Home / Sách tóm tắt / Tóm tắt sách Mỗi Ngày Một Bài Học

Tóm tắt sách Mỗi Ngày Một Bài Học

Mỗi Ngày Một Bài Học
Tác giả: Matsushita Konosuke

Đôi nét về tác giả:
Matsushita Konosuke, là doanh nhân người Nhật, sáng lập ra tập đoàn Matsushita. Ngoài ra ông còn sáng lập ra trường tư thục kinh tế chính trị Matsushita, viện nghiên cứu PHP. Được coi là ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật, người anh hùng dân tộc của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Giới thiệu sách:
Một năm có 365 ngày. Nếu mỗi ngày đều là ngày tốt đẹp, ta sẽ có một năm đầy ý nghĩa, từ đó kết thành cuộc đời trọn vẹn. Dù hiểu rõ vậy nhưng thực tế, trong đời sống thường nhật, khó mà có chuyện ngày nào cũng thuận buồm xuôi gió hết, phải vậy không?
Kết thúc một ngày, nhìn lại, có khi chúng ta thấy hài lòng vì mình đã làm tốt sống tốt, nhưng cũng có khi chúng ta tiếc nuối “phải chi mình làm thế này thì hay hơn”, “biết vậy đừng làm thế kia thì tốt rồi”.

Nhưng thiết nghĩ, chính những khoảnh khắc đó sẽ giúp chúng ta có cơ hội nhìn lại bản thân và không quên tự nỗ lực nâng cao tinh thần để ngày sau lại tốt hơn ngày trước.

Quyển sách Mỗi ngày một bài học được biên tập từ những câu chuyện về cuộc sống, sự nghiệp kinh doanh và quốc gia, xã hội mà người sáng lập Viện Nghiên cứu Tổng hợp PHP, Matsushita Konosuke, từng viết hoặc chuyện trò trong nhiều thời điểm khác nhau.

Sách gồm 366 mẩu chuyện nhỏ tương ứng với mỗi ngày trong một năm, chuyển tải những thông điệp mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa mà Matsushita gửi gắm. Hi vọng, qua mỗi bài học mỗi ngày này của ông, bạn sẽ được tiếp thêm động lực vượt qua được những khó khăn phiền muộn, những băn khoăn trăn trở, để từ đó, từng ngày, từng năm đều khởi sắc, tốt đẹp và bạn sẽ có được một cuộc đời trọn vẹn và hạnh phúc.

NỘI DUNG
THÁNG MỘT
Ngày 01:Ngày Tết với tâm hồn tươi mới.

Ngày 02: Lòng tin tạo nên sự vĩ đại.

Ngày 03: Không có “thời đại không có tính xác thực [1] ”. Nếu dẹp bỏ những suy nghĩ và hành động không xác thực, mọi thứ sẽ trở nên xác thực.

Ngày 04: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi lời [2] ”. Nghĩa là, nhà kinh doanh, người đứng đầu phải lên tiếng trước tiên. Nói cách khác, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng và chia sẻ mục đích của ý tưởng đó cho mọi người.

Ngày 05: Nuôi dưỡng tầm nhìn xa.

Ngày 06: Trái tim chân thật. Trái tim chân thật là trái tim thấu hiểu đạo lý, có thể nhìn rõ bản chất của sự vật, sự việc để có cách ứng xử thích hợp.

Ngày 07: Nhiệt tình là nam châm.

Ngày 08: Tư tưởng nguyện cầu. Không tự mình làm việc, chỉ biết cầu Trời khấn Phật để xin lợi lộc, may mắn và hạnh phúc là thái độ không nên có của con người. Trên đời này, chẳng thể nào có được những thứ lợi lộc dễ dàng và sẵn tiện như thế.

Ngày 09: Trời mưa thì che dù. Nghĩa là đi thu tiền những nơi phải thu, khi không bán được hàng thì đừng miễn cưỡng mà nên nghỉ, khi nào bán được lại sản xuất. Nói cách khác, cứ thuận theo tự nhiên mà làm.

Ngày 10: Công việc là do xã hội phân công.

Ngày 11: Nhận biết mặt tốt của Nhật Bản. Chúng ta phải hiểu rõ bản thân, hiểu rõ đất nước Nhật Bản, con người Nhật Bản. Đương nhiên không phải tất cả đều tốt đẹp. Khuyết điểm là khuyết điểm, phải khắc phục, sửa chữa. Nhưng tạm gác qua những hạn chế thì vẫn còn rất nhiều mặt tốt chúng ta cần phải biết và phát huy.

Ngày 12: Xây dựng cuộc đời. Những thử thách đó sẽ giúp cuộc đời của chúng ta phong phú và ý nghĩa hơn.

Ngày 13: Không bị gò bó trong khuôn mẫu. Ngày 14: Suy thoái kinh tế cũng là điều tốt. Ngày 15: Thanh xuân là sự trẻ trung trong tâm hồn.

Ngày 16: Bushido (võ sĩ đạo) và sự tin cậy. Hãy cùng nhau quán triệt, nhìn nhận con đường của bản thân đúng với vị trí của mình.

Ngày 17: Giữ vững quyết tâm.

Ngày 18: Như dòng nước máy… Thứ gì càng quan trọng, chúng ta càng cần gia tăng số lượng, làm cho nó nhiều lên và cung cấp với giá gần như miễn phí.

Ngày 19: Biết người biết mặt biết lòng. Chúng ta phải dùng đôi mắt chân thật nhất, dùng cái tâm trong sáng nhất để quan sát thì mới có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim người khác.

Ngày 20: Duyên đến từ những lời phàn nàn.

Ngày 21: Va chạm với đời. Sau khi đã suy đi tính lại mọi vấn đề rồi thì chỉ còn việc dũng cảm bắt tay vào làm, thế thôi.

Ngày 22: Trả nợ năm tháng. Chúng ta không nghĩ những gì cần nghĩ, không cải thiện những thứ cần cải thiện. Và cứ thế, sau những năm tháng dài, món nợ đời ngày càng chồng chất.

Ngày 23: Trước khi tạo ra vật chất hãy chú trọng bồi dưỡng con người.

Ngày 24: Tin tưởng vào công ty.

Ngày 25: Tín niệm “dung thông vô ngại [3] ”.

Ngày 26: Bốn phần sở đoản, sáu phần sở trường.

Ngày 27: Cạnh tranh quá mức là tội ác.

Ngày 28: Ăn no, mặc ấm, biết lễ nghĩa.

Ngày 29: Tiên ưu hậu lạc. Là câu nói tắt của người Trung Quốc thời xưa đề cập đến tinh thần của người làm quan. Câu đầy đủ tạm dịch là: Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ [4] .

Ngày 30: Không tô vẽ bản thân.

Ngày 31: Dù đời có trăm nghìn âu lo. Dù có hàng trăm, hàng ngàn vấn đề đi nữa, ta chỉ cần suy nghĩ tới một vấn đề lớn nhất đó mà thôi.

THÁNG HAI
Ngày 01: Trời trao một thứ. Trên đời này không có chuyện gì bất hạnh trăm phần trăm. Cứ năm mươi phần bất hạnh thì sẽ có năm mươi phần hạnh phúc. Làm người cần hiểu điều đó.

Ngày 02: Trước tiên phải yêu thích. Hẳn mọi người đều từng nghe câu “có thích mới giỏi” và câu này có thể áp dụng với việc buôn bán, kinh doanh.

Ngày 03: Đạo làm người. Phải tìm ra con đường mà mọi người đều sống được.

Ngày 04: Doanh nghiệp là công cụ của xã hội.

Ngày 05: Công việc được đón mừng. Nếu nghĩ công việc là thứ đem lại niềm vui cho mọi người và sự phát triển cho xã hội, chúng ta sẽ có thêm dũng khí để đi tới thành công.

Ngày 06: Ý thức quốc gia đúng đắn.

Ngày 07: Trải nghiệm ngày bình an vô sự. Quan trọng là tâm thế xem trọng, tích lũy nghiêm túc cả những việc nhỏ bé lặp đi lặp lại hằng ngày của chính chúng ta, chứ không chỉ là những trải nghiệm có hình có dạng.

Ngày 08: Mức giá bao gồm giá trị tinh thần.

Ngày 09: Giá trị của từng bước một. Chỉ cần bước từng bước một trên con đường lớn là được.

Ngày 10: Hai người cùng đi. Nghĩa là trong lòng người theo tín ngưỡng tam muội [5] , đại sư vẫn đang sống và tồn tại cho đến ngày nay.

Ngày 11: Yêu nước.

Ngày 12: Vui mừng khi nhân viên đề xuất ý kiến.

Ngày 13: Nếu từng người không trưởng thành…nếu mỗi cá nhân không lớn lên, không trưởng thành thì sức mạnh của toàn thể xã hội sẽ không thể nào nâng cao được.

Ngày 14: Dung mạo cũng là sản phẩm.

Ngày 15: Xem xét bản thân. Người mạnh dạn kiểm điểm bản thân là người hiểu rõ bản thân mình.

