nếu dùng “아/어/해서” thay cho cấu trúc này vẫn đúng. Và chủ yếu dùng ở văn nói.
I. Trong trường hợp kết hợp với động từ(hành động) nó mang nghĩa chỉ hành động tiếp diễ…n: “…sau đó..”, “xong rồi…” đôi khi nó cũng chỉ lý do.
1. 편지를 써 가지고 우체통에 넣었어요.
Viết thư rồi sau đó(đã) bỏ vào thùng thư bưu điện.
2.음식을 너무 많이 해 가지고 남았구나.
Làm nhiều đồ ăn quá nên đã thừa
(Ở đây các bạn có thể hiểu là “lý do”)
3.자동 판매기에서 커피를 빼 가지고 마셨습니다.
Lấy cafe ở máy bán tự động rồi uống.
4.그는 사업에 실패해 가지고 날마다 술만 마십니다.
Do kinh doanh thất bại đâm ra ngày nào anh ta cũng uống rượu.
II) Khi kết hợp với tính từ thì nó mang nghĩa chủ yếu là để chỉ lý do: “vì..nên”….
5.교실이 추워 가지고 아무 일도 못 했어요.
Trong lớp lạnh nên đã ko thể làm được bất kì việc gì.
6.전등불이 너무 어두워 가지고 책을 읽을 수가 없어요.
Đèn tối quá nên không đọc được sách.
7.여행 중에는 감기가 들어 가지고 혼났어요.
Bực mình vì đang trong lúc du lịch lại bị cảm cúm.
8.선생님과 정이 들어 가지고 헤어지기 싫었습니다.
Quý cô giáo quá nên không muốn chia tay với cô.
**
Ở chỗ mình hay dùng từ “đâm ra” không biết có phải tiếng địa phương không nhưng khi thay vào một số câu trong ví dụ:
4)Do kinh doanh thất bại đâm ra ngày nào anh ta cũng uống rượu.
5)Trong lớp lạnh đâm ra đã chẳng làm được bất kì việc gì.
6)Đèn tối quá đâm ra không đọc được sách.
7) Đang trong lúc du lịch lại bị cảm cúm đâm ra bực mình.
8)Quý cô giáo quá đâm ra không muốn chia tay với cô.
Thay “nên” bằng “đâm ra”
thì mình thấy rất hợp và có vẻ sát với cảm nhận khi người Hàn nói^^ Ngôn ngữ và cách cảm nhận của mỗi con người là khác nhau nên các bạn đừng nên đánh giá đúng – sai mà hãy tự cảm nhận nhé
****************************≧◠◡◠≦********************************
48. -아/어/해 놓다/두다
놓다/두다: Nghĩa gốc của nó là đặt, để…(còn nhiều nghĩa khác các bạn xem từ điển nhé)
Nghĩa:
… Duy trì trạng thái của động từ đã hoàn thành. Có thể hiểu là “để”, “đặt”, “lưu”….
친구들의 전화번호를 휴대폰에 저장해 뒀다.
Lưu số điện thoại của bạn bè vào máy.
1) 초기에 치료하지 않고 그냥 놓아 두면 병이 악화될 거예요.
Thời kì đầu mà cứ để đó không chữa trị là bệnh sẽ nặng thêm đó.
2) 엄마가 저녁을 해 놓을 게.
Mẹ sẽ làm bữa tối cho.
So câu này với
엄마가 저녁을 할 게.
Mẹ sẽ làm bữa tối cho.
Thì có điểm khác nhau đó là 해 놓다 thì sẽ có cảm giác như là “làm sẵn cho/làm để đấy cho” còn 할 게 nó chỉ là câu nói bình thường “sẽ làm”(khi dịch ra thì tuỳ các bạn, dịch sao cho xuôi văn là được^^)
3) 그냥 놓아 둬 주세요.(그냥 놔 둬 주세요)
Cứ để đấy cho tôi.
4) 중요하니까 지금부터 제가 하는 말을 잘 기억해 두세요
Đây là cái quan trọng nên từ giờ trở đi hãy nghi nhớ lời tôi nói.
Ở trong trường hợp này không dùng 놓다 vì 놓다 nó chỉ là cái gì đó tạm thời, không lâu bằng 두다.
