Home / Kinh Tế Vĩ Mô / Trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô – Chương 4 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô – Chương 4 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô – Chương 4

Câu 1: Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100$, một cuộn chỉ trị giá 50$, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500$ cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp vào GDP là:

A. 50$
B. 100$
C. 500$
D. 600$

Câu 2: Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:

A. Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Nam đang sản xuất ở nước ngoài
B. Người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nước ngoài đang sản xuất ở VN
C. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
D. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa

Câu 3: Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư?

A. Sự thay đổi lãi suất thực tế.
B. Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
C. Sự thay đổi lạm phát dự tính.
D. Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.

Câu 4: Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?

A. Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
B. Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm.
C. MPC – MPS = 1.
D. MPC + MPS = 1

Câu 5: Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình?

A. Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
B. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
C. Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
D. Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình?

Câu 6: Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20 sẽ làm cho sản lượng tăng 100,nếu?

A. MPS = 1/5.
B. MPC = 1/5.
C. Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
D. Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.

Câu 7: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó?

A. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
B. Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
C. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
D. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.

Câu 8: Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là?

A. Thu nhập giảm 250.
B. Thu nhập giảm 125.
C. Thu nhập giảm 200.
D. Thu nhập giảm 100.

Câu 9: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng?

A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
B. Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

Câu 10: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng?

A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
B. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

Câu 11: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và tổng chi tiêu dự kiến?

A. Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
B. Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
C. Bằng với cán cân thương mại.
D. Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?

A. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
C. Thu nhập khả dụng giảm.
D. Câu 2 và 3 đúng.

Câu 13: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?

A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Tất cả các câu trên đúng.

Câu 14: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?

A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Câu 15: Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta?

A. Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
B. Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
C. Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
D. Cần phải biết giá trị của MPC.

Câu 16: Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ:

A. Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi
B. Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ
C. Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ “hiệu ứng bắt kịp”
D. Một sự tăng lên về tư bản có thể sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng

Câu 17: Chi phí cơ hội của tăng trưởng là:

A. sự giảm sút về đầu tư hiện tại
B. sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại
C. sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại
D. sự giảm sút về thuế

Câu 18: Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng?

A. C = -25 + 0,4Yd
B. C = 25 – 0,4Yd
C. C = 25 + 0,6Yd
D. C = 25 – 0,4Yd

Câu 19: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?

A. Thu nhập khả dụng tăng.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
C. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
D. Câu 1 và 2 đúng.

Câu 20: Độ dốc của đường tiết kiệm bằng ?

A. S/Yd.
B. 1 – MP
C.C. MPS.
D. b và c