Ngày 16: Sự cô đơn của người có trách nhiệm cao nhất. Tính tình khiêm nhường, luôn chú ý đến những ý nghĩa toát ra từ cử chỉ, hành vi là vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo.

Ngày 17: Chết cũng là sự “sinh thành và phát triển”.

Ngày 18: Chủ nghĩa dân chủ kiểu Nhật Bản. Quan niệm căn bản của chủ nghĩa dân chủ thật sự rất đáng được trân quý. Có thể nói, việc áp dụng nó để tạo nên sự phát triển, phồn vinh cho quốc dân và quốc gia vô cùng quan trọng. Nhưng điều này phải được thực hiện dựa trên nền tảng truyền thống Nhật Bản, đặc tính riêng của Nhật Bản.

Ngày 19: Trên tốt nhất còn có tốt nữa.

Ngày 20: Tức giận chính đáng, công minh.

Ngày 21: Nỗ lực hết mình, chờ đợi kết quả.

Ngày 22: Trân trọng nỗ lực của nhau.

Ngày 23: Đạo đức giống như “nước”. Con người muốn tồn tại phải có nước. Nhưng nếu nước bị nhiễm tạp chất thì người uống sẽ bị bệnh. Vậy, nếu chúng ta hoàn toàn không đụng đến, không uống giọt nước nào thì sao? Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ bản thân “nước” có giá trị của nó, ta không thể phủ nhận công dụng của nước và nhiệm vụ của chúng ta là phải loại bỏ tạp chất.

Ngày 24: Bí quyết xây thành Osaka. “Tín thưởng tất phạt” là yếu tố cần thiết từ xưa đến nay, một khi con người còn tồn tại thì đó là lời giáo huấn quan trọng, như một chân lý.

Ngày 25: Là người bảy mươi điểm trở lên. Nếu không nỗ lực để sống một cuộc đời làm được nhiều việc đúng hơn sai thì lại không phải là tâm thế thích hợp với con người.

Ngày 26: Tinh thần chờ đợi thời cơ. Việc này đúng là khó thực hiện nhưng tôi nghĩ, tinh thần nghỉ ngơi, biết chờ đợi thời cơ quan trọng lắm.

Ngày 27: Chỉ cần có thành ý.

Ngày 28: Lòng biết ơn – van an toàn của hạnh phúc. Ngày 29: Giữ gìn sức khỏe cũng là một phần công việc.

THÁNG BA
Ngày 01: Dũng khí thật sự. Thiếu dũng khí là thái độ xuất hiện khi có sự mơ hồ trong nhận thức, hoài nghi về điều gì đó có đúng hay không.

Ngày 02: Chào buổi sáng với tinh thần tập trung.

Ngày 03: Kinh doanh đập nước. Tùy vào các phương diện kinh doanh mà tạo nên sự phát triển ổn định để không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi từ bên ngoài.

Ngày 04: Tự mình làm nhân sự. Hãy để mọi người mạnh dạn bày tỏ, thể hiện rằng “tôi là người phù hợp với công việc này”.

Ngày 05: Già làng, thợ săn và con cáo. Trong một cuộc tranh đua, việc cho rằng người thắng thì oai hơn còn người thua thì không oai chẳng đúng gì cả. Cũng không phải người có học thì cao quý hơn, hay người ít học là do đầu óc kém thông minh. Bởi rõ ràng mỗi người có một hoàn cảnh sống riêng.

Ngày 06: Thử thách trước sự bất an. Dù cảm nhận được sự bất an nhưng chúng ta nên chấp nhận chiến đấu để loại bỏ cảm giác đó.

Ngày 07: Di huấn của Saigo [6] . Phải giao vị trí cho đúng người, còn với người có công, chỉ cần báo đáp bằng bổng lộc.

Ngày 08: Lợi nằm ở gốc.

Ngày 09: Phụ giúp ba ngày. Có câu “phụ giúp ba ngày” với ý nhắc nhở chúng ta nếu dành trọn tâm sức cho việc phụ giúp nhỏ nhặt trong ba ngày như thể làm công việc đó cả đời thì chắc chắn sẽ có được thành tựu to lớn.

Ngày 10: Tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Thứ nhất, đó là tinh thần yêu chuộng hòa bình với phương châm đề cao chữ “hòa”. Thứ hai, “quyết định sự việc dựa trên ý kiến của dân chúng”, tức chủ nghĩa dân chủ. Thứ ba: duy trì bản sắc dân tộc. Từ thời xa xưa đến nay, người Nhật vẫn luôn tiếp nhận những giá trị đến từ bên ngoài, để rồi “Nhật Bản hóa” chúng mà không đánh mất bản sắc.

Ngày 11: Thử nếm vị mặn của muối… Quá trình lĩnh hội những việc quan trọng trong đời chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta làm gì đó và suy nghĩ, cân nhắc thận trọng về những gì đã làm.

Ngày 12: Làm việc khi thật sự tâm đắc. Ngày 13: Giữ mối quan hệ tốt đẹp.

Ngày 14: Tình trạng xa rời con người là do con người tạo ra.

Ngày 15: Đánh giá sức mạnh của công ty. Phải thường xuyên lưu tâm, nhìn lại bản thân và năng lực tổng hợp của công ty, từ đó, triển khai những công việc phù hợp.

Ngày 16: Nếu có 60% khả năng. Khi áng chừng một người có thể làm việc với 60% khả năng thì cứ giao phó.

Ngày 17: Lựa chọn nơi tu dưỡng.

Ngày 18: Sống lâu lên lão làng và sự tiến cử, đề bạt. Ở Nhật Bản hiện nay, chế độ “sống lâu lên lão làng” vẫn đang phổ biến, nếu nâng tỷ lệ đề bạt ở mức phù hợp thì sẽ có sự cân bằng tương đối hợp lý.

Ngày 19: Tài nguyên của Nhật Bản: con người. Ngày 20: Trước tiên là tự giác.

Ngày 21: Tâm hồn thưởng thức mùa xuân. Cũng như cây cỏ trên cánh đồng mỗi năm thêm một tuổi, tâm hồn ta cũng dần trưởng thành, năm nay hơn năm trước, năm sau hơn năm nay.

Ngày 22: Băn khoăn và phán đoán. Những lúc băn khoăn, do dự, tôi lắng nghe ý kiến của người khác cho đến khi nào bản thân tôi thấy thuyết phục thì thôi.

Ngày 23: Quyết định ngay, làm tức thì.

Ngày 24: Có tính hòa hợp. Là nhân viên của một công ty, các bạn phải tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp. Nếu không biết xem trọng vị trí của người khác, không hòa hợp với nhau thì các bạn sẽ gặp phải vấn đề khá gay go.

Ngày 25: Giao phó quyền hạn. Sức người có hạn. Nếu phải làm hay bị buộc phải làm một việc quá sức thì sẽ dễ thất bại. Tốt nhất là tiến hành công việc trong phạm vi phù hợp với năng lực. Nếu công việc đó vượt quá sức thì chia ra cho nhiều người cùng thực hiện.

Ngày 26: Hợp đồng vô hình. Để thực hiện hợp đồng, chuẩn bị mọi thứ chu đáo hằng ngày là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ to lớn đặt lên vai chúng ta: nhà sản xuất.

Ngày 27: Xây dựng kế hoạch trăm năm. Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một lý tưởng lớn mạnh, dựa trên nền tảng triết lý thật sự đúng đắn, xuyên suốt để lập nên một kế hoạch lớn trong vòng 100, 200 năm.

Ngày 28: Đôi khi cũng cần “vứt bỏ” cái tôi. Ngày 29: Tiền lương là thù lao phụng sự xã hội.

Ngày 30: Quyết định rút lui. Đối với con người, nhất là người lãnh đạo cần quán triệt quan điểm khi phải làm thì làm, lúc cần rút lui thì rút lui, cách ứng xử như vậy rất quan trọng.

Ngày 31: Đường đi là vô hạn.

THÁNG TƯ [7]

Ngày 01: Duyên đa sinh. Rõ ràng không có gì kỳ lạ bằng sự kết nối giữa người và người. Do đó, chúng ta càng cần quý trọng và biết ơn mối quan hệ con người trong thế giới này hơn.

Ngày 02: Con người là viên kim cương thô. Ngày 03: Xây dựng con người trước tiên.

Ngày 04: Đã vào công ty rồi thì… Việc lựa chọn công ty để đầu quân là vấn đề quan trọng nhất quyết định đường hướng tương lai của mỗi người. Không nên có suy nghĩ vào làm thử cho biết mà cần có ý chí vững chắc để phục vụ công ty này suốt đời. Hễ công việc không suôn sẻ lại nghĩ đến chuyện chuyển sang chỗ làm khác thì không bao giờ có sức mạnh làm nên việc gì cả.

Ngày 05: Tinh thần học hỏi. Không quá lời nếu nói người nào có tinh thần học hỏi càng hăng say thì sẽ càng có những phát kiến mới, sáng tạo và độc đáo.

Ngày 06: Nói về mặt tốt của công ty.

