Sổ tay phát triển của trẻ – Rakluke Books
Sau 9 tháng 10 ngày mong đợi, bé con của bạn đã chào đời. Bạn hãy chào đón sinh linh bé bỏng của mình bằng tình yêu thương và sự hiểu biết. Các bậc cha mẹ đều biết rằng trong những năm đầu đời của bé, có rất nhiều cột mốc phát triển quan trọng. Nhưng bạn có biết những sự kiện quan trọng gì sẽ xảy ra và xảy ra ở độ tuổi nào không? Bạn có biết bé đã có thể nụ cười khi được 2 tháng tuổi? Bạn có biết đến tháng thứ 3, bé đã sẵn sàng để học hỏi rồi đấy? Bạn có biết bé yêu của bạn sẽ trở thành “nhà thám hiểm tý hon” khi được 7 tháng tuổi?
Trong cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, bạn sẽ tìm thấy những thông tin và lời khuyên hữu ích về sự phát triển thể chất, tinh thần và biểu đồ phát triển trong từng tháng của trẻ.
Trẻ sơ sinh – Tuần đầu tiên:
(trích) Trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên
Cơ thể và khuôn mặt của trẻ khác với những tưởng tượng của cha mẹ, ví dụ: Vùng da quanh mắt sưng lên; da nhăn nheo, đen và lấm tấm các đốm đen đỏ xen kẽ nhau; đầu méo… Một số trẻ còn có một lớp lông tơ màu đen mọc khắp cơ thể.
• Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ có một lớp gây bao bọc cơ thể. Lớp gây này ngoài tác dụng bảo vệ làn da của trẻ không bị sây sát, còn giúp cho trẻ ra ngoài dễ dàng hơn khi được sinh ra. Sau khi trẻ được tắm rửa những lần đầu tiên, lớp gây này sẽ dần dần biến mất.
• Da trẻ sơ sinh thường chỉ nhăn nheo từ 1 đến 2 ngày đầu tiên, sau đó lớp da đó sẽ dần dần bong ra, trẻ có thể bị bong da toàn thân hoặc ở lòng bàn tay và bàn chân. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra màu da của trẻ mới sinh so với tuần đầu tiên không giống nhau vì khi mới sinh ra màu da thật của con sẽ chưa xuất hiện ngay, phần lớn khi mới sinh ra màu da trẻ đều sáng và sẫm màu hơn sau này.
• Ngực sẽ to hơn trong tuần đầu tiên do hormone của mẹ truyền sang con.
• Mắt của trẻ chưa nhìn rõ trong tuần đầu tiên, việc nhìn tập trung vào hình ảnh sẽ bắt đầu rõ ràng hơn từ tuần thứ tư trở đi. Mặc dù trẻ nhìn chưa được rõ và chỉ nhìn được trong một khoảng cách rất ngắn, nhưng việc trẻ nhìn vào mắt bạn, nhìn vào mặt bạn, tất cả đều là những bước quan trọng trong việc học hỏi. Ðó cũng chính là sự phát triển tình cảm của trẻ dành cho mẹ. Một số trẻ khi mới sinh ra mắt sẽ bị lác vì trẻ chưa thực sự phát triển việc nhìn tập trung vào một hình ảnh và các cơ của mắt chưa điều khiển được hướng nhìn theo các đồ vật (Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn).
• Mắt của trẻ sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu trong phòng có nhiều ánh sáng hoặc có màu trắng, trẻ sẽ chớp mắt liên tục nhằm bảo vệ mắt trước ánh sáng mạnh.
• Chân cong. Một số trẻ sinh ra chân bị cong là do khi ở trong bụng mẹ, chân bé để ở tư thế không bình thường. Nhưng sau khoảng một tuần, chân bé sẽ duỗi thẳng ra được.
