Trò Chuyện Với Con Về Tiền Bạc
Tác giả: Scott & Bethany Palmer
Những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ với con cái vốn đã ít ỏi, hơn thế nữa chúng gặp rất nhiều khó khăn do sự khác biệt giữa các thế hệ, môi trường và đời sống xã hội, do đó rất khó để có một cuộc nói chuyện giữa hai bên có hiệu quả cao. Quản lý tiền bạc là một đề tài không mới, nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống tương lai và xây dựng tính tự lập, tính toán của trẻ. Vậy, phải làm sao để truyền đạt những kinh nghiệm này hoặc tập cho trẻ có cái nhìn về tiền bạc đúng đắn?
Nếu như ở các nước phương tây, khi đến 18 tuổi những đứa trẻ đều phải tự chủ về tài chính, chúng phải đi làm thêm hoặc vay ngân hàng từ các quỹ hoặc chính bố mẹ để tự quyết định cuộc sống của mình, thì ở nước ta tư tưởng “đứa con mãi bé bỏng” vẫn đang thịnh hành trong mắt các bậc cha mẹ. Điều này gây nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tới tính tự lập, kiểm soát hành vi của trẻ mà còn tạo ra một tương lai không chắc chắn, mất phương hướng trong những năm tiếp theo. Quản lý tài chính còn ảnh hưởng đến lòng tin, óc suy đoán, các mối quan hệ và khả năng đưa ra quyết định của trẻ – những thứ rất khó để truyền đạt lại qua các cuộc nói chuyện thông thường.
Cuốn sách “5 cuộc nói chuyện với trẻ về tiền bạc” của các tác giả Scott và Bethany Palmer, những người đã có hơn 43 năm kinh nghiệm trong lập kế hoạch tài chính và giúp đỡ mọi người về vấn đề tiền bạc là “một công cụ tuyệt vời – nó mở ra một chủ đề, sự hiểu biết sâu sắc về tinh thần và rất đời thường” để “tạo quyền, cho phép và trang bị cho các bậc cha mẹ ở mọi nơi để trò chuyện với trẻ về tiền” qua đó trang bị những hành trang cần thiết cho cuộc đời tương lai của chúng và tạo mối liên kết chắc chắn giữa 2 thế hệ.
Trích dẫn
Trong suy nghĩ của trẻ tuổi thiếu niên
Được rồi, hãy lấy một hơi thở sâu. Đọc qua tựa đề của chương có thể khiến bạn hơi lo lắng – Có ai muốn biết suy nghĩ của một thiếu niên không? Biết được suy nghĩ của một thiếu niên vào một thời điểm xác định thì thật tệ. Nhưng trong cuộc sống của bạn nếu có sự hiện diện một đứa trẻ tuổi thiếu niên, bạn nên biết là từng mẩu thông tin nhỏ có thể giúp bạn hiểu lý do trẻ hành động như vậy.
Ở lứa tuổi mười lăm, Jeremy cũng giống hầu hết những bạn khác cùng tuổi. Cậu bé có thể cùng lúc cư xử rất tử tế với bà và ngay lập tức lại rất thô lỗ với mẹ, đôi lúc thể hiện ngay trong cùng một câu. Bố mẹ cậu cứ băn khoăn làm thế nào cậu có thể xử lý được tật đi khập khiễng vì cứ luôn bị các loại chấn thương do rượt đuổi trên chiếc xe đạp của cô em gái hoặc dùng tấm bạt lò xo của nhà hàng xóm nhảy qua hàng rào sân sau. Cậu cũng rất sáng tạo, hài hước, và thông minh, nhưng lại thiếu đi lẽ thường. Tóm lại, cậu bé là một đứa trẻ ngốc nghếch.
Bố mẹ Jeremy biết rằng một phần sự ngốc nghếch của con chỉ là cách cư xử của những cậu bé thiếu niên. Nhưng họ lo rằng khi con bước vào học trung học cậu bé thiếu tính kỷ luật cơ bản cần có để theo được số bài tập ngày một nhiều và lịch học các môn thể thao. Vì vậy, họ đang cố gắng giúp con ổn định lại một chút và có trách nhiệm hơn với thời gian và quản lý tiền bạc của chính mình. Họ giảm tiền tiêu vặt và nói với cậu rằng đã đến lúc con phải tìm cách tự kiếm tiền. Họ yêu cầu con có trách nhiệm hơn với gian biểu của mình, để con tự đến chỗ tập bóng rổ và tự đạp xe đến nhà bạn. Họ hy vọng tất cả những điều này sẽ giúp Jeremy đón nhận cuộc sống nghiêm túc hơn.
(Nếu có điều kiện quý độc giả nên mua bản gốc tại các cửa hàng sách trên toàn quốc để ủng hộ tác giả.)
Download Ebook : PDF