Home / Sách tóm tắt / Tóm tắt sách Bài Học Phần Lan 2.0

Tóm tắt sách Bài Học Phần Lan 2.0

Bài Học Phần Lan 2.0 – Chúng ta có thể học được gì từ cải cách giao dục Phần Lan?
Tác giả: Pasi Sahlberg

Về tác giả:
Pasi Sahlberg là nhà cải cách giáo dục lừng danh người Phần Lan, sinh ngày 26 tháng 10 năm 1959 tại Oulu, Phần Lan.

Giới thiệu sách:
Bài Học Phần Lan 2.0 chính là câu chuyện về quá trình xây dựng nền sư phạm Phần Lan trong 4 thập kỷ qua. Tác giả nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính cách mạng của Phần Lan, khác biệt của chúng với nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.

Phần Lan chứng tỏ rằng chính sách lấy giáo viên là trung tâm, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên, xây dựng niềm tin giữa nhà trường và xã hội, đầu tư vì nền giáo dục công bằng thay vì thành tích, đã cực kì thành công, biến Phần Lan thành hình mẫu giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới.

Bài học Phần Lan 2.0 sẽ là cuốn sách gối đầu giường của mọi nhà sư phạm và phụ huynh Việt Nam. Các ý tưởng trong sách gần như tưởng phản hoàn toàn với tình trạng chạy theo thành tích, cải cách liên miên nhưng bế tắc, gây sức ép học hành lên con cái, của nhà trường và phụ huynh nước ta.

Nội dung sách:
Vì sao một đất nước nhỏ bé nằm ở vùng Bắc Âu lạnh lẽo quanh năm phủ đầy tuyết trắng kia lại có sự trở mình thần kỳ đến như vậy? Hệ thống giáo dục được đánh giá là có triển vọng toàn cầu nhất, dựa trên nền tảng lấy học sinh làm trọng tâm cho mọi cải cách đã giúp Phần Lan tạo nên kỳ tích đó. Những yếu tố trong cuộc cách mạng toàn cầu mà Phần Lan mong muốn thay đổi cả thế giới là gì? Liệu chúng ta có rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ việc cải cách kia hay không? Đó vẫn là một dấu chấm hỏi lớn luôn khiến các nhà giáo dục trên thế giới đau đầu trong hàng thập kỷ qua.

“Phương pháp tiếp cận của cải cách giáo dục Phần Lan là: muốn kỳ vọng vào thành tích xuất sắc của học sinh, trước nhất phải giải quyết bất bình đẳng giữa học sinh đã.” – Pasi Sahlberg

1 – Phần Lan – một nền giáo dục độc đáo

Không phải ngẫu nhiên mà Phần Lan được bình chọn là một quốc gia có các chỉ tiêu trong hệ thống giáo dục thuộc hàng bậc nhất thế giới và luôn dẫn đầu tiên phong trong vị thế cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực nói riêng và các cường quốc khác như Mỹ, Anh, Úc nói chung. Hơn thế nữa Phần Lan luôn được “gán mác” là một trong các quốc gia có hệ thống an sinh phúc lợi tốt nhất thế giới khi liên tục đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc của người dân.

Trên hết là hệ thống giáo dục ở đây còn tạo cảm hứng sáng tạo, một tầm nhìn mang tính chất vĩ mô xoay chuyển tình thế trong thời đại công nghệ 4.0 đang áp đảo như hiện nay. Tác giả đã đem đến một nguồn tài sản quý giá cho người đọc có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu hơn là chỉ nhìn bề nổi của sự thật, rằng Phần Lan vốn dĩ ban đầu không phải là một đất nước có hệ thống giáo dục chất lượng như chúng ta thấy bây giờ.

Bằng những số liệu chính xác được thống kê qua từng năm với chỉ số tin cậy cao, một lần nữa tác giả đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát và nhìn nhận giá trị cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục mang tính chất toàn cầu. Dĩ nhiên là không thể áp dụng hoàn toàn các chỉ tiêu, quy định trong giáo dục của Phần Lan với tất cả các nước trên thế giới vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như trình độ dân trí, tiềm lực tài chính cũng như truyền thống văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Trong các chương sách, tác giả có dẫn ra 5 lý do quan trọng tạo nên cảm hứng Phần Lan mang tính khích lệ cho các quốc gia khác dựa trên thành công của chính họ:

– Thứ nhất: giáo dục Phần Lan đặc biệt ở chỗ nó phát triển từ nền giáo dục bình thường để bứt phá trở thành nền giáo dục “kiểu mẫu”.