• Nhạy cảm với những tiếp xúc. Mặc dù mới chào đời chưa đến 1 tuần nhưng trẻ cũng có phản xạ trước những tiếp xúc vào cơ thể, đặc biệt là hơi ấm từ vòng tay của cha mẹ. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả giống nhau rằng: cử chỉ âu yếm, ôm ấp con trong vòng tay của cha mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
• Rất nhạy cảm trong việc nhận biết mùi vị. Trong tuần đầu tiên, các dây thần kinh khứu giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Mùi của cơ thể người mẹ chính là mùi đầu tiên mà trẻ nhớ được và biết rằng đây chính là người làm cho trẻ no, làm cho trẻ thấy thoải mái, hạnh phúc và an toàn.
• Cử động chậm chạp. Trẻ sơ sinh ở tuần đầu tiên thường chỉ nằm im và nắm chặt hai bàn tay. Khi bế trẻ, tay chân của trẻ sẽ khua vào không trung bởi trẻ chưa thể kiểm soát được cử động của mình. Một điều mà cha mẹ nên chú ý là mọi sự tiếp xúc với con đều phải hết sức nhẹ nhàng nếu không trẻ sẽ rất hay giật mình, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Cân nặng của trẻ sẽ giảm một chút trong tuần đầu tiên so với cân nặng lúc mới sinh (và sẽ trở lại cân nặng ban đầu khi trẻ được khoảng 3 tuần tuổi). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc được nằm trên chiếc giường có ga đệm mềm mại, có lót bông mềm sẽ khiến trẻ sơ sinh cảm giác thoải mái, trẻ sẽ ít ngó ngoáy hay vặn mình, như thế trẻ sẽ dùng ít năng lượng hơn, cân nặng sẽ giảm ít hơn những trẻ không được nằm ngủ trong tư thế thoải mái.
• Quen với giọng nói của mẹ. Trẻ sẽ làm quen và ghi nhớ tiếng nói của mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ rất thích giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng, thích giọng cao hơn giọng trầm, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ chú ý đến giọng nói của người mẹ hơn giọng của người cha.
• Nhịp tim của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sẽ nhanh gấp đôi nhịp tim của người lớn (khoảng 120 nhịp/1 phút). Nhịp thở của trẻ cũng nhanh gấp hai lần nhịp thở của người lớn (khoảng 33 lần/1 phút). Trong giai đoạn này, tất cả các hệ cơ liên quan tới hệ hô hấp sẽ hoạt động nhịp nhàng khiến đôi khi trẻ có những biểu hiện khác lạ khi thở như nấc cụt hoặc hơi thở mạnh rất lạ.
• Trong khoảng 48 tiếng đầu tiên sau khi chào đời có thể trẻ sẽ không đi tiểu, nhưng sau đó trẻ có thể đi tiểu khoảng 18 lần/1 ngày. Còn về đại tiện, ban đầu phân của trẻ sẽ có màu xanh đen (hay còn gọi là phân su), màu phân này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên, sau đó sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt hoặc vàng đậm. Phân của trẻ ăn sữa mẹ sẽ mềm hơn so với phân của trẻ ăn sữa bột. Bình thường trẻ sẽ đại tiện khoảng 4 – 7 lần/ngày.
• Khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, trẻ thường không mấy quan tâm tới việc ăn vì trong cơ thể trẻ lúc này vẫn còn có một lượng đường, mỡ và chất dinh dưỡng được dự trữ từ khi còn ở trong bụng mẹ giúp trẻ cảm thấy no trong vài ngày.
• Ngủ nhiều. Trong tuần đầu tiên trẻ sẽ ngủ 14 – 18 tiếng/1 ngày. Trẻ sẽ không ngủ theo giấc và thường thức dậy vào ban đêm nhưng đến tuần thứ 5, trẻ sẽ tự điều chỉnh để ngủ theo giấc. Sang tuần thứ 5 này cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn vì không phải thay phiên nhau thức dậy trông trẻ vào ban đêm nữa.
• Những phản xạ tự nhiên như rụt tay lại nếu cha mẹ thử chạm vào tay trẻ hay giơ chân lên giống như chuẩn bị đi nếu được bế trong tư thế đứng không phải là những phản xạ có ý thức của cơ thể trẻ bởi trong thực tế, những phản xạ có ý thức của trẻ giai đoạn này còn rất hạn chế.
