(bài đáng được share rộng rãi và sinh viên nào của VN cũng nên đọc 1 lần.)
Bạn Phạm Minh Thông này sinh năm 1996, năm ngoái khi vừa tốt nghiệp ĐH, cởi bỏ danh hiệu từng học sinh giỏi trường chuyên lớp chọn thi ĐH hai mấy điểm, bạn lên đường đi gap year (working holiday 1 năm), công việc là vác chuối để được học về nông nghiệp cao ở xứ người. Ai dưới 28 tuổi cũng có thể đi, miễn tốt nghiệp ĐH, Cao Đẳng, và muốn đi.
Boss tư bản lạnh lùng, chưa xúc động trước bất cứ ai, mà thấy mấy thằng nhỏ trắng trẻo mà chăm chỉ quần quật nên rất thương, chửi nhiều hơn sinh viên các nước khác, ai được chửi nhiều thì được khôn nhiều. Còn thầy cô cũng khen, nói 22 tuổi mà đã chịu khó, có đầu óc thì giàu có phồn vinh trong tương lai là điều chắc chắn.
Việt Nam đang là một nước nghèo, nhưng rồi sẽ vượt lên thành quốc gia nông nghiệp mạnh nhất Đông Nam Á với thế hệ trẻ tinh hoa như vậy. Vì tụi mày không phải là công nhân chuyên nghiệp, tụi mày chịu làm chân tay nhưng lại có đầu óc, đó là cái quan trọng. Người có đầu óc mà CHỊU lao động chân tay, thì tư duy phát triển rất nhanh, thành tựu về sau rực rỡ, vì óc quan sát và sự tinh tế, sự tháo vát và óc sắp xếp….chỉ có thông qua lao động chân tay.
Bạn kể ban đầu làm tay chân không quen, mệt đến lả người, nhưng cứ mệt thì uống nước, rồi nắm chặt tay đứng lên tiếp tục làm. Trời mùa hè nóng như thiêu như đốt, mùa đông thì lạnh thấu xương. Nhiều lần bạn cũng muốn bỏ cuộc, chán nản, nhưng rồi tự nhủ cố gắng, cố gắng, rồi cơ thể cũng quen với cường độ lao động cao. Còn trẻ còn khoẻ, phục hồi rất nhanh. Boss chủ trang trại chục triệu đô, con cái họ đang là học sinh chứ cũng nhào vô làm quần quật y chang bạn, thậm chí còn làm nhiều thời gian hơn, nên những khái niệm NGẠI khi lao động chân tay tự dưng biến mất. Về nước thì việc to việc nhỏ gì cũng làm được.
Bạn tâm niệm mình xuất thân từ gia đình không thân thế, tuổi thơ suốt ngày chỉ học và học, đầu óc non nớt, ra trường chả ai cho cơ hội gì để sử dụng chất xám cả. Xin việc lương ngàn đô cho xứng công sức học hành nhưng chả ai nhận, chỉ toàn những việc tháng lương năm bảy triệu, không đủ sống ở đất Sài Gòn Hà Nội, 2 thành phố này việc thì nhiều, nhưng toàn việc lương thấp cả, việc lương cao chỉ dành cho 1 thiểu số người cực kỳ tài năng hoặc có kinh nghiệm.
Ngẫm lại thì thấy mình tự ảo tưởng sức mạnh và sĩ diện bằng cấp, chứ có chất xám gì mà đòi người ta trả lương cao. Thế giới nhiều người quá giỏi, mình chỉ là tép riêu, tứ cố vô thân, thôi tính đường khác vào đời. Một năm mình đi xuất khẩu lao động là 1 năm đi rèn luyện thể lực, COI NHƯ ĐI TẬP GYM CÓ TIỀN NGÀN ĐÔ đi. Lúc vác chuối coi như đang đẩy tạ. Tập gym cả 10 tiếng/ngày là 1 cơ hội lớn để đổi thể hình. Rất nhiều bạn sau 2 tháng ở xứ người đã ngực nở, tay to, tăng mấy cân so với thời ngồi ôm máy tính dặt dẹo ở Việt Nam.