– Thứ hai: khẳng định vị thế cho sự tiến bộ bằng niềm tin mãnh liệt ở sự thay đổi bắt đầu từ thất bại trong giáo dục khiến quốc gia bị trì trệ trong khoảng thời gian dài. Áp dụng các phương pháp giáo dục đi NGƯỢC lại hoàn toàn với khuynh hướng giáo dục phổ biến trên thị trường.

– Thứ ba: Nhờ thành công của mình mà Phần Lan có thể kiểm soát tốt các vấn đề phát sinh trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đồng thời có khả năng tư duy các vấn đề kinh niên mà các nước tiến bộ khác như Mỹ, Anh, Úc đang mắc phải. Từ đó tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho các quốc gia đang loay hoay tìm kiếm con đường thành công trong nền giáo dục.

– Thứ tư: Phần Lan là quốc gia có thành tích cao trong lĩnh vực công nghệ, thương mại, phát triển bền vững, bình đẳng giới.

– Thứ năm: Những điều Phần Lan làm được không hề chỉ ra các yếu tố chủ yếu làm nên thành công đó, mà nó chính là cả một quá trình nỗ lực lâu dài không ngừng nghỉ, giá trị cốt lõi nằm ở nhiều khía cạnh khác nhau góp phần làm nên thành công của Phần Lan như hôm nay.

2 – Giấc mơ Phần Lan – Một trường học tốt cho mọi người

Chương này mô tả Phần Lan từ một nước nghèo tài nguyên, với nền giáo dục khiêm tốn, khan hiếm nguồn nhân tài, đột phá trở mình thành một quốc gia có tri thức cao, công nghệ tiến bộ, luôn dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực xã hội khác tạo nên danh tiếng vang lừng, ở một vị thế đẳng cấp hơn so với trước kia.

PHẦN LAN THỜI HẬU CHIẾN

Nghiệt ngã khi phải đối diện với khủng hoảng kinh tế, xã hội thời hậu chiến tranh đủ làm cho dân số Phần Lan phải sống cho nghèo khổ suốt thời gian dài. Nhưng không vì thế mà họ gục ngã, họ đã chiến đấu vì tự do và sự sống còn của chính mình. Thế chiến thứ Hai là động lực để Phần Lan thay đổi triệt để trong cấu trúc chính trị, xã hội. Năm 1950, Phần Lan có 338 trường trung học có dạy nghề sau chương trình cơ bản sáu năm. Những năm sau do giành được độc lập nên việc dạy học được chính quy hơn, tập trung nhiều vào phát triển lực lượng giáo viên và mong muốn của học sinh.

GIÁO DỤC CƠ BẢN PHỔ CẬP

Một trong những thành phần làm nền thành công trong lịch sử giáo dục của Phần Lan là ủy ban, đóng góp phần công sức trong việc xây dựng lại và khôi phục hệ thống giáo dục nước này. Sự ra đời của hệ thống giáo dục peruskoulu không thể phủ nhận công sức của các nhà chức trách, cả giảng viên, giáo viên đều có công lao to lớn trong việc cải cách hệ thống giáo dục. Sức ép của xã hội mang lại chủ đề: Tiềm năng phát triển của cá nhân.

TRƯỜNG HỌC MỚI RA ĐỜI

Theo nhà chính trị khoa học Phần Lan nổi tiếng Pekka Kuusi, phí tổn thất từ một nhà nước phúc lợi được nhìn nhận vào một khoản đầu tư gia tăng năng suất hơn là đầu tư vào chi phí tổn thất xã hội cần thiết để duy trì một xã hội công nghiệp.

“Mọi người không thể học được hết tất cả mọi thứ”

Ý tưởng trung tâm của peruskoulu là hợp nhất các trường chuyên, trường công dân và hỗn hợp hiện có thành hệ thống chín năm. Cải cách nhà trường ở Phần Lan phát triển dựa trên ba khía cạnh sau:

– Thứ nhất: nguyên tắc bình đẳng với mọi người, tạo cho học sinh có hứng thú và động lực trong việc học tập, bồi dưỡng kiến thức cá nhân.

– Thứ hai: tư vấn hướng nghiệp gắn liền với sự phát triển của từng cá nhân, nhằm giảm thiểu việc chọn sai phương hướng nghề nghiệp sau này.

– Thứ ba: peruskoulu đòi hỏi giáo viên phải có sự phân định rõ ràng giữa trường chuyên mang tính học thuật và trường công dân hướng nghiệp, để có chương trình dạy học phù hợp nhất.