• Việc điều hòa thân nhiệt. Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ bị mất nhiệt một cách nhanh chóng, nhưng chỉ sau một ngày trẻ sẽ tự điều chỉnh được thân nhiệt. Khi trở về nhà, cha mẹ phải kiểm soát thân nhiệt của trẻ để luôn giữ ở nhiệt độ bình thường (370C) bằng cách cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sau khi trẻ tắm xong phải nhanh chóng lau khô người và ngay lập tức mặc quần áo cho trẻ. Nếu bạn dùng điều hòa hãy chú ý đừng để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh. Ðể nhận biết được điều này bạn có thể để ý những biểu hiện của trẻ như nếu thấy lạnh trẻ thường co người lại, co chân, co tay để giảm diện tích tiếp xúc của cơ thể, nếu cảm thấy nóng, trẻ sẽ duỗi tay, duỗi chân ra.
• Hành động cười của trẻ chỉ đơn thuần là sự chuyển động các phần cơ trên mặt chứ không phải nụ cười đúng nghĩa. Nụ cười đúng nghĩa của trẻ chỉ diễn ra từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi.
• Lông tơ trên khắp cơ thể trẻ sẽ tự rụng đi trong khoảng 2 tuần.
Hãy bế ẵm trẻ nhiều nhất có thể:
Sự thật là bố mẹ chính là môi trường sống có tầm ảnh hưởng và quan trọng nhất trong năm đầu tiên của con.
Bởi vì trước khi trẻ hòa nhập vào môi trường khác, và để chiến thắng, làm chủ môi trường đó trẻ phải chắc chắn rằng có một người đem lại tình yêu thương và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, khả năng của trẻ trong việc đưa ra những yêu cầu và tiếp nhận những phản ứng từ môi trường hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm có được qua những tiếp xúc với cha mẹ lần đầu tiên.
Sự phát triển trong 1 tuổi đầu đời của trẻ có được diễn ra suôn sẻ hay không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ, phụ thuộc vào việc trẻ nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ như thế nào: nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi, lạnh lùng hay xa cách… trong tuần đầu tiên của cuộc đời trẻ.
Về vấn đề này, có một ví dụ muốn kể ra là: các bậc cha mẹ thường được thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm rằng “không nên bế trẻ quá nhiều, trẻ sẽ bện hơi”, “đừng nên chơi nhiều với trẻ, trẻ sẽ hư người”. Nhưng như mọi người đã biết, khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng việc bố mẹ gần gũi với trẻ, thường xuyên bồng bế, thể hiện tình yêu thương với trẻ sơ sinh không những làm cho trẻ vui vẻ, hạnh phúc mà còn tạo nên tảng giúp trẻ vui vẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác khi lớn lên.
Nếu có thể được, mong rằng các bậc cha mẹ hãy bế ẵm trẻ nhiều nhất có thể.
Được trích từ “Sổ tay phát triển của trẻ” – Sách do công ty cổ phần Sách và truyền thông Quảng Văn phát hành tháng 2/2014.
Biểu đồ phát triển của trẻ 1 tuần tuổi:
Phát triển về thể chất
Các phần cơ lớn
· Phản xạ tự nhiên sẽ kiểm soát cử động của tay, chân và bàn tay. Những cử động không phải phản xạ tự nhiên phần lớn là những phản ứng mang tính bản năng như đạp chân, đá, khua tay, khua chân
· Nếu môi trường thay đổi một cách nhanh chóng sẽ có những phản xạ trên khắp cơ thể.
· Quay được đầu từ bên này sang bên kia, đôi khi có thể ngóc đầu lên được.
· Nếu bế vác lên vai, trẻ sẽ nhấc đầu lên và cử động toàn thân.
· Nếu nằm sấp trẻ sẽ nằm co chân giống như con ếch hoặc sẽ co tròn người lại như trái bóng.
Dáng ngồi
· Nếu bế trẻ theo dáng ngồi, đầu trẻ sẽ gục về phía trước hoặc ngửa ra sau.
Các phần cơ nhỏ
· Nắm chặt tay, có phản xạ túm, nắm.
· Có phản xạ nuốt thức ăn.
· Ánh mắt nhìn ra xung quanh một cách vô thức.