Ngày 07: Vỗ tay chúc mừng sự thăng tiến của đồng nghiệp.

Ngày 08: Giáo dục tâm hồn. Có câu rằng “kinh doanh là con người”, nên việc đào tạo con người vô cùng quan trọng. Nói cách khác, chế độ đào tạo phải phản ánh nhân cách của người lãnh đạo công ty hay chủ doanh nghiệp.

Ngày 09: Nâng cao tinh thần quốc dân. Ngày 10: Đón chào nhân viên mới.

Ngày 11: Chuyển động trong mơ. Chẳng phải là vào thời đại cơ giới hóa như ngày nay, chúng ta càng cần phải nhìn nhận, đánh giá lại tầm quan trọng của những công việc mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật như vậy sao?
trong công việc thì dù là người có tâm hồn yếu đuối vẫn sản sinh ra sức mạnh phi thường.

Ngày 13: Phát huy vận mệnh. Khi đã vào làm việc ở bất kỳ công ty nào, có thể nói đó chính là vận mệnh, là duyên. Bạn phải tự mình lập chí và phát huy vận mệnh ấy.

Ngày 14: Tri thức là công cụ, tri đức là con người. Ngày 15: Công việc “dán cửa kính [8] ”.

Ngày 16: Công cụ của văn minh là tài sản chung của nhân loại.

Ngày 17: Sức cuốn hút người khác. Nói ngắn gọn, người lãnhđạo cần hiểu rõ tầm quan trọng của khả năng cuốn hút người khác và nên nuôi dưỡng, nâng cao khả năng này.

Ngày 18: Quên ăn quên ngủ. Có câu rằng “sự cần thiết là mẹ phát minh”, để tạo ra những sản phẩm mới, ta phải nhận ra tính thiết yếu của chúng và quan trọng là phải làm hết sức mình để biến điều đó thành hiện thực.

Ngày 19: Nghĩa vụ với tư cách là thành viên của xã hội. Chúng ta tích lũy kiến thức phổ thông, nâng cao năng lực nghề nghiệp đương nhiên vì bản thân trước hết, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội.

Ngày 20: Nếu tin tưởng… Được tin tưởng, được giao phó, ai cũng trở nên vui vẻ và ý thức được trách nhiệm của mình.

Ngày 21: Giáo dục phép tắc. Dù có kiến thức mà không biết gìn giữ phép tắc thì dáng vẻ, diện mạo của người đó cũng chẳng tốt đẹp gì.

Ngày 22: Tin tưởng công ty.

Ngày 23: Trao mục tiêu. Dựa trên triết học và trải nghiệm của bản thân để đưa ra mục tiêu đúng đắn tương ứng với từng thời kỳ – chỉ cần người lãnh đạo làm việc đó một cách chính xác thì có thể yên tâm kê gối cao mà ngủ rồi.

Ngày 24: Buôn bán bằng tấm lòng.

Ngày 25: Phúc lợi xã hội là do bản thân tạo ra.

Ngày 26: Huấn luyện cách ứng dụng tri thức. Để đặt được câu hỏi, bạn phải có sự hoài nghi. Và bạn phải tự mình tìm tòi, nghiên cứu cho đến khi nảy sinh nghi vấn.

Ngày 27: Nếu chỉ toàn hiền tài. Ở đời chắc chắn không bao giờ có chuyện nếu công ty chỉ toàn hiền tài thì mọi sự sẽ suôn sẻ.
Ngày 28: Công ty là đạo trường.

Ngày 29: Không để tâm hồn sao nhãng.

Ngày 30: Sức mạnh sinh ra từ gian khó.

THÁNG NĂM
Ngày 01: Người lao động và người sử dụng lao động vừa đối lập vừa điều hòa.

Ngày 02: Bước đi như loài rùa. Thoạt nhìn, bước đi của loài rùa thật chậm chạp nhưng tôi lại nghĩ, việc bước từng bước chắc chắn, theo khả năng của mình mà không vội vàng, không gây náo loạn là cách đi tốt nhất.

Ngày 03: Luật pháp vì dân.

Ngày 04: Đổi mới kinh doanh mỗi ngày. Ngày 05: Không có khoảng cách thế hệ.

Ngày 06: Sử dụng phe phái hiệu quả. Không thể xóa bỏ phe phái được. Ngược lại, có phe phái cũng không sao. Quan trọng là chúng ta phát huy đúng đắn và nâng cao tinh thần của từng cá thể trong đó.

Ngày 07: Rèn giũa chính mình.

Ngày 08: Điều đầu tiên “nhân viên cần học”. Điều nhân viên cần phải học đầu tiên đó là đặc thù công việc và trách nhiệm của giám đốc cũng như ban lãnh đạo: họ bận rộn thế nào, sứ mệnh trọng đại ra sao.

Ngày 09: Việc kinh doanh tập hợp trí tuệ của tập thể.

Ngày 10: Nếu có lòng nhiệt tình. Nếu bản thân không có tài cán gì to tát nhưng chỉ cần có được và giữ vững lòng nhiệt tình, thì người có trí tuệ sẽ dùng trí tuệ, người có sức mạnh sẽ dùng sức mạnh, người có tài năng sẽ dùng tài năng mà hiệp lực với ta.

Ngày 11: Nắm bắt cảm hứng. Khi cảm hứng ở trạng thái cực kỳ tốt thì năng lực hoạt động cũng tăng dần, có thể phát kiến những điều chưa từng để ý trước đó.

Ngày 12: Sử dụng một lần rồi bỏ và tính kinh tế. Chúng ta cần tôn trọng những suy nghĩ như vậy, cũng như tôn trọng tính kinh tế của sự vật, tùy trường hợp mà giữ lại tận dụng.

Ngày 13: Tính chuyên nghiệp. Việc luyện tập không ngừng mỗi ngày cho đến khi không có thất bại thực sự vô cùng gian nan, vất vả. Những ai làm được điều đó chính là người chuyên nghiệp.

Ngày 14: Tình yêu của mẹ. Tình yêu bao la, tình yêu đơn thuần không thể đong đếm của mẹ bây giờ vẫn sống trong từng nhịp đập trái tim tôi, ban cho tôi sức mạnh làm việc cho đến nay và thiết tha nguyện cầu cho tương lai tốt đẹp của tôi.

Ngày 15: Nâng cao uy tín ngành nghề.

Ngày 16: Quan niệm về con người. Người lãnh đạo phải có quan niệm đúng đắn về con người, về xã hội. Nếu biết dựa vào đó để dựng nên triết lý lãnh đạo thì chắc chắn nó sẽ trở thành sức mạnh về sau.

Ngày 17: Có phiền não cũng không ưu phiền.

Ngày 18: Thời đại quốc tế hóa và người Nhật. Nhật Bản là một nước công nghiệp không tài nguyên, tương lai về sau vẫn phải sống trong mối quan hệ mật thiết với các nước khác trên thế giới. Do đó, nếu không khéo léo mà để các nước phải e dè cảnh giác hoặc ghét bỏ thì vô cùng bất lợi.

Ngày 19: So với việc buôn bán trong thời chiến.

Ngày 20: Thái độ công bằng. Nếu luật pháp của một quốc gia không cho phép sự bất công tồn tại thì nội quy, quy chế của một công ty, đoàn thể cũng phải như vậy, dù xảy ra chuyện gì trong thực tế.

Ngày 21: Lòng kiêu hãnh của một người giám đốc. Nếu mỗi chúng ta ai cũng có lòng kiêu hãnh như vậy khi làm việc, chắc chắn sẽ đưa ra nhiều ý tưởng mới và trưởng thành từng ngày.

Ngày 22: Quan tâm. Khi lắng nghe ý kiến người khác, dù không nên cuốn theo đó nhưng trước tiên phải có sự quan tâm rồi cùng nhau học hỏi, nuôi dưỡng và nâng cao tư duy ngày càng uyển chuyển, linh hoạt.

Ngày 23: Giám đốc là chức vụ đầy thử thách.

Ngày 24: Hỏi thế gian. Thế gian ở đây là đạo trường – đạo trường huấn luyện con người. Rộng thì tham khảo ngoài xã hội, hẹp thì vấn kế đồng nghiệp, bạn bè. Từ việc hỏi han, lắng nghe ý kiến mọi người như vậy, ta sẽ rút ra được cách thức giải quyết vấn đề tốt nhất.

Ngày 25: Giám đốc là “đức”, phó giám đốc là “tài”.

Ngày 26: Không có gì là không cần thiết.

Ngày 27: Thành ý là nền tảng.

Ngày 28: Thành thật nhìn nhận thất bại.

Ngày 29: Giao phó chứ không giao khoán.

Ngày 30: Hạnh phúc khi được khiển trách.

Ngày 31: Cuộc đời trên mức số 0. Nếu sự chênh lệch giữa nhận và cho không hơn con số 0 thì không thể nói đó là người có ích.

THÁNG SÁU
Ngày 01: Thương trường là chiến trường vô cùng cam go. Ngày 02: Duy trì vị trí dẫn đầu.

Ngày 03: Học từ tự nhiên.