**lưu ý
-아/어/해 두다 so với 아/어/해 놓다 thì trạng thái của 아/어/해 두다 được duy trì lâu hơn.
-Khi ghép 놓다 với 두다 thì viết là 놓아 두다 và có thể nói ngắn gọn là 놔두다.(Thỉnh thoảng chắc các bạn hay nghe thấy người Hàn nói 그냥 놔 두세요, 놔 두세요, 놔 둬…mang nghĩa “cứ để đấy đi”, để đấy…
Nhưng không ghép được 두다 trước 놓다 : 둬 놓아(X) vì như mình đã nói ở lưu ý trên từ 두다 nó chỉ trạng thái duy trì lâu hơn nên luôn đứng sau.(tất nhiên là trong trường hợp ghép 놓다 với 두다 thôi còn khi ghép với từ khác thì các bạn chọn 1 trong 2 từ này.)
-Có một số trường hợp không dùng được 놓다 mà không dùng được 두다 và ngược lại.
****************************≧◠◡◠≦********************************
49. Động từ + -(으)ㄹ래(요)
***Trong trường hợp thứ nhất -(으)ㄹ래(요?) mang nghĩa giống ‘-(으)려고 하다’, ‘-(으)ㄹ 거예요’
Khi viết dưới dạng câu hỏi thì chủ ngữ không được viết ở ngôi 1. Và hay được viết kèm với ‘언제, 어디, 무슨, 무엇, 몇, 누가, ….
• 언제까지 숙제 해 올래요?
Đến bao giờ mới làm bài tập?
• 내 자리는 여기인데 충효 씨는 어디에 앉을래요?
Chỗ tôi ở đây rồi còn Chunghyo ngồi đâu?
• 저는 냉면을 먹으려고 하는데 선생님은 뭘 드실래요?
Em định ăn miến lạnh, cô dùng gì ạ?
Khi chủ ngữ ở ngôi 1 thì là câu trần thuật bình thường.
• 텔레비전 안 볼래.
Tôi không xem tivi đâu.
• 일찍 일어날래요.
Tôi sẽ dậy sớm.
• 오늘부터 매일 운동할래요.
Từ hôm nay bắt đầu ngày nào cũng tập thể dục.
***Trường hợp thứ 2 -(으)ㄹ래(요) được dùng như câu đề nghị(kiểu nói nhẹ nhàng) kiểu như: “làm ơn…”
• (지하철에서) 내리려고 하는데 좀 비켜 주실래요?
(Ở trên tàu điện) Làm ơn tránh ra được không ạ, tôi đang định xuống tàu.
• (식당에서) 저기요, 여기 김치 좀 더 갖다 주실래요?
(Trong quán ăn) Ấy ơi, làm ơn đem tôi thêm chút kimchi được không ạ?
• 시끄러우니까 조용히 할래요?
Ồn ào quá làm ăn trật tự được không?
• 제 얘기 좀 들을래요?
Làm ơn nghe tôi nói được không ạ?
• 내일 시간 좀 내줄래요?
Ngày mai bỏ chút thời gian được không ạ?
–> Ở đây cũng mang nghĩa đề nghị giống với ‘-아/어 주세요’, ‘-(으)세요’ nhưng mang tính chất nhẹ nhàng hơn. Nếu ‘-아/어 주세요’, ‘-(으)세요’ mang tính chất là ‘hãy, hãy làm cho’ thì ở cấu trúc -(으)ㄹ래(요) này mang nghĩa : ‘làm ơn, làm ơn cho tôi…’
***Trường hợp thứ 3
Khi đề án (rủ rê) một ai đó, giống với 겠어요? nhưng mang tính chất nhẹ nhàng hơn, hay đi cũng với ‘같이, 우리, 함께’ và được viết ở dạng câu hỏi.
• 같이 커피 마실래요?
Cùng uống cafe chứ ạ?
• 우리 내일 몇 시에 올래요?
Mai mấy giờ chúng ta đến?
• 저도 아직 안 먹었는데 우리 같이 식사할래요?
Tôi vẫn chưa ăn, chúng ta cùng dùng bữa chứ.
****************************≧◠◡◠≦********************************
50. -되
Danh từ, động từ, tính từ đều kết hợp được. Có 2 nghĩa lớn sau:
1. Vế trư