Home / Pháp Luật Đại Cương / Trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 6 (Có đáp án)

Trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 6 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 6

Câu 1: Khi nghiên cứu về quyền định đoạt (quy định trong Luật dân sự) thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Người là chủ sở hữu thì có quyền định đoạt tài sản của mình
B. Người không phải là chủ sở hữu thì không có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu
C. Người là chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình
D. Chủ sở hữu giao cho người thân định đoạt tài sản thay mình

Câu 2: Việc đăng kí kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân- gia đình được xác lập khi:

A. Ủy Ban nhân dân có thẩm quyền đăng kí kết hôn
B. Một trong hai bên kết hôn có thể ủy quyền cho nhau đăng kí kết hôn để đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
C. Quan hệ hôn nhân xác lập sau khi tổ chức tiệc cưới
D. Tòa án nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ tiến hành đăng kí kết hôn

Câu 3: Khi tìm hiểu về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và các con, thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Con có bổn phận kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ,giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
B. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
C. Nghiêm cấm các con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ
D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Doanh nghiệp tư nhân là:

A. Doanh nghiệp do nhiều cá nhân làm chủ
B. Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
C. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp do mọi người tham gia vào doanh nghiệp quyết định
D. Một cá nhân được quyền thành lập nhiều

Câu 5: Vi phạm hành chính là hành vi do:

A. Cá nhân, tổ chức thực hiện
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
C. Hành vi đó không phải là tội phạm
D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Luật hình sự điều chỉnh:

A. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người vi phạm pháp luật
B. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự
D. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức phạm tội

Câu 7: Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác là:

A. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi
B. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi
C. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý
D. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Câu 8: Mục đích của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện nay là:

A. Trừng trị người phạm tội và đấu tranh phòng chống tội phạm
B. Bắt người phạm tội bồi thường thiệt hại đã gây ra
C. Trừng trị người phạm tội
D. Giáo dục phòng ngừa chung

Câu 9: Khi một người bị coi là có tội khi:

A. Bị cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát
B. Bị cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật
C. Bị Tòa án đưa ra xét xử công khai
D. Bị Tòa án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật

Câu 10: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên
B. Từ đủ 15 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên

Câu 11: Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm:

A. 15
B. 16
C. 17
D. 18

Câu 12: Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là:

A. Cơ quan điều tra – Tòa án – Cơ quan thi hành án
B. Viện kiểm sát – Tòa án – Cơ quan thi hành án
C. Tòa án – Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra
D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự là:

A. Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án hình sự
B. Điều tra – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
C. Thụ lý vụ án – điều tra – xét xử – thi hành án
D. Điều tra – truy tố – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Câu 14: Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ nào?

A. Quan hệ nhân thân và quan hệ kinh tế
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình
D. Tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến tài sản

Câu 15: Nội dung của quyền sở hữu bao gồm:

A. Quyền chiếm hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền định đoạt
D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là:

A. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội
B. Tự nguyện, bình đẳng
C. Không được vi phạm phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
D. Cả ý A và B đều đúng

Câu 17: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, hình thức di chúc gồm các loại:

A. Di chúc bằng miệng trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa
B. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc không có người làm chứng
C. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực
D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân – gia đình là:

A. Nữ từ 18 tuổi trở lên; nam từ 20 tuổi trở lên
B. Công dân từ 18 tuổi trở lên
C. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên
D. Nam từ đủ 20 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi

Câu 19: Thủ tục kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân – gia đình Việt Nam là:

A. Chỉ cần tổ chức tiệc cưới
B. Phải đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân nơi bên nam thường trú
C. Phải đăng ký kết hôn tại Tòa án
D. Phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân nơi bên nam hoặc bên nữ thường trú

Câu 20: Khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng không có quyền yêu cầu chia tài sản
B. Mọi tài sản có trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ, chồng
C. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung để tự kinh doanh riêng; thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc khi có lý do chính đáng khác
D. Mọi tài sản có trước thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Câu 21: Khi tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Vợ, chồng có trách nhiệm ngang nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
B. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng
C. Vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau trong mọi vấn đề
D. Khi ly hôn thì toàn bộ tài sản của vợ, chồng phải chia đôi

Câu 22: Luật lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động là:

A. Cá nhân từ 16 tuổi trở lên
B. Cá nhân từ 15 tuổi trở lên
C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên
D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên

Câu 23: Pháp luật đại cương nghiên cứu về vấn đề gì?

A. Nhà nước
B. Pháp luật và nhà nước
C. Kinh tế
D. Các Đảng phái chính trị

Câu 24: Khái niệm nhà nước được hiểu như thế nào?

A. Nhà nước là một tổ chức xã hội
B. Nhà nước là một tổ chức chính trị
C. Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, có Bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội.
D. Nhà nước là tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Câu 25: Nhà nước và hệ thống chính trị có mối quan hệ như thế nào?

A. Nhà nước là một Bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị
B. Nhà nước không nằm trong hệ thống chính trị mà đứng ngoài để quản lý hệ thống chính trị
C. Hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị, không có nhà nước
D. Hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị và các tổ chức chính trị xã hội, không có́ nhà nước.