Ngày 04: Hiểu biết lịch sử phát triển của công ty.

Ngày 05: Đạo đức kinh doanh. Người kinh doanh có sứ mệnh của người kinh doanh. Vì vậy, chỉ cần một lòng chân thành đi theo và hoàn thành sứ mệnh đó.

Ngày 06: Chuyện gì cũng được. Một cuộc đời may mắn đương nhiên là tốt rồi nhưng một cuộc đời không may mắn thì cũng chẳng sao. Miễn là trong lòng luôn tâm niệm thế nào cũng được thì mọi chuyện đều có thể suôn sẻ.

Ngày 07: Có thấy cấp dưới giỏi giang không? Tùy vào thái độ đánh giá cấp dưới của người lãnh đạo, thấy họ giỏi hay dở, mà ta có thể đánh giá công việc kinh doanh của công ty đó thành công hay thất bại.

Ngày 08: Bản chất của giàu có. Có thể nói phải cân bằng năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ thì mới có thể gia tăng sự giàu có và tạo nên con đường dẫn đến phồn vinh.

Ngày 09: Biến gian khổ thành hy vọng.

Ngày 10: Thời gian trị giá mười triệu yên.

Ngày 11: Hội nghị Odawara [9] … Rõ ràng hội nghị, họp bàn chỉ cần một lần là đủ, sau đó phải thực hiện thì mới có kết quả. Chỉ cần quyết một cũng thực hiện, hai cũng thực hiện là được.

Ngày 12: Công minh chính đại.

Ngày 13: Khoan dung và nghiêm khắc để có sự tốt đẹp. Ngày 14: Kinh doanh trong phạm vi có thể phục vụ.

Ngày 15: Phê bình để sau cũng được.

Ngày 16: Vượt qua thường thức. Khi lòng nhiệt tình sục sôi, chắc chắn con người sẽ khai phá con đường mới – con đường mà nếu chỉ dựa vào thường thức thì không thể nhìn thấu, từ đó mở cửa vận mệnh, tạo ra những phát minh, phát kiến vượt qua thường thức.

Ngày 17: Tránh cô lập hóa.

Ngày 18: Núi cao còn có núi cao hơn.

Ngày 19: Đẹp và xấu. Đẹp và xấu ở hai mặt trái phải, đó chính là sự thật của con người. Việc khen ngợi cái đẹp chê trách cái xấu tức là chưa biết sự thật về con người.

Ngày 20: Nói những gì cần nói.

Ngày 21: Kinh doanh là con người. Dù kinh doanh lĩnh vực nào cũng phải có người phù hợp mới phát triển được.

Ngày 22: Cho dù có kiến thức… Việc nuôi dưỡng nhân tâm, nuôi dưỡng con người phù hợp với kiến thức là vô cùng cần thiết.

Ngày 23: Sức mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không nơi nào vừa phát huy năng lực con người đầy đủ vừa dễ làm việc bằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với số lượng nhân viên từ 20-50 người, mọi người dễ dàng hiểu tính khí, năng lực hoạt động của nhau, giúp công việc diễn ra một cách linh hoạt, nhanh chóng.

Ngày 24: Cách nhìn lịch sử. Chúng ta phải nhận thức nguyên vẹn điểm mạnh, điểm yếu của lịch sử và phát huy, nâng cao mặt tốt. Đừng chỉ soi mói để thỏa mãn sở thích mà nên nhìn nhận những mặt tốt đẹp nhiều hơn nữa.

Ngày 25: Báo cáo. Đông tay thì vỗ nên kêu, hay nói cách khác là “dĩ tâm truyền tâm”, nếu làm việc bằng sự đồng cảm trong tâm hồn thì ta nhất định phải nghĩ đến tâm trạng chờ đợi của người ra lệnh để báo cáo đầy đủ. Chỉ cần quan tâm hơn một chút, cảm giác tin tưởng, trông cậy sẽ nảy sinh.

Ngày 26: Thái độ bình tĩnh. Dù phải đối mặt với khó khăn đến cỡ nào cũng cần lưu ý giữ thái độ bình tĩnh để xử lý.

Ngày 27: Coi trọng sách lược.

Ngày 28: Cả thể xác, tâm hồn và tài sản. Nếu có được tấm lòng như vậy, chắc chắn thành quả trong công việc sẽ được nâng lên và tâm thế đó sẽ được công ty, mọi người xung quanh đánh giá cao.

Ngày 29: Lắng nghe những lời góp ý, khuyên can.

Ngày 30: Dù không có phương pháp giữ gìn sức khỏe… Một người không có cái gọi là phương pháp giữ gìn sức khỏe thì quả thật là một điều vô cùng quý giá và kỳ lạ.

THÁNG BẢY
Ngày 01: Cấp sơ đẳng của trái tim chân thành. Trước tiên, mỗi sáng, ta đều tự nhủ mình muốn có trái tim chân thành và cứ thế hằng ngày không ngừng phản tỉnh, nhìn lại mình xem có thái độ nào không tốt hay không. Thực hiện như vậy, một năm, hai năm, mười nghìn lần tức khoảng ba năm, cuối cùng ta sẽ đạt cấp sơ đẳng.

Ngày 02: Tầm quan trọng của năng lực kinh doanh. Nếu bản thân nhân vật chính không có được năng lực kinh doanh thì có thể tìm kiếm nó ở một người phù hợp. Chỉ cần không quên tầm quan trọng của năng lực kinh doanh thì sẽ có rất nhiều cách thực hiện.

Ngày 03: Điều gì đúng là đúng, điều gì sai là sai.

Ngày 04: Nói bằng cả tấm lòng.

Ngày 05: Chuyển trách nhiệm thành giá trị sống.

Ngày 06: Giám đốc là nghề phục vụ trà nước. Về mặt hình thức, giám đốc có thể coi lời nói của mình là mệnh lệnh nhưng thực chất trong lòng phải xem đó là lời nhờ cậy nhân viên, nếu không giám đốc sẽ không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ngày 07: Tin và hiểu. Một khi đã có trái tim chân thành và niềm tin, sự hiểu biết được nâng cao thì chúng ta sẽ làm việc đúng đắn, phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

Ngày 08: Cho biết khuyết điểm . Người nào ở cương vị cao hơn mọi người thì cùng với việc tự biết khuyết điểm của bản thân cũng phải cho cấp dưới biết để họ hỗ trợ, giúp đỡ.

Ngày 09: Kinh doanh bằng nguồn vốn của bản thân. Cửa hàng, công ty phải kinh doanh trong phạm vi nguồn vốn của họ. Không còn cách nào khác ngoài cách phải thành công trong việc hạ giá gốc, phục vụ khách hàng chu đáo. Khi đó, ta làm khách hàng hài lòng, còn bản thân ta thì có lợi nhuận và tình hình kinh doanh cũng được cải thiện.

Ngày 10: Trách nhiệm của người lớn. Thanh niên thời nay bị cho là không có ước mơ, đánh mất giá trị sống nhưng đó không chỉ là vấn đề của thanh niên mà còn là vấn đề chung của xã hội, vấn đề của người lớn chúng ta. Nghĩa là, người lớn, đất nước, nền chính trị không để cho họ – những người trẻ – có giá trị sống, không nuôi dưỡng ước mơ cho họ, không tạo cho họ cảm giác gánh vác sứ mệnh.

Ngày 11: Tác phong lễ nghĩa là dầu bôi trơn.

Ngày 12: Nắm bắt bản thân.

Ngày 13: Vượt qua dư luận.

Ngày 14: Sự bạo lực của vốn. Đã tiến hành kinh doanh, đương nhiên phải nỗ lực để có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận đó dứt khoát phải có được từ cạnh tranh chính đáng, không phải từ cạnh tranh quá độ, không lành mạnh, bất chấp thủ đoạn.

Ngày 15: Những khách hàng thân thiết đáng quý. Có thể nói những khách hàng khó tính cũng là người ta nên biết ơn.

Ngày 16: Công việc nhiều vô kể. Phải thay đổi cách nhìn này, phải chuyển hóa ý tưởng. Có như vậy mới hiểu được rằng ở đất nước chúng ta không lúc nào thiếu việc để làm.

Ngày 17: Thương người như thể thương thân. Ngày 18: Dùng người vào việc công.

Ngày 19: Sớm phát hiện bệnh của công ty.

Ngày 20: Trở nên “giỏi việc”. Nếu hằng ngày bạn luôn nỗ lực kiểm chứng thành quả công việc của bản thân thì dù bạn không đến mức “nổi tiếng trong công việc”, bạn cũng có thể trở nên “giỏi việc”.

Ngày 21: Thế gian cũng như thần linh. Nếu ta làm công việc đúng đắn, sẽ không lo phiền não. Giả sử có phiền não, chỉ cần thay đổi cách làm của bản thân. Hãy chăm chỉ làm việc cùng với thế gian sáng suốt này.

Ngày 22: Độc của cá nóc. Phải nuôi dưỡng, nâng cao tri đức để phát huy thành quả khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả.

