Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai
Tác giả: Colleen Mccullough
Giới thiểu sách:
Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuất bản vào mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London, Sydney – Ít lâu sau đã được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Đây là tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học thế giới hiện đại.
Về tác giả:
Colleen McCulough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCulough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland. Thời thanh xuân McCulough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ công giáo, từ bé – bà mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học y. Bà đã thử làm một số nghề- làm báo, công tác thư viện, dạy học rồi trở lại nghề y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh.
Sau đó, bà đã làm việc bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì. Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.
Tóm tắt sách:
“Tiếng chim hót trong Bụi mận gai” là một câu chuyện tình mãnh liệt nhưng không trọn vẹn, là sự hy sinh bất chấp để giành lấy tình yêu trong phút chóc. Cũng như loài chim lao mình vào bụi mận gai đến chết để có thể cất tiếng hót hay nhất thế gian dù chỉ một lần duy nhất. Họ gọi nó là “ Nỗi đâu tuyệt vời”
“Tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nổi đau khổ vĩ đại”
Gia đình Cleary sống tại new zealand sau họ chuyển đến Drogheda thuộc Australia để sống cùng ngừơi chị là Mery, họ đại diện cho một gia đình lao động chuẩn mực theo kiểu cũ truyền thống thời bấy giờ ,họ là những con ngừơi chất phát,thật thà,sống vất vả từng ngày, họ không dám mơ ước điều gì xa vời hiện thực,chỉ biết sống với sức lao động của mình.Với họ tiền bạc vật chất không mang lại sự thõa mãn thật sự, họ là những con người sinh ra để lao động, họ đam mê điều đó hơn bất cứ điều gì kể cả cuộc sống gia đình.
Meggie cô con gái duy nhất trong gia đình, cô không được mẹ yêu thương, sống lạc loài giữ các anh, những người hiếm hoi yêu thương cô lần lượt rời xa cô, ngay cả tình yêu mạnh mẽ tửơng chừng như cô sẽ cướp được cô cũng ko thể níu giữ nó. Cô luôn sống một cách nhạt nhoà giữa cuộc đời. Meggie yêu và dành trọn đời mình cho Ralph, để nhận lại một tình yêu không trọn vẹn.Cô chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình để đổi lấy hạnh phúc ngắn ngủi.Khát khao một tình yêu,khi tình yêu chối bỏ cô,Meggei đánh cựơc đời mình để có một gia đình nhỏ nhưng ở đó chỉ có cô đơn và thất vọng.Tôi tự hỏi tại sao một cô bé Meggie ngoan hiền, kiên cừơng và xinh đẹp như vậy mà cuộc đời cô là chuỗi những ngày bất hạnh,trong khi những niềm vui mà cô nhận được chỉ là những khoảnh khắc.Phải chăng đó là sự trừng phạt vì cô đã đám thách thức với Chúa trời .
Ralph với tham vọng khát khao được trở thành Đức hồng Y vĩ đại, một bật tôn quý tại Vantican La Mã.Ralph là một vị giám mục với vẻ ngoài thanh tú, thông mình, khí chất tao nhã và sự ngời sáng của ông không giống với bất kỳ vị giám ngục nào khác. Ông đã lập lời thề yêu thương và trung thành duy nhất với Chúa. Ralph yêu Chúa hơn bất cứ thứ gì trên đời. Nhưng có đúng là ông sinh ra để phụng sự Chúa, có thể nói mọi bi kịch của đời Meggie điều bắt nguồn từ Ralph. Ông đã phạm 3 điều cấm của lời thề linh mục.
Đáng lý ông phải hiểu điều thực sự mình cần là gì. Không , Ralph bỏ lơ điều đó, ông làm tổn thương Meggie người con gái ông yêu, thậm chí là yêu hơn cả Chúa. Ông có thể nắm giữ lấy tình yêu đó,có thể thay đổi tất cả, Chúa vẫn sẽ tha thứ cho ông, Chúa sẽ không cần những kẻ không yêu ngài trên hết,nhưng ông chối bỏ, Ralph đã không muốn biết và không muốn hiểu đâu là hạnh phúc của đời mình. Ralph chọn theo Chúa, ông còn muốn cả Macghi nữa, ông là người đàn ông tham lam và ích kỷ. Để rồi khi có chức Thánh, Ralph không hề cảm thấy gì là hạnh phúc, ông chỉ nhớ người ông yêu. Chúa ở đó, người nhìn thấy tất cả và cuối cùng Ralph cũng phải trả giá cho tội lỗi của mình.
Cả câu chuyện như nhuộm một màu u ám lạnh lẽo của hoa hồng tro, cái màu buồn tẻ và nhạt nhắt tại vùng Đrôghêđa.Với tôi động lại sau tất cả là những nổi buồn trống vắng của nơi đó.Tôi ám ảnh bỡi những cái chết đến một cách đột ngột , điều đó không lấy đi nước mắt của tôi vì nó đến một cách đầy bất ngờ. Chỉ khi người nhà của những nhân vật hay tin, thì chính sự dật diều ngơ ngắc của họ khiến mọi cảm xác bắt đầu dân trào, kèm theo đó là những câu hỏi tai sao, tại sao,tại sao lại lấy đi mạng sống của họ nhanh chống như vậy,tôi có thể cảm nhận được nỗi đâu đến với họ như thể chính là người thân của mình.
Không hề có kỳ tích, không hề có màn đánh lừa nào, tác giả đưa vào câu chuyện những gì chân thật nhất, phũ phàn nhất mà đời ngừơi có thể nếm trãi.Cái chết nó đến đột ngột như vậy đó, chẵn kịp để phòng bị, để hồi hợp đâu. Lòng tham và khát vọng của con người được phơi bầy qua nhân vật Ralph,dù là linh mục hay đấn hồng y thì trước hết họ vẫn là con người, họ cũng khao khát quyền lực, được ngừoi đời tôn sùng, vẫn mang trong mình cảm xúc và tình yêu.Tình yêu trong cuốn tiểu thuyết này cũng vậy, ngọt ngào và cay đắng. Tôi cứ luôn trong chờ rằng có một tia hy vọng hay niềm hạnh phúc trọn vẹn nào đó đến với các nhân vật, nhưng điều đó chẵng dễ dàng cũng như ngoài đời thực vậy. Cuối truyện mở ra một tia sáng tuy rằng nhỏ nhoi nhưng đầy hy vọng.
Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” có thể không kịch tính, lãng mạn hay mang đầy hy vọng cho ngừơi đọc. Nhưng với những ai yêu thích thể loại truyện miêu tả chân thực tâm lý nội tâm nhân vật và cuộc sống có thể nghiền ngẩm và ám ảnh bỡi cuốn tiểu thuyết này. Đó là những trãi nghiệm chân thực nhất mà tác giả đã truyền đến cho tôi.
Đoạn trích hay:
“Có một truyền thuyết kể về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian.
Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian đi lắng nghe và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười.
Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại…”
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!”.
Trích “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”- Colleen Mccullough