MỞ RỘNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Trong cải cách mới, cắt giảm thời gian học trên trường học còn 6 – 7 tuần, trong khoảng thời gian đó học sinh sẽ hoàn thành các môn học đã chọn. Việc tiếp theo là thay đổi phân lớp theo lứa tuổi thành hệ thống giáo dục không phân lớp. Việc đánh giá thành tích cũng đóng góp phần khá quan trọng, giáo viên sẽ đánh giá thành tích định kỳ mỗi khóa học (6 – 7 tuần), tức là năm đến 6 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, cấu trúc trung học nghề cũng có sự thay đổi nhằm đơn giản hóa để lấy được bằng thì học sinh phải hoàn thành đủ 120 tín chỉ.

Được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường lao động, tăng thêm các tiết thực hành kỹ năng hơn là dạy lý thuyết học thuật. Học sinh Phần Lan ngày nay đang dần bước vào thời kỳ quá độ giữa tiêu chuẩn kiến thức trung học cơ sở với trung học phổ thông. Thay thế dần số lượng bài tập cố định trên lớp bằng môi trường linh hoạt, cởi mở, tự do phát biểu ý kiến cá nhân.

CẢI THIỆN THÀNH TÍCH GIÁO DỤC

Hằng năm, khoảng 94% học sinh tốt nghiệp peruskoulu chuyển tiếp luôn lên một trong hai hệ thống giáo dục trung học phổ thông hoặc đăng ký học thêm lớp 10 của peruskoulu. Tuy số lượng người trẻ không hoàn thành đủ giáo dục ở Phần Lan chiếm tỉ lệ không quá lớn mỗi năm, nhưng về lâu dài sẽ tạo gánh nặng cho xã hội về chế độ an sinh và phúc lợi xã hội. Tỷ lệ bỏ học ở giáo dục và đào tạo chính quy ở Phần Lan giảm mạnh, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề có tác động ngăn ngừa việc bỏ học và thất bại giáo dục lớn nhất. Đồng thời số tiền tài trợ của chính phủ chi ra cho vấn đề giáo dục là thành tích xuất sắc trong việc phổ cập giáo dục đến cho người dân, khi học phí ở Phần Lan là hoàn toàn MIỄN PHÍ ở mọi bậc học từ tiểu học đến các bậc học sau đại học như thạc sĩ/tiến sĩ, nghiên cứu sinh.

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Ở Phần Lan từ sau công cuộc đổi mới giáo dục, đồng nghĩa với việc giảm dần các cuộc thi mang tính phân loại học sinh nhiều, bù lại kỳ thi tuyển sinh đại học được xem là cuộc thi “sống còn” đối với hầu hết học sinh nơi đây. Mục đích của kỳ thi này là để kiểm tra xem trình độ học thuật của học sinh, cũng như phát hiện xem học sinh có tiêu hóa được hết kiến thức hay không. Kỳ thi tuyển sinh đại học được một ban độc lập tổ chức, cấu trúc bài thi bao gồm một bài đánh giá năng lực tiếng mẹ đẻ (tiếng Phần Lan, Thụy Điển, Sanmi), học sinh được chọn thêm ba bài thi từ những môn sau: ngôn ngữ nội địa thứ hai, ngoại ngữ, toán học, và một bài từ nhóm khoa học và nhân văn. Ngoài ra học sinh còn có thể dự thêm một số bài thi sau: lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, GDCD, giáo dục sức khỏe, triết học, tâm lý học, đạo đức, nghiên cứu tôn giáo. Bài thi này là thước đo tài sản quý báu của mỗi học sinh, học sinh thường được yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến hóa, mất việc làm, ăn kiêng nên thường đòi hỏi ngoài kiến thức chuyên môn còn phải vận dụng kỹ năng đa ngành với vốn kiến thức rất rộng.