Ngày 23: Lắng nghe tiếng nói của người có vị trí thấp nhất. Ngày 24: Vượt qua tính toán thiệt hơn.

Ngày 25: Kiểm tra xác nhận ba lần.

Ngày 26: Trong kinh doanh cũng cần trái tim chân thành. Ngày 27: Chính trị vì hạnh phúc con người.

Ngày 28: Giáng chức bằng trái tim công minh. Ngày 29: Công việc phù hợp với năng lực.

Ngày 30: Dịch vụ hỏi thăm. Chúng ta phải tự mình cảm nhận niềm vui chân chính của người bán qua những việc như vậy và hiểu ra giá trị đích thực của việc đó.

Ngày 31: Thuyết phục bản thân. Thuyết phục không chỉ là thuyết phục đối phương mà có khi ta cần phải thuyết phục chính bản thân mình. Có trường hợp ta phải tự động viên trái tim ta, tự tạo cho mình dũng khí hay cũng có lúc ta phải tự đè nén cảm xúc con tim mà chịu đựng. Những lúc như vậy, cần phải tự thuyết phục bản thân.

THÁNG TÁM
Ngày 01: Tự mình làm gương.

Ngày 02: Ngay từ đầu con người đã là con người. Ngay từ đầu con người đã là con người với tố chất, tính cách được ban tặng, từ những nỗ lực tự thân, đào sâu kiến thức, sử dụng công cụ mà nâng cao đời sống của chính mình – đó chính là lịch sử của nhân loại.

Ngày 03: Sức mạnh tinh thần kiên cường. Điều chúng ta cần hiện nay là sức mạnh tinh thần kiên cường như thượng nhân Nichiren [10] . Dù không được như nhà sư, ít nhất chúng ta cũng phải ý thức được sứ mệnh của mình trong công việc, dốc hết tâm sức và tích cực nuôi dưỡng tinh thần độc lập tự chủ.

Ngày 04: Nghiêm khắc hơn nữa.

Ngày 05: Tinh thần giúp đỡ chính phủ. Sự phát triển và phồn vinh của đất nước, của xã hội phụ thuộc vào tinh thần đó của mỗi chúng ta.

Ngày 06: Tích cực khen ngợi bản thân.

Ngày 07: Lợi nhuận trước hay nền móng trước. Không có cách nào khác là vừa gia tăng lợi nhuận vừa xây dựng nền móng.

Ngày 08: Chân thành bày tỏ lòng biết ơn.

Ngày 09: Quan trọng là hỏi ý kiến.

Ngày 10: Dục vọng là biểu hiện của sức sống. Dục vọng của con người dứt khoát không phải có gốc rễ xấu xa mà là biểu hiện của sự sinh tồn.

Ngày 11: Đến mức nước tiểu màu đỏ. Cho dù làm gì đi nữa, muốn thành công mà không trải qua những khó khăn, vất vả như vậy thì đúng là một đòi hỏi vô lý.

Ngày 12: Sản phẩm khuyến mãi là nụ cười.

Ngày 13: Có đang đầu tư không. Không nhất thiết phải gửi tiền lương lại cho công ty như câu chuyện trên nhưng tôi nghĩ rằng đầu tư bằng tri thức của mình, hay đầu tư bằng thời gian, tức đầu tư bằng bất kỳ hình thức nào đó đều cần thiết cho sự trưởng thành của bản thân. Nghĩ được như vậy mới chứng tỏ bạn là một nhân viên trưởng thành.

Ngày 14: Làm việc bằng điện thoại. Đương nhiên, cũng có trường hợp trực tiếp xem xét, phán đoán thì đạt được thành quả rõ rệt hơn, nhưng hầu như đại đa số chỉ cần mười phút điện thoại là đủ.

Ngày 15: Nhìn lại giá trị của hòa bình. Hòa bình không phải là một hiện tượng tự nhiên. Hòa bình tồn tại và duy trì từ hành vi, sự tự giác và nỗ lực của con người.

Ngày 16: Đạo đức kết nối với lợi ích thiết thực. Ngày 17: Nâng tầm khu phố.

Ngày 18: Nếu rút nhân tài đi… Trong trường hợp cần đưa một nhân sự ưu tú sang lĩnh vực, phòng ban khác thì không nên trù trừ, cần phải làm ngay.

Ngày 19: Tự do, trật tự và phồn vinh. Trong chủ nghĩa dân chủ luôn đòi hỏi trật tự và tự do. Ở nơi nào cả hai ý niệm này được nâng cao thì nơi đó sẽ tiến bộ, phát triển. Ý niệm của tự do và trật tự thoạt nhìn như tương phản nhưng thật ra được thống nhất ở tính tự chủ của từng cá nhân. Chính thái độ tự chủ mới bảo vệ tự do không sa đà vào sự phóng túng, có sức mạnh căn bản để chuyển đổi vô trật tự thành trật tự.

Ngày 20: Từ trái tim đến trái tim. Ngày 21: Nuôi dưỡng trực giác.

Ngày 22: Nghiêm khắc trách mắng quốc dân.

Ngày 23: Chính vì có yêu cầu cao. Với mọi sản phẩm, ta đứng ở vị trí khách hàng – những người sẽ mua sản phẩm – kiểm tra mọi tính năng, chất lượng của sản phẩm với tâm lý là gia nhân của khách hàng.

Ngày 24: Cái tôi. Trong xã hội dân chủ, việc từng người chúng ta có suy nghĩ, chính kiến riêng là điều vô cùng quan trọng. Nhưng đồng thời, lắng nghe ý kiến của nhau, điều gì đúng chấp nhận đúng, điều gì sai ta nói sai và trong quá trình nói chuyện, trao đổi chúng ta điều hòa để cùng tiến hành công việc cũng là điều kiện không thể thiếu để xây dựng chủ nghĩa dân chủ. Nếu thiếu đi tinh thần điều hòa này, từng người chúng ta chỉ biết có chủ trương của riêng mình, chỉ còn lại cái tôi của từng cá nhân, thì tranh chấp sẽ xảy ra, hòa bình sẽ bị phá hoại.

Ngày 25: Làm những gì cần làm.

Ngày 26: Tinh thần đứng trước mũi tên. Gặp những lúc quan trọng, phải đứng trước cục diện khó khăn như đứng trước mũi tên, con người ta thường sợ hãi. Do vậy, chúng ta cần tự rèn luyện để có dũng khí vào những thời điểm đó.

Ngày 27: Ý thức trách nhiệm nghề nghiệp. Ngày 28: Cùng nhau hợp sức.

Ngày 29: Biết chắc thực lực của công ty.

Ngày 30: Rèn luyện mỗi ngày.

Ngày 31: Nhẫn nại chịu đựng trở thành biết ơn.

THÁNG CHÍN

Ngày 01: Khổ nạn cũng được. Chúng ta thường xuyên chuẩn bị tâm lý: mưa thuận gió hòa thì tốt nhưng khổ nạn có đến cũng chẳng sao. Từ đó, không để mình buông xuôi, dễ dãi, mà tích lũy kiến thức và làm việc gấp bội người khác.

Ngày 02: Nắm bắt phương thức kinh doanh. Công ty không có ai lo việc kinh doanh cũng giống như người không có đầu óc. Công ty nào có người lãnh đạo giỏi nắm bắt phương thức kinh doanh thì sẽ phát triển phồn vinh, mạnh mẽ.

Ngày 03: Để mở rộng khách hàng thân thiết. Trong quá trình kinh doanh thường ngày, cùng với việc chú trọng nỗ lực gia tăng số lượng khách hàng, ta sẽ thấy việc chăm sóc, ổn định số khách hàng thân thiết hiện tại cũng quan trọng không kém.

Ngày 04: Nhân viên – người kinh doanh độc lập.

Ngày 05: Trái tim tử tế. Một người mà ở đâu cũng tạo cảm giác chan hòa, dễ chịu thì đó là vì trái tim chân thành của người ấy đã thấm đẫm, lan tỏa vào từng động tác, cử chỉ.

Ngày 06: Phát huy tự nhiên. Ngày 07: Nuôi dưỡng đức độ.

Ngày 08: Kinh doanh mạnh mẽ khi kinh tế suy thoái. Những công ty, cửa hàng cần đào tạo được người giỏi, khi kinh doanh tốt đẹp, kinh tế thuận lợi thì không nói đã đành, ngay cả lúc kinh tế suy thoái, họ vẫn có thể giúp công việc tăng trưởng.

Ngày 09: Những người thầy tồn tại khắp nơi.

Ngày 10: Ốm yếu cũng được. Một người vốn ốm yếu từ nhỏ như tôi có được tâm lý đó là nhờ luôn hy vọng mãnh liệt vào tương lai. Nếu vì ốm yếu mà đánh mất hy vọng chẳng phải chúng ta lại chất thất bại lên thất bại, chồng bất hạnh lên bất hạnh sao?

Ngày 11: Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích kỷ. Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân bị hiểu nhầm, biến thành chủ nghĩa ích kỷ. Vì thế, trong đời sống thường ngày, chúng ta cần phải nhận thức sự khác nhau quá rõ ràng này.