Phát triển về ngôn ngữ
· Biết ọ ẹ
· Biết khóc.
Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan
· Đã nhìn thấy các họa tiết, phân biệt được ánh sáng và bóng tối, có thể nhìn thấy những sự vật phía trước với khoảng cách 20centimét, còn xa hơn sẽ không nhìn rõ.
· Nhạy cảm với âm thanh, có thể phân biệt được các âm thanh cao thấp, thích nghe âm cao.
· Trẻ sẽ nằm im nếu có người bế với tư thế mà trẻ cảm thấy vững chãi.
· Biết phân biệt mùi vị.
· Trẻ sẽ thức chơi khoảng 3% thời gian vào ban ngày.
· Sẽ biết cầm nắm đồ vật nếu vô tình sờ thấy.
· Thỉnh thoảng sẽ nhìn mọi người, đôi khi sẽ ngừng bú để nhìn một vật nào đó lọt vào tầm mắt mà trẻ thấy thích.
· Không thích những kích thích bị cho là làm phiền.
Phát triển về mặt xã hội
· Tỏ thái độ giật mình hay không vừa lòng.
· Có phản ứng, cảm xúc đối với sự vật thu hút trẻ. Đây chính là đặc điểm riêng biệt của từng trẻ.
· Nếu có người bế sẽ yên lặng.
· Nhiều khi tự cười, nhạy cảm với những kích thích giác quan.
· Nhạy cảm trong việc phân biệt nét mặt hoặc âm thanh.
· Biết tìm đầu vú mẹ.
Lịch trình hàng ngày
· Phải bú mỗi ngày 7 – 8 lần.
· Đi tiểu nhiều và không có thời gian nhất định, đi tiểu 4 – 7 lần/ngày.
· Ngủ khoảng 80% thời gian của một ngày đêm (ngủ khoảng 7 – 8 lần/ngày), khoảng 4 tiếng một lần trẻ sẽ tỉnh giấc và thức khoảng 30 phút.
Chú ý:
· Các ông bố bà mẹ không nên lấy những biểu đồ phát triển trong cuốn sách này làm chuẩn mực cố định.
· Một số sự phát triển có thể nhanh hay chậm hơn, đôi khi trẻ bỏ qua một vài giai đoạn như biết đi mà không biết bò.
· Nếu sợ con mình phát triển chậm hơn bình thường, cha mẹ nên đưa đi khám và xin tư vấn.
2- 2.5 tuổi: Trẻ là chúa nghịch ngợm trong nhà
Hầu hết trẻ đến giai đoạn này đều khiến cha mẹ phải lắc đầu và than phiền rằng “Nghịch như giặc”. Trẻ leo trèo, lục lọi và quan tâm đến tất cả mọi điều. Sự bướng bỉnh, nghịch ngợm của trẻ gia tăng về mức độ. Có thể nói là trẻ có nhiều trò hơn. Nhưng dù có nghịch đến đâu, ngang ngạnh đến mức nào thì khi làm được việc gì đó, trẻ vẫn cần những lời khen như “Con giỏi quá”, “Đáng yêu quá”, cần nụ cười hài lòng của cha mẹ, và khi trẻ tỏ thái độ bực tức, trẻ cần được cha mẹ giúp đỡ, chỉ bảo.
Phát triển về thể chất
• Thích thú với việc di chuyển.
Trẻ từ 25 – 30 tháng tuổi đang rất thích thú với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần cơ lớn. Trẻ sẽ sử dụng chân, tay, thân trong khi chạy, nhảy, xoay vòng, trèo lên cầu thang, đá, ném, quăng……
• Tô tô, vẽ vẽ.
Khi được khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu thích cầm bút chì để tô tô vẽ vẽ và có thể rất hài lòng với những đường nét mà mình tạo ra nên sẽ tô vẽ lên khắp sàn và tường nhà.