Quan trọng là được tận mắt chứng kiến những ông chủ nước ngoài tổ chức sản xuất, tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý….để bắt chước. Phải quan sát và chính tay mình làm trực tiếp trong một thời gian dài thì mới hiểu, mới nhớ. Đó là cái học lớn nhất mà bạn có được chứ không phải là lương bổng tiền công.
Vì là working holiday nên tiền làm ra chủ yếu để holiday, chỗ nào các bạn cũng đi chơi, chứ không phải mục đích là xuất khẩu lao động. Tuổi trẻ thế giới cũng làm y chang vậy, gọi là gap year, thậm chí con cái của tỷ phú đô la vẫn chọn gap year 1 năm lao động chân tay ở nước khác để rong chơi, trước khi trở về làm việc chính thức lĩnh vực chuyên môn họ đã được đào tạo.
Phần lớn các bác sĩ ở châu Âu hay các chuyên viên tài chính ở phố Wall, đều chọn gap year là working holiday 1 năm, ví dụ đi hái nho ở New Zealand hay trồng cacao ở châu Phi hay phục vụ nhà hàng ở Nha Trang hay công nhân ở xí nghiệp nào đó ở Campuchia. Nhưng rảnh rỗi là họ đi chơi, đi nhiều lắm. Tiền làm ra trong thời gian GAP YEAR chủ yếu là để đi chơi chứ không để dành.
Mặc dù đi chơi là chủ yếu (working holiday nghĩa là từ holiday là từ chính, working là từ bổ nghĩa), tuy nhiên tháng tháng, các bạn cũng tiết kiệm gửi về một ít, dành tiền mua đất nông nghiệp rồi năm sau về nước làm farm. Tằn tiện chắt chiu, rồi ước mơ sẽ được. Tay trắng vào đời, ai chịu cực được mới có thành tựu.
Anh Khiêm Trịnh (The Moshav Farm) mỗi tháng nhận tiền bạn Thông gửi về để hùn mua đất làm farm, cứ đọc những dòng “gửi anh tiền vác chuối của em” thì bật khóc. Thương và mừng cho em. BẠN KHÔNG GIỎI, MÀ CHỈ CHỊU KHÓ THÔI. AI CHỊU KHÓ SẼ ĐƯỢC NHƯ BẠN ẤY VÀ THẬM CHÍ HƠN.
Có những tuổi 22 tuyệt đẹp. Tuổi 22 của bạn thế nào?
P/S: Các bạn follow FB của bạn Thông này nếu muốn đi Israel năm sau nhé. Bạn sẽ giúp mình lên đường.
Nguồn: Tony Buổi Sáng
Sau đây cùng chia sẻ với các bạn câu chuyển của bạn Phạm Minh Thông.
” Giọt mồ hôi mặn đắng nơi xứ người
Hơn một năm trước, để có được 40 triệu sang đây thực tập về nông nghiệp, tui đã phải lên farm chuối của anh Thế làm công nhân và phụ bán chuối. Tui làm mọi thứ ở farm, từ chăm cây con, trồng cây, bốc vác, cắt chuối đóng thùng, giao hàng chuối giống, hỗ trợ làm đất cho nông dân. Vì không muốn mượn tiền ai và nhà tui không khá giả gì. Nên tui gắng làm mọi thứ. Miễn sao không vi phạm đạo đức và pháp luật, để có tiền cho chuyến bay, cám ơn anh Thế nhiều, ơn của anh em không quên được.
Tui là con nhà nông chính gốc ở Bến Tre, hồi nhỏ cũng học giỏi. Sinh viên năm nhất là tui đã thoát li khỏi gia đình, tự lập tất cả 100% chưa xin cha mẹ đồng nào. Tui đi buôn bán đầu đường xó chợ, trên xe lúc nào cũng quần áo và gấu bông (hàng tui bán), rồi bị đủ thể loại người hăm doạ lừa lọc lẫn bị quản lý thị trường đuổi. Tốt nghiệp ĐH xong, tui không đi vô văn phòng làm vì thấy ngồi 1 buổi trong phòng máy lạnh là nhức đầu, nên đành chọn giải pháp đổ mồ hôi.
Còn mùa đông, mỗi ngày đi làm là một cực hình. Tui quen sống ở xứ nhiệt đới nên trời lạnh 15 độ là phải lấy nhíp gắp ra rồi. Ấy vậy mà tiết trời buốt giá, 8-10 độ C phải bật khỏi chăn để dậy lao ra ngoài trời, có khi mưa đá nữa.