Ngày 12: Không bị dự toán chi phối.

Ngày 13: Kinh doanh và thành ý. Những hành động mà ở đó đầy ắp sự chân thành và suy nghĩ nghiêm túc chắc chắn sẽ khiến trái tim con người rung động.

Ngày 14: Lòng yêu thương. Lòng yêu thương là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Trong thời kỳ dân chủ ngày nay, trước tiên, người lãnh đạo phải có được tấm lòng nhân đức, mong mỏi điều tốt đẹp đến với mọi người.

Ngày 15: Đại gia đình tinh thần. Thế giới ngày càng phát triển, từng người sẽ có nơi chốn hoạt động của riêng mình. Dù không muốn, người trong gia đình cũng phải cách xa nhau, không thể sum họp theo hình thức đại gia đình. Chính vì vậy, mức độ cần thiết của sự gắn kết tinh thần lại tăng lên một bậc.

Ngày 16: Trách nhiệm của một người. Một phòng ban có phát triển hay không tất cả đều là trách nhiệm của một mình trưởng phòng, trưởng ban.

Ngày 17: Có cấp dưới để nói lời than thở. Một người, dù có uy quyền đến đâu mà nếu không có chỗ để trút giận thì sẽ bị căng thẳng và dễ dẫn đến sai lầm.

Ngày 18: Sự nghiêm khắc phù hợp với sự sung túc.

Ngày 19: Nếm trải công việc. Khi ta kiên nhẫn, chịu đựng và tiến hành công việc, dần dần ta sẽ cảm nhận được hương vị của nó, tìm thấy niềm hoan hỉ trong đó.

Ngày 20: Sẵn sàng họp đứng. Không cần thiết cứ họp là phải tập trung vào phòng họp, kéo ghế ngồi mà cần phải có tâm lý sẵn sàng họp đứng và giải quyết tức thì.

Ngày 21: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nền móng của xã hội.

Ngày 22: Điều kiện tiền đề vì hòa bình. Phải nhìn rõ đâu là nền hòa bình thật sự, từng người từng người làm cách mạng ý thức với nguyện vọng thiết tha tự đáy lòng và thực hiện trên cả phương diện chính trị, giáo dục của mỗi quốc gia, lúc đó không cần tìm kiếm, hòa bình cũng tự nhiên sinh ra.

Ngày 23: Điều không bao giờ mất. Đời người vô thường. Dù địa vị cao sang, tài sản giàu có đến đâu thì những thứ đó cũng không kéo dài vĩnh viễn. Rốt cuộc, điều không bao giờ mất đi chính là tâm hồn, là tư tưởng của con người, là những gì cống hiến cho thế gian.

Ngày 24: Hỏi người khác. Bản thân tôi cũng thường hỏi ý kiến các bậc đàn anh về những điều mình không biết bằng tấm lòng chân thành. Sau đó tĩnh lặng suy nghĩ thì tự nhiên đường đi được mở ra, có thể nhìn thấy hy vọng.
Nhưng một khi có dục vọng hay dã tâm sâu xa, dù có hỏi han nhiều người thì trong quá trình triển khai công việc cũng phát sinh khó khăn, sai lầm.

Ngày 25: Tín thưởng tất phạt.

Ngày 26: Nghiêm túc rèn luyện.

Ngày 27: Đời thứ hai chiến đấu bằng lòng nhiệt tình. Có được nhiệt tình tận đáy lòng hay không sẽ là yếu tố quyết định thành bại của người giám đốc đời thứ hai.

Ngày 28: Không phụ thuộc tổ chức và vị trí.

Ngày 29: Sản phẩm là con gái của ta. Tôi mong từng người chúng ta luôn nhìn lại xem mình có chăm chút, quan tâm đến sản phẩm mình làm ra như thương yêu, chăm sóc con gái của mình hay không.

Ngày 30: Lòng biết ơn. Nếu không có được tấm lòng biết ơn chân thành, nghĩa là chúng ta đã cùng nhau phá hoại, giết chết cuộc sống. Chính khi chúng ta tỏ lòng biết ơn chân thành, chúng ta mới có khả năng tôn trọng lập trường và vị trí của người khác.

THÁNG MƯỜI
Ngày 01: Quốc gia pháp trị là quốc gia mới phát triển.

Ngày 02: Tận lực tìm người. Trước khi ca thán chuyện thiếu nhân sự, bản thân cần phải tự hỏi tự trả lời xem mình đã tìm người tích cực đến mức nào rồi.

Ngày 03: Chín người mười ý. Chúng ta phải nhận thức rằng trong mỗi cá nhân đều có những đặc tính riêng biệt, khác nhau và nhiệm vụ của chúng ta là cần nghĩ ra một đời sống cộng đồng có thể phát huy những đặc tính đó.

Ngày 04: Mài giũa tâm hồn. Nếu bổ sung vào hoạt động của tâm hồn những kiến thức ta tích lũy lâu nay, chắc chắn sẽ tạo ra thành quả to lớn, tốt đẹp.

Ngày 05: Sự tươi trẻ trong kinh doanh. Nếu bản thân người lãnh đạo có được sự năng động, trẻ trung trong tâm hồn, điều đó sẽ được truyền đến tất cả nhân viên, sự tươi mới trong kinh doanh được sinh ra và doanh nghiệp có lịch sử mấy mươi năm vẫn có thể hoạt động mạnh mẽ, đầy sức sống.

Ngày 06: Tăng thêm ngày nghỉ. Từ thời nguyên thủy, con người đã biết nâng cao đời sống cùng với việc gia tăng sản xuất, chưa kể thời gian nghỉ giải lao, giải trí cũng dần dần tăng lên. Có thể nói đó là hình ảnh phản chiếu sự phát triển của xã hội.

Ngày 07: Thể lực, khí lực và kinh nghiệm. Thể lực của con người đạt mức sung mãn nhất ở độ tuổi trên dưới 30. Mặt khác, nói về khí lực, theo kinh nghiệm của tôi thì khoảng 40 tuổi là khí lực cao nhất, qua độ tuổi này rồi khí lực dần yếu đi. Đương nhiên, khí lực giảm sút nhưng vẫn có thể làm việc thật tốt. Đó là nhờ kinh nghiệm tích lũy lâu nay của con người đã bù đắp phần yếu đi của khí lực.

Ngày 08: Người cống hiến cho sự tiến bộ. Xã hội sẽ phát triển nếu người mua trước hiểu rằng “nhờ mình bỏ tiền ra mua trước mà sản phẩm đến được tay nhiều người. Mình là người cống hiến.

Ngày 09: Kinh doanh lấy con người làm trung tâm.

Ngày 10: Càng lập chí vững chắc càng… Càng lập chí vững vàng, ta càng có tín niệm chắc chắn để biết cách sống như thế nào và khi đối mặt với sự việc, ta có thể giải quyết thỏa đáng.

Ngày 11: Cân bằng vật chất và tinh thần. Ngày 12: Kinh doanh là nghệ thuật tổng hợp. Ngày 13: Giữ gìn lãnh thổ quốc gia.

Ngày 14: Đưa ra ý tưởng.

Ngày 15: Khoảng cách một lằn ranh. Dù suy nghĩ của mỗi người về trách nhiệm đối với xã hội giống nhau thì vẫn có khoảng cách trong sự thấu hiểu.

Ngày 16: Lời dạy “chư hành vô thường”. Đức Phật dạy chúng ta phải đổi mới hằng ngày.

Ngày 17: Hãy trở thành nhà lâm sàng học. Tôi cho rằng nếu so sánh với khái niệm trong y học thì kinh doanh, buôn bán ứng với y học lâm sàng. Với ý nghĩa đó, những người làm kinh doanh, buôn bán phải như nhà lâm sàng học đầy kinh nghiệm thực tế.

Ngày 18: Độc đoán gắn liền với thất bại. Ngày 19: Nuôi dưỡng lương tâm và ý thức.

Ngày 20: Vứt bỏ khác biệt nhỏ nhặt, tiến tới đồng thuận to lớn. Ngày 21: Học từ đối thủ.

Ngày 22: Bí quyết thành công. Người nào nghĩ “mình phải làm công ty của mình tốt đẹp hơn hiện nay”, người đó sẽ có được tinh thần lạc quan trước tất cả mọi việc, sẽ được kỳ vọng như một nhân viên đáng tin cậy. Tôi cho rằng bí quyết thành công nằm ở những suy nghĩ như thế.

Ngày 23: Nguyên nhân ở mình. Ít nhất, khi xảy ra vấn đề, trước khi quy lỗi cho người khác, hãy nghĩ lại xem mình có lỗi không là việc vô cùng quan trọng.

Ngày 24: Ý thức “Người Trái đất”. Không nên chỉ nghĩ đây là vấn đề của đất nước mình mà phải mở rộng tầm nhìn, suy nghĩ, hành động bằng ý thức của một “Người Trái đất”.

Ngày 25:Lắng nghe lời nói của người khác.

Ngày 26: Nỗ lực cho ra đời những sản phẩm ưu việt.