3 – Nghịch lý Phần Lan – Chất còn hơn lượng
“Mọi người đều nghĩ giống nhau, thì tức là chẳng ai chịu nghĩ nhiều lắm”

Ngày nay ở Phần Lan là nước có tỷ lệ biết đọc cao nhất trên thế giới. Thời điểm giữa những năm 1990, khi các nước OECD lần đầu tiên thảo luận sự cần thiết phải thống kê đo lường để so sánh thành tựu giáo dục ở các nước phát triển nhất. Năm 2008, OECD tiến hành điều tra quốc tế việc dạy và học (TALIS), với mục đích nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của việc dạy và học ở 24 nước tham gia điều tra. Cả Phần Lan và Mỹ đều không tham gia vào năm 2008 nhưng lại tham gia vào năm 2013. Do Phần Lan thu hút giáo dục toàn cầu với thành tích đáng kể dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Cho đến những năm 1960, trình độ học vấn của người dân Phần Lan khá thấp cho đến khi hệ thống giáo dục peruskoulu được thay thế thì tỷ lệ trình độ hiểu biết của người dân được cải thiện khá đáng kể. Số năm trung bình đi học của người Phần Lan là hơn 20 năm (vào năm 2013), điều này chủ yếu vì giáo dục được nhà nước tài trợ nên phổ cập cho hầu hết tất cả mọi người.

BÌNH ĐẲNG TRONG KẾT QUẢ HỌC TẬP

Mọi người đa phần hiểu lầm bình đẳng trong kết quả học tập tức là mọi người đều được dạy cùng một chương trinh giáo dục giống nhau. Nhưng bình đẳng ở đây tức là không có sự chênh lệch nhiều trong kết quả học tập với tầng lớp giai cấp giàu – nghèo, giới tính, vùng miền. Bình đẳng trong cơ hội giáo dục và bình đẳng trong kết quả học tập là những điểm mạnh của các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Sau khi tiến hành bãi bỏ chế độ phân luồng giáo dục học sinh bằng môi trường bình đẳng, nâng cao kỳ vọng đối với học sinh, đã đem lại nhiều thành tích đáng kể.

Điều này làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng, sự khác biệt trong kết quả học tập cũng được cải thiện khá nhiều. Các kỳ thi tiêu chuẩn hóa được xem như một phương thức đo lường khá phổ biến áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Phần Lan thì không thế. Không có kỳ kiểm tra sát hạch nào được áp dụng làm tiêu chuẩn hóa, thay vào đó nhà trường và giáo viên sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về việc đánh giá học sinh của mình cũng như có trách nhiệm giải trình về điểm số đó. Theo tiêu chí của Phần Lan, trường nào càng công bằng thì trường đó càng tốt.

Ở Phần Lan giáo dục đặc biệt giáo dục đặc biệt nhằm tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn liên quan đến việc học, chẳng hạn như đọc, viết và những khó khăn trong phương pháp giảng dạy. Ở Phần Lan, phương pháp giáo dục “phòng ngừa” được đánh giá là chiến lược tối ưu trong hệ thống giáo dục. Cuối cùng, hệ thống giáo dục mới ra đời ở Phần Lan vào năm 2011 được gọi tắt là Hỗ trợ học tập và giáo dục trường học.

VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH

Tiêu chí tối cao để đánh giá chất lượng của một hệ thống giáo dục là phải xem học sinh ở đó học tốt đến mức nào so với việc mong đợi phải học. PISA đang dần trở thành một bài thi tiêu chuẩn chung mang tính chất quốc tế được hơn 34 quốc gia trên thế giới chấp thuận. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là có khá nhiều ý kiến trái chiều, dẫn đến sự mâu thuẫn trong việc đánh giá điểm số của học sinh chỉ dựa trên một nhánh nhỏ quả là một điều không công bằng. Những nhận định này cho thấy PISA là một đầy tớ tốt của một ông chủ tồi, nhiều người Phần Lan đặt cược đối với các nhà hoạch định chính sách quốc gia và muốn thấy việc học của học sinh được phản ánh qua những bài đánh giá này ở phạm vi rộng lớn.

CHI PHÍ GIÁO DỤC

Chúng ta đến với phần quan trọng nhất có lẽ là phần được nhiều người mong đợi nhất. Tác giả phân tích khá rõ những chỉ tiêu được đề cập đến trong vấn đề chi phí giáo dục. Chỉ rõ ra mối quan hệ giữa chi phí giáo dục và kết quả học sinh như sau: theo nguồn OECD (2010, 2013f) cho thấy không hề có mối liên hệ nào giữa việc chi tiêu và kết quả của học sinh, điều đó phản ánh lớn sự ràng buộc giữa đồng tiền và chất lượng dạy học. Peruskoulu được xây dựng dựa trên giá trị công bằng xã hội. Bên cạnh đó chi phí cho việc lưu ban là một điểm cải thiện đáng kể trong hệ thống giáo dục đặc biệt ở đây khi mọi học sinh được quyền nhận được hỗ trợ “cá nhân hóa” từ sớm từ các chuyên gia.

NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG GIÁO DỤC PHẦN LAN

Nghịch lý 1: Dạy ít hơn, học nhiều hơn.

Nghịch lý 2: Kiểm tra ít hơn, học nhiều hơn.

Nghịch lý 3: Tăng cường tính công bằng thông qua thúc đẩy đa dạng.

4 – Ưu thế Phần Lan – Giáo viên

VĂN HÓA DẠY HỌC

Giáo dục luôn là một phần rất quan trọng trong văn hóa, xã hội ở xứ sở nghìn hồ này từ rất lâu. Theo truyền thống ở đây, nếu nam nữ muốn kết hôn tại nhà thờ thì cả hai đều phải biết đọc biết viết. Quả thật đúng vậy, người Phần Lan luôn xem nghề dạy học là một nghề rất đáng được xem trọng, cao quý ngang với các ngành nghề như bác sĩ, cảnh sát. Hệ thống giáo dục ở Phần Lan khác biệt rất lớn so với mặt bằng chung của các nước phát triển khác, hệ thống thanh tra giáo dục ở trường học là điều gần như không cần thiết. Người Phần Lan rất tự hào về đất nước, ngôn ngữ của họ nên chẳng lạ gì khi ngành giáo viên luôn là một ngành thu hút phần đông sinh viên muốn tham gia. Truyền thông Phần Lan luôn tự hào giới thiệu nền giáo dục đặc biệt của nước họ cho các nước bạn biết.

TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN

Do tính chất đặc thù của ngành sư phạm đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, phẩm hạnh của giáo viên nên việc tuyển chọn sinh viên của ngành mang tính cạnh tranh cao. Đòi hỏi các bạn sinh viên trẻ tài năng phải có nhiệt huyết thực sự đối với nghề “gõ đầu trẻ” này. Điều gì khiến cho nghề nhà giáo được nhiều bạn trẻ ở đây săn đón như vậy?

Giáo viên Phần Lan ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của họ, cống hiến cho xã hội tốt đẹp hơn, đào tạo được thế hệ tương lai cho đất nước là nền tảng trọng yếu cho sự thịnh vượng của một quốc gia. Ngoài điều kiện đầu vào tuyển sinh khắt khe, ngành sư phạm ở đây còn đòi hỏi người giáo viên phải liên tục nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua các khóa học bồi dưỡng, nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực giáo dục. Lương bổng và phúc lợi không hẳn là điều quan trọng để các giáo viên cống hiến hết mình trong sự nghiệp giảng dạy, ở Phần Lan lương của giáo viên sẽ cao hơn một chút so với mức lương trung bình của quốc gia. Đó cũng là một phần trong ưu đãi của chính phủ để giúp níu chân các giáo viên tâm huyết, tận tâm hơn với nghề.

GIÁO VIÊN TỐT, TRƯỜNG HỌC TUYỆT VỜI

Dữ liệu nghiên cứu từ OECD, 2014f cho thấy giáo viên ở Phần Lan đa phần đều thỏa mãn với công việc của họ. 95% giáo viên ở Phần Lan cho biết nghề giáo viên có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm, vượt xa con số trung bình 77% đối với những nước khác. Trong bức tranh ghép về hệ thống giáo dục ở Châu Âu, Phần Lan nổi bật với ba đặc trưng: Các cá nhân có tài và hoài bão đi theo ngành sư phạm; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa chuyên ngành và các khoa sư phạm trong các trường đại học nghiên cứu Phần Lan; công việc đào tạo giáo viên mang tính chất nghiên cứu.

Thứ nhất, giáo viên và học sinh phải được dạy và học trong môi trường tạo điều kiện cho họ phát huy được hết khả năng của mình. Thứ hai, giáo viên là một nghề mang tính chất chuyên môn cao và khá phức tạp nên đòi hỏi giáo viên phải được đào tạo nâng cao ở trường đại học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nâng trình độ chuyên môn của mình đến bậc thạc sỹ để đáp ứng được yêu cầu đối trong trình độ cơ bản.

5 – Cách Phần Lan – Nhà nước phúc lợi Phần Lan
“Người chiến thắng thực thụ là người không tranh đua” – Samuli Paronen, nhà văn Phần Lan

Phần Lan là một nền kinh tế cạnh tranh, mức độ tham nhũng thấp, chất lượng cuộc sống tốt, một đời sống phát triển mạnh mẽ, bình đẳng giới. Trong thử nghiệm giáo dục ở Phần Lan, sự sáng tạo luôn được chú trọng và đề cao dù là ở hình thức “dạy hiệu quả” hay “học năng suất”.