Nhưng làm riết roài cũng quen.
Đầu tiên cũng khóc than, cũng gớm, cũng ngại, cũng nản, cũng muốn bỏ về, nhưng rồi chả có gì nghiêm trọng cả. Bây giờ có thể vác chuối hai vai hai buồng, buồng mấy chục ký, trời nóng lạnh gì quất tất. Giờ 1 tô cơm nguội, đổ nước lạnh vào và tui vẫn ăn ngon lành cho no bụng, cho xong bữa, xong rồi làm🤣🤣😂😅.
Hôm qua là ngày cuối ở farm. Ngồi nghĩ lại, thấy ôi sao sức chịu đựng của tui lại ghê gớm đến thế. Tự vỗ tay hoan hô mình.
Ngày bọn tui tốt nghiệp, CEO của Agrostudies phát biểu: tiền và các khoản đầu tư có thể đến rồi đi nhưng điều đọng lại mãi là trải nghiệm và tư duy của các bạn. Thành bại tại tư duy. Ông dặn các bạn được đào tạo không phải để về đi xin việc, Israel đào tạo để các bạn về nước để vận hành 1 cái cơ nghiệp của mình, nhất là ở quê nhà hoặc những nơi xa xôi hẻo lánh. Còn trẻ hãy mạnh dạn dấn thân vì nó sẽ cho chúng ta những trải nghiệm không đâu có được. Thất bại là tốt. Nên thất bại và mất hết, xong bạn sẽ có lại tất cả. Cứ có đức tin là được, nghĩ khác đi. Đừng sợ mất, sợ mất không làm được gì đâu.
Lúc ổng phát biểu tui ngồi bên dưới nghĩ eo ôi bọn Do Thái này thông minh vãi. Tụi nó nhận sinh viên các nước sang, thu tiền học phí, bóc lột sức lao động trắng trợn. Còn giải quyết được trình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp của nước nó nữa chứ. Nhưng lạ thay là tụi lại rất hạnh phúc khi được bóc lột vậy. Và cảm thấy biết ơn vì họ cho tui môi trường để rèn luyện, để quan sát học hỏi. Giờ tui còn nhỏ, trí chưa có nhiều thì lấy sức ra làm vậy. Sau khi tui học về, thì sẽ nghĩ khác làm khác.
Ngay cả cách mà cô giáo phụ trách đối xử nhiệt tình với bọn tui cũng làm tui rơi nước mắt khi nhớ về. Cô như là mẹ vậy, lo tới việc nhắc nhở vệ sinh phòng ngủ, nhà bếp chà bồn cầu các kiểu. Phòng của người Do Thái rất ngăn nắp gọn gàng nha, họ rất quan trọng chuyện đó, và luôn nhắc nhở sinh viên.
Tuần sau tui lên máy bay về dải đất hình chữ S thiêng liêng của tui rồi. Tiền bạc cũng đã gửi hết về cho anh Sếp ở Việt Nam để anh mua cho tui miếng đất làm farm, nghe nói cũng được 2 hec rồi, nên lên máy bay là tui vô sản, trên răng dưới dép, như lúc sang đây vậy. Chỉ có trong đầu là 1 mớ trải nghiệm và kỷ niệm vô giá.
Sau cùng tui xin cảm ơn tất cả mọi người đã bước qua đời tui trong năm qua. Đó là 1 phần tuổi trẻ đáng nhớ của tui. Cảm ơn tất cả các bạn❤❤.
Và xin cảm ơn 1 đức tin, 1 lý tưởng vĩ đại trong đời mà tui đã tin tuyệt đối, đã chắp cánh cho tui có bao nhiêu là thứ.
P/s: Tui viết không hay vì là dân tự nhiên, nên có sao nói vậy, tấm lòng tui chỉ có chút vậy thôi.Tui sẽ tài trợ lại 1 suất đi Israel 2020-2021, bạn nào muốn đi thì theo dõi tui, tui sẽ đăng thông tin sau.”
Nguồn: Phạm Minh Thông
https://www.facebook.com/profile.php?id=100007823507783