Ngày 27: Mặt yếu của giới trí thức. Thỉnh thoảng cũng nên thử giải phóng mình khỏi những suy nghĩ, tri thức mà bản thân vẫn bị lệ thuộc để tìm đến những câu hỏi thật đơn sơ, những suy nghĩ thật trong sáng cũng là một việc quan trọng.

Ngày 28: Biết sợ. Con người ta ai cũng có nỗi sợ của mình. Trẻ con sợ bố mẹ, nhân viên sợ giám đốc, sợ dư luận. Nhưng cũng có lúc bản thân ta sợ chính mình. Tùy trường hợp, đó có thể là nỗi sợ như sợ bản thân mình biếng nhác, sợ mình trở nên kiêu ngạo.

Ngày 29: Sử dụng giám đốc. Nếu toàn công ty không có lấy một người dám sử dụng giám đốc thì công ty đó không ổn. Ngược lại, nếu có mười người có thể sử dụng giám đốc, công ty đó có thể phát triển mạnh mẽ.

Ngày 30: 50% sứ mệnh, 50% tiền lương. Trong việc dùng người không chỉ trả lương cao là được mà còn phải khiến họ đánh giá công việc này là sứ mệnh, nếu không họ không hành động thật sự.

Ngày 31: Trước tiên hãy trao đi.

THÁNG MƯỜI MỘT
Ngày 01: Đời người như mây trôi. Trái tim con người thay đổi mỗi ngày. Tâm trạng của con người hôm qua và hôm nay cũng không giống nhau. Vui thì tốt, buồn cũng được, đời người như mây trôi. Nếu nghĩ như vậy, ta có thể cảm nhận được hương vị của cuộc đời.

Ngày 02: Lòng cảm kích của người sản xuất. Chỉ có những người thường xuyên dồn hết tâm hồn và lòng thành của mình vào việc chế tạo sản phẩm mới có thể cảm nhận hương vị này. Nếu toàn thể nhân viên sản xuất trong niềm vui ngập tràn như thế thì sẽ sáng tạo ra các sản phẩm chiếm được lòng tin vững chắc của người tiêu dùng.

Ngày 03: Ý thức và lòng tự hào là người Nhật.

Ngày 04: Nghề nghiệp và sự phù hợp. Được sống trong thời đại ngày nay – một thời đại có thể dễ dàng tìm kiếm công việc mình yêu thích – là một hạnh phúc.

Ngày 05: Đại khí vãn thành [11] . Ngày 06: Sẵn sàng chết vì cấp dưới. Ngày 07: Nhận ra trước khi nhìn thấy.

Ngày 08: Như con lắc. Thế gian, hay đời người cũng vậy. Lắc qua phải rồi sang trái. Chính vì có dịch chuyển, thế gian này mới đang sống, đang chuyển động.

Ngày 09: Không bị chi phối bởi lợi hại thiệt hơn.

Ngày 10: Nâng cao cấp độ sản phẩm.

Ngày 11: Doanh nghiệp phải kiếm lời.

Ngày 12: Hoán đổi vị trí. Thỉnh thoảng, ta nên đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ xem sao. Làm như vậy, ta có thể lý giải đối phương sâu sắc hơn, từ đó, tìm ra những điểm tương đồng, hợp ý.

Ngày 13: Được cấp dưới sử dụng. Người lãnh đạo phải có tinh thần sẵn sàng cho phép cấp dưới sử dụng mình. Có được tâm lý đó mới có thể trở thành người chỉ huy được cấp dưới.

Ngày 14: Để nhắc nhở bản thân. Con người vốn rất dễ dao động. Dù quyết tâm mạnh mẽ đến mấy, chỉ cần thời gian trôi qua là quyết tâm đó trở nên mềm yếu. Để tránh tình trạng này, chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở mình. Phải liên tục tự nhủ, nhắc nhở bản thân.

Ngày 15: Giá trị lao động của bản thân. Nếu bản thân nhận mười vạn yên thì ít nhất phải làm công việc trị giá khoảng 30 vạn hoặc nếu được là 100 vạn. Như vậy, công ty mới có tiền. Số tiền đó không chỉ để hoàn nguyên cho công ty mà cho cả xã hội.

Ngày 16: Tiếp tục cho đến lúc thành công.

Ngày 17: Công nhận quyền uy. Dù lãnh đạo một công ty hay chỉ vận hành một phòng ban, người ta đều cần một sự công nhận quyền hạn. Tôi cho rằng phải lấy điều đó làm căn bản để tiến hành công việc một cách có hiệu quả.

Ngày 18: Chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa vị kỷ. Chủ nghĩa dân chủ là khi chủ trương về quyền lợi của bản thân được công nhận thì đồng thời, ta cũng phải công nhận quyền lợi, phúc lợi của người khác. Nếu không làm như vậy, sẽ bị pháp luật cảnh cáo nghiêm khắc. Có như vậy, chủ nghĩa dân chủ thật sự mới được bảo vệ và duy trì.

Ngày 19: Nhắc đi nhắc lại. Nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần những việc quan trọng, những điều mong muốn nhân viên ghi nhớ. Cứ nhắc đi nhắc lại hai lần, ba lần hay năm lần, mười lần cũng phải nói. Làm vậy thì dù không muốn, những điều được nghe đó vẫn ăn sâu vào đầu óc, buộc người ta phải nhớ.

Ngày 20: Lòng khoan dung. Nếu có một người yếu đuối và một người mạnh mẽ thì cả hai bù đắp, bổ sung cho nhau, cùng tạo ra một sức mạnh tổng hợp chung. Tôi cho rằng đó là cách sống chúng ta cần có.

Ngày 21: Đôi khi hãy để trái tim tự do.

Ngày 22: Phản tỉnh hơn biện hộ.

Ngày 23: Lao động là thần thánh.

Ngày 24: Biến không thể thành có thể.

Ngày 25: Làm việc với tư cách con người. Đặt cược cả sinh mạng, đó là việc làm vĩ đại. Một khi suy nghĩ như thế thì sẽ phải có thái độ làm việc thật sự nghiêm túc. Từ đó, cách suy nghĩ về vạn vật cũng tươi mới, ý tưởng sáng tạo, công phu sẽ liên tục ra đời. Bởi sứ mệnh của mỗi người là sống và làm việc.

Ngày 26: Người yêu cầu. Người giám đốc không có yêu cầu hay đòi hỏi thì sự tồn tại của ông ta không có ý nghĩa.

Ngày 27: Thành công với tư cách con người. Thành công là khi phát huy trọn vẹn những tố chất được ban tặng này. Đó chính là cách sống đúng đắn nhất với tư cách con người, cùng với việc bản thân cũng cảm thấy thỏa mãn thì thành quả công việc sẽ tăng cao, khiến mọi người xung quanh vui sướng.

Ngày 28: Triệt để làm việc.

Ngày 29: Dịch vụ giá trị hơn cả giảm giá.

Ngày 30: Hướng đến một nước lớn về tinh thần. Hướng đến một nước lớn về tinh thần, một đất nước có đạo đức trên cả phương diện đối nội lẫn đối ngoại là điều vô cùng quan trọng.

THÁNG MƯỜI HAI
Ngày 01: Nỗ lực tối đa.

Ngày 02: Nhẫn nại khi cần nhẫn nại.

Ngày 03: Tầm nhìn rộng lớn. Người lãnh đạo vừa phải thường xuyên nhắc mình lưu tâm nhìn nhận sự việc trong phạm vi rộng lớn như toàn thể Nhật Bản, toàn thế giới, vừa phải suy nghĩ để dẫn dắt, vận hành đoàn thể, công ty, quốc gia. Đồng thời phải luôn nhắc nhở mọi người nỗ lực rèn giũa để có được tầm nhìn rộng như vậy.

Ngày 04: Mỗi lần có việc. Tôi luôn nghĩ rằng, thế giới không ngừng thay đổi, tiến bộ và phát triển qua từng tích tắc. Mỗi lần có việc gì đó xảy ra, thế giới lại trở nên tốt đẹp hơn.

Ngày 05: Biết ơn. Ơn nghĩa, hay hành động trả ơn không phải là điều buộc phải nhớ, phải làm mang tính khiên cưỡng mà tốt nhất, mỗi người chúng ta hãy hiểu, thấm nhuần sâu sắc điều đó bằng phương cách tự do của riêng mình.

Ngày 06: Mức lương phù hợp. Mỗi người chúng ta phải biết quan tâm đến nhau, bổ sung ý tưởng sáng tạo, công phu để làm cho mức lương ngày càng phù hợp hơn.

Ngày 07: Hỗ trợ cho nhân sự được tiến cử.

Ngày 08: Trình bày với cấp trên. Khi gặp khó khăn, báo cáo lên cấp trên ngay lập tức để xin chỉ thị – đó mới là cách làm việc có trách nhiệm thật sự.

Ngày 09: Tính dân tộc có thể tự hào với thế giới. Ngày 10: Không vượt quá giới hạn.

Ngày 11: Phát huy bản sắc.