SỨC MẠNH CỦA TOÀN CẦU HÓA

Vấn đề toàn cầu hóa luôn có mặt trái của nó, nhiều người cho rằng nó đem đến sự đa dạng hóa và góp phần thúc đẩy giao lưu, học hỏi giữa các nước với nhau, nhưng vẫn có những bộ phận cho rằng điều đó làm suy yếu đi sự thịnh vượng của Phần Lan về mặt văn hóa và truyền thống.

Toàn cầu hóa là một nghịch lý văn hóa: Nó vừa đem tới sự thống nhất và sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia. Trong “ngành kinh doanh” phát triển giáo dục toàn cầu, điều quan trọng nhất là trở thành một người tiêu dùng biết hoài nghi với những bằng chứng và nghiên cứu có sẵn. Để phản ứng lại việc dạy học tập trung vào kiến thức và trách nhiệm giải trình dựa trên bài kiểm tra. Thay vì hình thành các cơ sở đào tạo riêng lẻ, các cuộc cách mạng giáo dục đang cố gắng khuyến khích các trường học và cộng đồng kết nối với nhau. Cốt lõi của ý tưởng này là tính bổ sung, nghĩa là hợp tác giữa các trường nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng dạy học qua mạng lưới.

PHONG TRÀO CẢI CÁCH TOÀN CẦU

Ý tưởng về phong trào cải cách giáo dục toàn cầu, gọi tắt là GERM phát triển tăng cường trao đổi các chính sách và tính phạm vi trên thế giới. Cảm hứng cho sự xuất hiện của GERM xuất phát từ ba nguồn tài chính: nguồn thứ nhất là mô hình học tập mới ngự trị từ năm 1980, nguồn thứ hai là yêu cầu của công chúng về một nền giáo dục hiệu quả, nguồn thứ ba là phong trào thúc đẩy cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trong giáo dục gối sau làn sóng phi tập trung hóa dịch vụ công trên toàn cầu. Xu hướng được lựa chọn trên toàn cầu trong cải cách giáo dục là “xu hướng chọn trường học”. GERM đã để lại hậu quả đáng kể đối với công việc của giáo viên và học sinh. Tiếng

nói của người làm nhà giáo hiếm khi được lắng nghe trong chính sách giáo dục và công tác cải cách. GERM được các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tư vấn về thay đổi trên toàn cầu ưa chuộng vì nó nhấn mạnh một số định hướng mới cơ bản cho việc học và quản lý giáo dục.

MỘT NỀN KINH TẾ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Việc chuyển mình của nền kinh tế Phần Lan thành một nền kinh tế tri thức được mô tả là “đáng chú ý, không chỉ vì những khó khăn kinh tế trước đó của Phần Lan…”

Các nhà kinh tế học Phần Lan, những người công khai ủng hộ tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và giáo dục trong chính sách phát triển quốc gia, cũng đóng vai trò quan trọng. Khu vực kinh tế Phần Lan kỳ vọng hệ thống giáo dục sẽ sản sinh ra những người trẻ có kỹ năng và sáng tạo, có những năng lực mà doanh nghiệp cần để hoạt động trong môi trường kinh tế và công nghệ thay đổi nhanh chóng.

6 – Tương lai có thuộc về Phần Lan?

Giờ Phần Lan đang đứng ở ngã ba đường, quả thực trên con đường người khác đi sẽ dễ hơn rất nhiều so với khi đi mở đường.

THÀNH CÔNG NHỜ SỰ KHÁC BIỆT

Từ bỏ các nguyên lý của GERM, Phần Lan đã chứng tỏ được thành tựu cải thiện giáo dục bền vững và hiệu quả. Thành công của quốc gia này là ở sự dũng cảm đương đầu, dám đứng lên và làm khác đi những gì mà hầu hết các quốc gia khác đều làm.

Trong khi các quốc gia khác đều khao khát sự xuất sắc cá nhân thì Phần Lan lại chú trọng tới sự bình đẳng. Phần Lan là một mảnh đất của các tổ chức phi chính phủ, có đến hơn 130.000 nhóm hay hiệp hội phi chính phủ được đăng ký với tổng số hơn 15 triệu thành viên. Con đường mới đi tiếp đòi hỏi phải có tư duy dũng cảm, mới mẻ về quá trình đào tạo học đường.