Đây cũng là giai đoạn trẻ có hứng thú với việc vẽ và tô màu nhất nên sẽ là cơ hội cho các bậc cha mẹ tạo nền tảng để trẻ phát huy khả năng về nghệ thuật hoặc kích thích cho trẻ phát triển về nghệ thuật. Bởi nếu chúng ta không chú ý hoặc bỏ qua mà không tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc, rèn luyện kỹ năng tô vẽ trong giai đoạn này mà đợi đến giai đoạn sau thì có thể sẽ là quá muộn. Vì việc rèn luyện khi tuổi lớn hơn sẽ không đạt kết quả như việc rèn luyện trong giai đoạn trẻ đang hứng thú và đang phát triển như lúc này.
Phát triển về ngôn ngữ
Đây là giai đoạn có sự phát triển bùng nổ về ngôn ngữ, nhiều trẻ nói suốt ngày, suốt đêm. Trẻ đã học được rất nhiều từ mới và thích phát ra các âm thanh lạ trong cổ họng. Một số trẻ bắt đầu nói được những câu ngắn gồm 2 – 3 từ như “Đi chơi”, “Mặc quần áo đẹp”. Những từ mà trẻ thường nói là tên gọi của các đồ vật, động vật, tên người, các động từ diễn tả hành động như chạy, ngủ, ăn và đại từ nhân xưng như “của Ploy”, “Pumi ngủ”.
Trong giai đoạn này, những câu hỏi thường trực được phát ra là: “tại sao”, “cái gì”, “ở đâu”. Đây là những từ được nói sớm hơn các từ khác. Tiếp đó trẻ mới nói các từ như “vâng”, “dạ”.
Biết cho người khác
Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi vừa qua là giai đoạn mà trẻ chỉ quen với việc được nhận từ người khác. Trẻ muốn được cái gì là phải được cái đó và luôn được cha mẹ đáp ứng nhu cầu. Nhưng khi trẻ lớn hơn phải đi học, phải chơi cùng các bạn, trẻ sẽ biết cho mới có thể sống hòa nhập với người khác một cách vui vẻ.
Một vài cách mẹ dạy cho trẻ biết cho
Trẻ từ 2 – 3 tuổi đã thích hợp để dạy về việc cho, việc chia sẻ bằng những phương pháp sau:
Mẹ cho con…con cho mẹ. Khi trẻ có đồ ăn hay đồ chơi, bạn hãy thử xin trẻ. Nếu trẻ cho, bạn hãy tỏ vẻ vui mừng và nói lời cảm ơn trẻ.
Cho trẻ mang đồ đi biếu. Khi đi gặp bạn bè hoặc đi thăm ông bà, bạn nên chuẩn bị quà đem biếu và nên đưa cho trẻ để trẻ tự tay biếu quà. Như vậy, trẻ sẽ được tiếp xúc với lời cảm ơn và nhận được sự vui mừng khen ngợi từ người được nhận quà.
Mang đồ chơi ra cùng nhau chơi. Cha mẹ nên rủ trẻ hàng xóm đến chơi bằng cách bảo các trẻ cầm đồ chơi đến cùng chơi và bạn hãy nói với con mình rằng các bạn đến chơi đều mang theo đồ chơi, nếu muốn chơi một cách vui vẻ con cũng nên mang đồ chơi của mình ra cho các bạn chơi.
Để trẻ cho các con vật nuôi ăn. Nếu trong gia đình có các con vật nuôi, thỉnh thoảng bạn nên để trẻ tự tay cho các con vật đó ăn để trẻ có cảm giác rằng bản thân có vai trò quan trọng với tư cách là một người cho.
Làm từ thiện. Khi đi ngang qua những hòm quyên góp tiền từ thiện hoặc gặp những người ăn xin (nếu bạn nhận thấy nên cho) hãy lấy tiền rồi đưa cho trẻ để trẻ đem cho và giải thích cho trẻ hiểu được lý do.