Ngày 12: Giới thiệu, mời chào. Chúng ta phải thực hiện việc kêu gọi, mời chào, tuyên truyền với thái độ tự tin cùng niềm vui sướng, từ đó lan tỏa cảm xúc của mình sang khách hàng, làm khách hàng vừa ý, vui lòng. Đó là chiếc chìa khóa quan trọng để công việc buôn bán chân chính vì mục tiêu phục vụ cộng đồng đi đến thành công.

Ngày 13: Đặt cược sinh mạng. Tôi biết ngày nay, việc hy sinh cả tính mạng cho công việc là cực kỳ hiếm nhưng tôi vẫn cho rằng những người luôn có tinh thần sẵn sàng đặt cược tính mạng của mình trong những lúc công ty lâm vào cảnh nguy cấp mới là người có ích thật sự.

Ngày 14: Hương vị kỳ diệu của cuộc đời. Câu nói “một bước phía trước là màn đêm” đã thể hiện độ khó của cuộc đời, không thể nào đoán trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng tôi nghĩ, khi ta vượt qua những trở ngại đó, mở ra con đường của mình thì cuộc đời sẽ có hương vị tuyệt vời. Nếu đoán trước được thì hương vị cuộc đời sẽ giảm đi nửa phần kỳ diệu rồi.

Ngày 15: Cạnh tranh đúng đắn. Ngày 16: Lấy đại nghĩa làm trọng.

Ngày 17: Là chí sĩ Showa (Chiêu Hòa). Cách nay hơn 100 năm, đã có cuộc cải cách Minh Trị (Minh Trị duy tân), từ đó, Nhật Bản được các nước trên thế giới biết đến và đánh giá cao. Tôi cho rằng ngày nay, Nhật Bản lại đang đón chào một thời kỳ đổi mới to lớn khác. Và không chỉ riêng Nhật Bản, thử mở rộng tầm mắt nhìn thế giới thì không thể nói là tình hình thế giới đang giậm chân tại chỗ. Khi nhớ đến tình thế như vậy, tôi cho rằng chúng ta phải nghĩ bây giờ chính là lúc Chiêu Hòa duy tân. Cuộc cải cách Minh Trị khai hóa Nhật Bản, còn Chiêu Hòa duy tân là thời kỳ nỗ lực khai hóa thế giới. Và người Nhật chúng ta phải là những chí sĩ trong công cuộc cải cách này.

Ngày 18: Nghĩ lợi – hại là một.

Ngày 19: Biết tuổi thọ. Đã biết rằng mọi việc có tuổi thọ của nó rồi thì mỗi người chúng ta càng nên dốc toàn bộ tinh thần cho đến lúc đạt tới thọ mệnh.

Ngày 20: Ngày phản tỉnh mười lần.

Ngày 21: Lòng tin khó tìm dễ mất.

Ngày 22: Xem trọng những việc nhỏ.

Ngày 23: Làm theo vận mệnh. Mình được sinh ra với vận mệnh thế này, vì vậy ngoan ngoãn đi theo, hay nói cách khác, suy nghĩ về vận mệnh bản thân một cách tích cực, lạc quan và phát huy nó thì con đường mới sẽ mở ra. Ở đó, ta có được niềm vui sướng, sự an tâm, tiếp theo là cảm nhận giá trị sống đích thực.

Ngày 24: Quý trọng thời gian.

Ngày 25: Tùy thuộc vào người lãnh đạo. Nhật Bản xưa có câu “cái đầu không lắc thì cọng tóc cũng không rung”. Tôi nghĩ đối với lãnh đạo, nếu muốn cả trăm người làm việc nghiêm túc để tạo nên thành quả to lớn thì tinh thần làm việc của chính người đó phải khiến cấp dưới cảm thấy “thật tội nghiệp”. Nếu mọi người đều thấy “giám đốc nhà mình làm việc ghê gớm thật, tội nghiệp ông ấy quá!” thì tất cả sẽ đoàn kết một lòng vì sự nghiệp chung.
Còn không, họ chỉ làm việc tương ứng với hiệu suất của lãnh đạo.

Ngày 26: Ngon, nhanh và tử tế. Nhanh chóng cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt và giải thích cặn kẽ cách sử dụng – nếu bạn kinh doanh với tinh thần như vậy thì tôi chắc chắn bạn sẽ thành công. Không thành công mới là chuyện lạ.

Ngày 27: Không từ bỏ. Khi ta nhất quyết làm điều gì đó thì dần dần sẽ có hy vọng dẫn đến thành công.

Ngày 28: Phân biệt rạch ròi. Từ xưa, việc làm rõ trách nhiệm của từng người, phân biệt rạch ròi nghĩa vụ của mỗi cá nhân rất được xem trọng và tôi nghĩ ngày nay cũng phải như vậy. Quan trọng là chúng ta đứng ở vị trí, lập trường của mình và nhìn lại xem, kiểm tra xem liệu có điều gì mơ hồ, không rõ ràng hay không.

Ngày 29: Lý tưởng chính trị Trong chính trị, lý tưởng rất quan trọng. Rõ ràng là phải quán triệt một con đường lãnh đạo đất nước nhưng ta chưa thấy con đường đó. Chính trị hiện nay đang trong tình trạng làm đại khái cho có.

Ngày 30: Thời gian tĩnh tâm. Cách làm thì tùy từng người nhưng phải dành ra một khoảng thời gian như vậy thì mới có được sự tĩnh lặng, thanh thản trong tâm hồn và biến thành động lực mới cho ngày hôm sau. Cuộc sống càng huyên náo, nhộn nhịp, ta càng cần những lúc tĩnh tâm như thế.

Ngày 31: Tổng kết cuối năm.
Tháng Mười hai là tháng tổng kết cuối năm. Đây là thời điểm mỗi người chúng ta nhìn lại chặng đường một năm, nhìn lại trái tim mình. Phải thành thật tự cho điểm bản thân, việc tốt nói tốt, việc xấu công nhận xấu. Chắc chắn chính việc tự đánh giá, phản tỉnh bản thân như thế sẽ đem đến điều có lợi cho sự phát triển và trưởng thành của cá nhân ta trong năm mới.

[1] 不確実性の時代 (Tời đại bất xác thực tính) là tựa đề tiếng Nhật xuất bản lần đầu năm 1978 của ấn phẩm kinh tế học Te age of uncertainty, của nhà kinh tế học nổi tiếng người Canada, John Kenneth Galbraith. Tại Việt Nam,
tác phẩm Te great crash of 1929 của ông đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Ác mộng đại khủng hoảng 1929.
[2] Nguyên văn bản dịch tiếng Việt phần này trong Kinh thánh, John 1:1 của Giáo hội Công giáo Việt Nam là: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi lời, Ngôi lời vẫn hướng về Tiên chúa và Ngôi lời là Tiên chúa.”
[3] “Dung thông vô ngại” có nghĩa là thông đạt tự tại, không có chướng ngại nào có thể ngăn trở. Ý nói thấu hiểu vạn vật, thuận theo tự nhiên thì sẽ chẳng có gì ngăn trở chúng ta cả, mọi việc cứ thuận lẽ mà làm.
[4] Nguyên văn câu nói của Phạm Trọng Yêm, một nhà chính trị thời Bắc Tống, Trung Quốc: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc.
[5] Samadhi: thiền định trong Phật giáo, hay minh tưởng trong Hindu giáo, chỉ thái cực tĩnh của thân tâm.
[6] Tây Hương Long Tịnh (1828-1877): được mệnh danh là samurai chân chính cuối cùng, là người đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thay đổi chính quyền cuối thời Mạc phủ Tokugawa, đầu thời Minh Trị.
[7] Ở Nhật, tháng Tư không chỉ là tháng bắt đầu năm học mới mà cũng là tháng bắt đầu năm tài khóa. Tời gian này, các cơ quan hành chính, công ty, doanh nghiệp đều bắt đầu kế hoạch năm với bộ máy nhân sự mới. Vì vậy ở phần này, bạn đọc sẽ gặp nhiều lời khuyên trong công việc dành cho đối tượng là nhân viên mới.
[8] Ở đây, ý tác giả muốn nói là trong kinh doanh, mọi thứ cũng phải minh bạch như việc dán cửa kính.
[9] Vốn là hội nghị các trọng thần ở thành Odawara do daimyo Go Hojo thời Chiến Quốc (Senkoku, 1467-1590) chủ trì. Xoay quanh trận chiến Odawara, các phe họp bàn không đi đến thống nhất, người đòi cướp thành, kẻ đòi dã chiến khiến cuộc họp không đi đến kết quả nào cả. Từ đó, người ta dùng hình ảnh “hội nghị Odawara” để chỉ những cuộc họp không có kết quả.
[10] Tiền sư Nhật Liên (1222-1282): nhà sư nổi tiếng thời Kamakura, người sáng lập tông phái Nichiren (Nhật Liên tông) hay còn gọi là Hokke (Pháp Hoa) chuyên niệm “Nam mô diệu pháp Liên Hoa kinh”.
[11] Tức chí lớn muộn thành hay việc lớn lâu xong.