CHUYỂN GIAO TRI THỨC GIÁO DỤC

Ngày nay, Phần Lan sử dụng một mô hình thay đổi giáo dục thành công: “Khi các xã hội đã bước qua kỷ nguyên của việc tiêu chuẩn hóa đối với các kỹ năng thấp”. Thật vậy có rất nhiều nước muốn học hỏi Phần Lan làm thế nào để phát triển hệ thống giáo dục tốt. Hơn nữa, Phần Lan đã cho thấy rằng thay đổi giáo dục nên có tính kết nối và hệ thống, ngược lại với sự nỗ lực can thiệp lộn xộn hiện tại của nhiều nước khác. Những quan sát về vấn đề khả năng chuyển giao của kiến thức về cải cách giáo dục mâu thuẫn với cách nghĩ của nhiều người rằng bối cảnh, văn hóa hay chính trị không quan trọng với hệ thống giáo dục.

Một ví dụ khác về giáo dục tương phản với Cách Phần Lan là cuộc cải cách giáo dục Mỹ được biết đến với tên gọi “Không đứa trẻ nào bị bỏ lại đằng sau”. Bản chất vô lý của cuộc cải cách này trở nên rõ ràng ở Vermont một bang ở Bắc New England, Mỹ. Thay vì thực hiện vì một mục tiêu (bản chất quan liêu và dựa trên dữ liệu), người Phần Lan đã dần xây dựng niềm tin vào trường học và tăng cường trách nhiệm lãnh đạo của giáo viên và hiệu trưởng.

TƯƠNG LAI GIÁO DỤC PHẦN LAN

Liệu hệ thống giáo dục Phần Lan có tiếp tục dẫn đầu trong tương lai hay không?

Bản thân người Phần Lan nhận ra kiến thức kỹ thuật và lợi ích chính trị là không đủ để thay đổi xã hội mà không dùng cảm xúc. Một vài so sánh trên thế giới chỉ ra rằng Phần Lan đã trở thành một nước vận hành tốt và hấp dẫn theo nhiều cách. Bất cứ thay đổi nào đều cần một nền tảng dựa trên một bộ cốt lõi những giá trị, triết lý và một tầm nhìn được chia sẻ. Cách tổ chức giáo dục nhà trường hiện tại đòi hỏi phải có những thay đổi triệt để. Cá nhân hóa không có nghĩa thay giáo viên bằng công nghệ và việc ai nấy học. Trường học Phần Lan mới phải là một môi trường có cảm hứng xã hội và an toàn.
– Dạy trên lớp ít đi
– Học cá nhân hóa nhiều hơn
– Tập trung vào kỹ năng xã hội, lãnh đạo và đồng cảm Mục đích của nhà trường là tìm ra tài năng của bạn.

Những thông thêm về giáo dục ở Phần Lan:
9 THỰC TẾ VỀ GIÁO DỤC PHẦN LAN

➊ Học tập bắt buộc bắt đầu từ lúc trẻ lên 7 tuổi, và kết thúc khi trẻ hoàn thành chương trình 9 năm (trễ nhất là 17 tuổi). Tất cả trẻ em cũng có quyền học 1 năm mầm non.

➋ Học phí, sách, dụng cụ và công cụ học tập được cung cấp miễn phí trong suốt 9 năm giáo dục phổ thông.

➌ Mọi học sinh cũng được có một bữa ăn miễn phí tại trường mỗi ngày đi học.

➍ Một ngày học không được quá 5 tiết đối với học sinh lớp 1 và lớp 2, không quá 7 tiết đối với học sinh lớn hơn (mỗi tiết 45 phút).

➎ Không có các kỳ thi quốc gia hay những bài kiểm tra tính điểm nào ngoại trừ kỳ thi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông.

➏Tổng cộng có 190 ngày học trong một năm học. Năm học bắt đầu từ giữa tháng Tám và kết thúc vào tháng Năm. Học sinh Phần Lan có khoảng 10 tuần nghỉ hè cũng như nghỉ thu, nghỉ Giáng sinh và nghỉ đông, thường thì vào tháng 1.

➐ Ở Phần Lan, phần lớn người trẻ (99,7%) hoàn thành chương trình học phổ thông và tốt nghiệp từ các trường liên cấp.

➑ Sư phạm là ngành nghề được yêu thích nhưng rất khó để đậu. Vào năm 2014 chỉ 9% sinh viên dự thi trúng tuyển vào ngành sư phạm của đại học Helsinki.