Cơ hội vàng để dạy trẻ biết giúp đỡ công việc nhà
Khi trẻ bước vào tuổi thứ 2, các mẹ sẽ nhận thấy một điều lạ lùng nữa của trẻ đó là thích tham gia làm giúp mẹ cái này cái khác khi mẹ làm việc nhà. Bạn đừng tỏ thái độ khó chịu với trẻ bởi trẻ muốn học những kinh nghiệm từ các công việc trong cuộc sống hàng ngày của người lớn. Vì vậy cha mẹ nên coi đây là một cơ hội tốt để dạy cho trẻ làm việc nhà. Bạn đừng nghĩ trẻ sẽ làm cho việc giặt quần áo rối tung lên hay đồ đạc hỏng hết. Nếu những vật dụng mà người lớn hay sử dụng không phù hợp với trẻ, bạn nên tìm cho trẻ những đồ khác như chiếc chổi nhỏ, chiếc khăn lau bàn nhỏ và chấp nhận việc đồ đạc có thể bị làm hỏng. Bởi vì dạy cho trẻ làm việc nhà cũng là dạy cho trẻ nhận biết được về sự chung sống, sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong gia đình, và nếu bạn không để cho trẻ tập làm việc nhà hay có trách nhiệm một chút ngay từ lúc này, thì sau này khi trẻ lớn lên chính bạn sẽ phải buồn phiền vì con mình đã lớn nhưng không biết giúp đỡ công việc nhà
Trích “Sổ tay phát triển của trẻ”
Tháng thứ 13: – Tuổi của sự học hỏi và tự lập
Khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 2, trẻ đã có nhiềuthay đổi rõ nét như: bắt đầu biết đi, bắtđầu học nói và bắt đầu tự lập. Cả ba sự thay đổi này chỉ là một phần nhỏ trongquá trình phát triển của trẻ mà thôi. Thực tế trẻ thay đổi qua từng ngày, từngtháng. Nếu để ý kỹ cha mẹ sẽ thấy ở tuổi này, trẻ hiểu được lời nói nhiều hơn,và đây chính là thời điểm quan trọng để bắt đầu dạy từ vựng cho trẻ.
Phát triển về thể chất
• Thực sự biến đổi về cơ thể.
Phần lớn trẻ ở độ tuổi này sẽ chuyển từ bò sang đi.Nhưng trong thực tế có một số trẻ đã biết đi từ khi được 10 – 11 tháng tuổi, vàcũng có một số khác vẫn chưa có dấu hiệu của việc biết đi mà vẫn thích bò lungtung hơn bởi trẻ cảm thấy việc bò giúp trẻ tới chỗ này, chỗ kia nhanh hơn vàthoải mái hơn.
Trẻ có thể phải cần 2 – 3 thángđể tập đứng và tập đi. Trong khoảng thời gian này trẻ cũng cố gắng đứng lên bằnghai chân. Khi đã tự tin, trẻ sẽ bước lên phía trước khoảng 2 – 3 bước rồi lạingã xuống. Nhưng trẻ vẫn tiếp tục cố gắng, ngã rồi lại đứng lên, đứng lên đi rồilại ngã… để luyện giữ thăng bằng cơ thể.
Đôi khi trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, không dám đi tiếpvì sợ rằng bước đi sẽ bị ngã xuống sàn. Những lúc như thế, cha mẹ phải cổ vũ, độngviên và dẫn dắt để trẻ có cảm hứng muốn đi tiếp bằng rất nhiều cách như vỗ tayđộng viên, ngợi khen hay tìm đồ chơi để dụ bé con đang lười tập đi. Những đồchơi được chọn nên là đồ chơi có thể kéo hoặc đẩy đi, đồ chơi khi kéo sẽ phátra âm thanh. Không chỉ vậy, việc đeo vòng ở cổ chân cho trẻ cũng có thể pháthuy tác dụng lúc này bởi trẻ sẽ nghĩ rằng bản thân có thể tạo ra âm thanh và mọingười đang theo dõi mình một cách chăm chú.
Tay và mắt phối hợp với nhau rất ăn ý. Trẻ đã có thểghép hai miếng xếp hình chồng lên nhau, nhặt những đồ vật nhỏ ra khỏi đồ đựng,cho đồ vật vào đồ đựng rồi nhặt ra… Quá trình vận động này dựa vào việc ước lượngkhoảng cách, sự phối hợp hoạt động của tay và mắt nhằm đặt đồ vật vào trúngđích và thả tay ra mà không để đồ vật đó bị đổ hoặc rơi ra ngoài. Đây cũng đượccoi là một thành công lớn của trẻ.