➒ Giáo viên dạy lớp 1 đến lớp 6 phải có bằng cấp tương đương thạc sỹ giáo dục. Giáo viên dạy lớp 7 đến lớp 9 phải có bằng thạc sỹ theo đúng chuyên môn, cũng như đạt trình độ yêu cầu.

***

NHÀ TRẺ Ở PHẦN LAN DẠY GÌ?
Phần lớn các nhà trẻ ở Phần Lan tổ chức các hoạt động vui chơi theo các chủ đề như âm nhạc, nghệ thuật, thể dục, mạo hiểm… Và một phần rất quan trọng khác là THIÊN NHIÊN.

Cô Susanna Suutarla, CEO của nhà trẻ Taiga, một nhà trẻ được thành lập 20 năm trước giải thích;
“Với chúng tôi, thiên nhiên là một phần trong không gian, chúng tôi yêu thích các hoạt động ngoài trời quanh năm suốt tháng bất kể thời tiết như thế nào. Chúng tôi luôn cố gắng dành một khoảng thời gian để sinh hoạt ngoài trời mỗi ngày, kể cả ăn uống. Chúng tôi làm việc cùng Hiệp Hội Hoạt Động Ngoài Trời để xây dựng một khái niệm gọi là ‘Ở nhà với thiên nhiên,’ để nhấn mạnh việc vui chơi và an toàn trong thiên nhiên, cũng như dành thời gian để sinh hoạt cùng nhau một cách thoải mái nhất.”

LỐI SỐNG BỀN VỮNG
Trẻ em học cách cảm thấy thoải mái khi ở ngoài trời, trong những địa thế khác nhau. Không gian tự nhiên nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sự hiếu kì của trẻ, khuyến khích trẻ quan sát và học hỏi trong lúc vui chơi.

Cô Suutarla nói;
“Trong rừng, trẻ học cách phân biệt sự khác biệt giữa các loại cây, và cách để chăm sóc thiên nhiên. Ở trong lớp trẻ được dạy cách dọn dẹp sau khi chơi thì ngoài trời cũng vậy. Chúng tôi trân trọng lối sống bền vững.”

Tác giả: Marina Ahlberg, Tạp chí ThisisFINLAND 2019

***

VÌ SAO NGƯỜI PHẦN LAN KHÁ THỜ Ơ VỚI SỐ ĐIỂM PISA?

Năm 2000, khi những kết quả đầu tiên của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), một bài kiểm tra tiêu chuẩn dành cho những học sinh 15 tuổi tại hơn 40 khu vực trên toàn cầu, cho thấy giới trẻ Phần Lan là những độc giả trẻ giỏi nhất trên toàn thế giới. Ba năm sau, họ tiếp tục dẫn đầu về môn toán. Đến năm 2006, Phần Lan lần đầu tiên trở thành một trong số 57 quốc gia (và một vài thành phố) dẫn đầu về khoa học. Vào năm 2009, thống kê điểm PISA năm trước đó cho thấy Phần Lan đã vươn lên đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc, và thứ sáu về toán giữa gần nửa triệu học sinh khắp thế giới. Theo bảng xếp hạng nổi tiếng PISA năm 2018, quốc gia Bắc u này đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu Liên Âu.

Tuy vậy, vẫn có một sự im lặng đáng ngạc nhiên của người dân Phần Lan vốn nổi tiếng trầm lặng. Họ có thể háo hức ăn mừng chức vô địch thế giới môn hockey, nhưng lại khá thờ ơ với số điểm PISA. Pasi Sahlberg, cựu giáo viên toán và vật lý, hiện đang làm việc tại Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan cho hay: “Chúng tôi dạy lũ trẻ học cách để học, chứ không phải học cách để làm bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều đến PISA, vì đó không phải những gì chúng tôi hướng đến.”

Các giáo viên tại Phần Lan dành ít thời gian ở trường và tại lớp học hơn những giáo viên người Mỹ. Họ dành nhiều thời gian hơn cho việc xây dựng chương trình giảng dạy và đánh giá học sinh của mình. Lũ trẻ có rất nhiều thời gian để vui chơi bên ngoài, kể cả những ngày đông giá rét. Bài tập về nhà được cắt giảm tối đa. Giáo dục bắt buộc không được áp dụng cho đến khi trẻ em lên bảy. “Chúng tôi không có gì phải vội cả,” Louhivuori, một giáo viên nói. “Lũ trẻ sẽ học tốt hơn khi chúng đã sẵn sàng. Vậy thì cớ sao ta phải gây áp lực cho chúng?”