Cha và mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ sử dụng đôi taycàng nhiều càng tốt bằng cách tìm các dụng cụ để đựng đồ, có thể là ca đựng nước,những chiếc lọ rộng miệng, chiếc nồi, chiếc âu, miếng xếp hình hay đồ vật nhỏ(nhưng phải để ý cẩn thận bởi trẻ có thể cho vào miệng) để trẻ được tập luyệnviệc nhặt đồ vật cho vào và cho ra; hoặc thử để cho trẻ tự cầm thìa xúc thức ănvào miệng.
Việc sử dụng đôi tay để làm những việc tỉ mỉ của trẻsẽ giúp phát triển khả năng học hỏi được tốt hơn. Từ việc tiếp xúc và cầm, nắmđồ vật, trẻ sẽ hiểu về hình dáng, kích thước, sự nặng nhẹ và cả sự khác biệt vềbề mặt tiếp xúc của đồ vật.
Phát triển về ngôn ngữ
Việc học và sử dụng ngôn ngữ của trẻ thời kỳ này sẽtrải qua hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn hiểu nhưng chưa thểnói thành từ được (lời nói thụ động). Trẻ có thể hiểu được những câu bạn nói vớitrẻ như “Đi tắm nhé!”, “Đi ăn thôi!”, “Má thơm thích quá!”, “Lấy búp bê mang rađây cho mẹ nào!”, “Đừng!”, “Eo ôi, bẩn quá!”… nhưng chưa thể nói ra được.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trẻ có thể nói được(Lời nói chủ động). Trẻ có thể sẽ nói được những từ có nghĩa như “măm măm”,“đi”, “nước”, “bánh”… hay những từ không có nghĩa nhưng là ngôn ngữ riêng củatrẻ như “pa pa”, “ma ma”, “ca ca”… Ở giai đoạn này, trẻ thích trao đổi nhiềuhơn.
Khi bước sang tuổi thứ 2, việc sử dụng ngôn ngữ củatrẻ chủ yếu thuộc giai đoạn đầu tiên nhiều hơn. Bước sang tuổi thứ 3, việc sử dụngngôn ngữ của trẻ mới thuộc giai đoạn hai nhiều hơn.
Vì vậy, bước sang tuổi thứ 2, trẻ thường giao tiếp bằngcử chỉ, giọng điệu riêng chứ không dùng lời nói, ví dụ như khi tức giận trẻ sẽxị mặt, vung tay, đá chân, lăn lộn qua bên này, bên kia…; khi vui trẻ sẽ cười,nhún nhảy, lăn lộn vui đùa…; nếu xấu hổ trẻ sẽ quay mặt đi chỗ khác, hoặc cúi mặtxuống; nếu muốn điều gì trẻ sẽ kéo, lôi hoặc chỉ trỏ; với những đồ vật khôngthích trẻ sẽ gạt ra.
Chamẹ hãy thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng những cách như sau:
• Gọi tên đồ vật và các hành động bằng những câu từ đơn giản và rõ ràng như “quảbóng”, “bóng bay”, “Cẩn thận kẻo rơi!”, “Nhặt lên!”, “Lại đây ăn cơm!”, “Đóichưa con?”, “Ôi, rét quá!” (kèm theo động tác run người), “Không được làm nhưthế!” (kèm theo động tác lắc đầu), “Eo ôi, bẩn quá!”, “Khi cởi áo, con phải rúttay ra trước nhé!”…
• Nói đến những việc sẽ làm, đang làm và đã làm xong như “Bây giờ mẹ sẽ đi tắmcho con nhé!”, “Này, múc nước vào chậu”, “Nào, ra đây vào chậu tắm ùm ùm nào!”,“Tắm xong rồi chúng ta sẽ mặc quần áo nhé!”…
• Chăm chỉ nói chuyện với trẻ, hỗ trợ cho trẻ tập nói thường xuyên, nên có nhữnghành động hoặc sự thể hiện thái độ kèm theo để giúp trẻ hiểu những lời bạn nóitốt hơn.
• Bạn nên tập cho trẻ nói đi kèm với việc nghe bằngcách dẫn dắt trẻ nghe những âm thanh xung quanh mình hoặc từ đĩa CD như tiếng độngvật, tiếng sấm… và bảo trẻ bắt chước.
Tìm hiểu về thế giới xung quanh từ những trò chơi
Từ các nghiên cứu, các nhà tâm lý học, nhà nghiên cứuvề trẻ nhỏ hay nhà giáo dục học đều thống nhất quan điểm rằng sự kích thích từmôi trường xung quanh có tác động rất lớn tới sự phát triển của trẻ.
Đối với những trẻ thường xuyên được cha mẹ chơicùng, bế ẵm, vui đùa, bắt chước những điệu bộ của trẻ, cười với trẻ, nói chuyệnvới trẻ, chuẩn bị đồ vật cho trẻ được nhìn ngắm, được chơi, nghe trẻ nói, tạocơ hội cho trẻ được khám phá sự vật bằng mắt, bằng tay, bằng miệng sẽ giúp trẻđược chuẩn bị sẵn sàng để có thể phối hợp hoạt động giữa mắt và sự vận động tốthơn. Sự tiến bộ này sẽ theo trẻ tới khi lớn.
Những trò chơi đơn giản nhưng luôn hiệu quả là ú òa,đuổi bắt và bắt chước. Đặc biệt, việc bạn bắt chước những hành động của trẻkhông những tạo tiếng cười thích thú cho trẻ mà còn giúp trẻ có cảm giác giốngnhư đang soi gương ngắm chính bóng của mình. Những trò này sẽ làm trẻ rất hứngthú. Ngoài ra bạn cũng nên cho trẻ chơi những trò chơi nhằm luyện các kỹ năngnhư học hát, nghe nhạc và minh họa bằng hành động, kể truyện cổ tích, cho xemsách, hình ảnh và hướng dẫn trẻ biết cất đồ, nhặt đồ vật cất đi để giúp trẻ thấyrằng việc cất dọn cũng là trò chơi thú vị.
Cha mẹ hãy thúc đẩy việc chơi của trẻ bằng cách:
• Tạo một không gian rộng rãi và an toàn, có chỗ cất đồ chơi, lựa chọn đồ chơiphù hợp.
• Đồ chơi của trẻ phải bền vì trẻ thường lôi, kéo, ném, quăng rất mạnh; các góc cạnhcủa đồ chơi nên được làm tròn; lớp sơn bên ngoài không được lẫn chì hoặc hóa chấtđộc hại; nếu là đồ chơi bằng gỗ thì phải không bị xước, những đồ chơi bằng nhựathì không được giòn, dễ vỡ.
• Tránh những đồ chơi bằng chất liệu lông thú bởi màu nhuộm thường không bềntrong khi trẻ ở tuổi này thích ngậm đồ chơi vào miệng nên có thể bị nhiễm độc từcác loại màu đó. Tránh những đồ chơi có gắn các chi tiết nhỏ bởi trẻ có thể kéođứt ra như nơ, cúc áo búp bê, dây… Bạn nên tháo bỏ hoặc gắn thật chặt những chitiết này trước khi cho trẻ chơi.
• Trẻ ở tuổi này thường thích lấy vòng, nhẫn xếp vào chân đế, thích đào bới, nghịchđồ chơi trong chậu tắm nhưng thích nhất vẫn là những đồ dùng vật dụng trong nhàbếp. Nếu không phải đồ dễ vỡ, các mẹ nên cho trẻ mượn một số đồ để chơi.
• Thường xuyên đưa trẻ đi chơi và tiếp xúc với người khác như đi chợ, đi công viên để trẻ quen dần với người lạ nhằm chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng tham gia trò chơi với các trẻ khác khi lớn hơn.
Shop Bibun xin chia sẻ với bạn thông tin từ cuốn sách với những trích dẫn như vậy. Rất mong Sổ tay phát triển cho trẻ sẽ có ích trong cách phát triển giáo dục con sớm của bạn.
(Nếu có điều kiện quý độc giả nên mua bản gốc tại các cửa hàng sách trên toàn quốc để ủng hộ tác giả.)
Download ebook: tại đây