Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô – Chương 2
Câu 1: Để góp phần nâng caomức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?
A. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
B. Hạn chế tăng trưởng dân số.
C. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai.
D. Dựng lên các rào cản thương mại như thế
Câu 2: Để nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?
A. Thúc đẩy thương mại tự do.
B. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
C. Khuyến khích tăng dân số.
D. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ.
Câu 3: Điều nào dưới đây là nhân tố chủ yếu quyết định mức sống của chúng ta?
A. Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta.
B. Cung về tư bản vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra.
C. Cung về tài nguyên thiên nhiên, vì chúng chỉ có hạn.
D. Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta chính bằng những gì chúng ta sản xuất ra.
Câu 4: Chính sách nào dưới đây có ít khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia?
A. Tăng chi tiêu cho giáo dục cộng đồng.
B. Dựng lên các rào cản đối với việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài.
C. Ổn định chính trị và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân.
D. Giảm rào cản đối với đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát.
B. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.
C. Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế
D. Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát.
Câu 6: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A. Thiết bị và đồ dùng gia đình.
B. Thực phẩm.
C. Y tế và giáo dục.
D. Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
Câu 7: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 154. Nhìn chung mức sống của bạn đã?
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
Câu 8: Với tư cách là người đi vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
A. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%.
B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%.
C. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.
D. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.
Câu 9: Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
A. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%.
B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%.
C. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.
D. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.
Câu 10: Vận dụng quy tắc 70, nếu thu nhập của bạn tăng 10% một năm, thì thu nhập của bạn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng?
A. 7 năm.
B. 10 năm.
C. 70 năm.
D. 14 năm.
Câu 11: Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là?
A. Sự giảm sút về đầu tư hiện tại.
B. Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại.
C. Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại.
D. Sự giảm sút về thuế.
Câu 12: Dầu mỏ là một ví dụ về?
A. Vốn nhân lực.
B. Tư bản hiện vật.
C. Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được.
D. Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được.
Câu 13: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia?
A. Vốn nhân lực bình quân một công nhân.
B. Tư bản hiện vật bình quân một công nhân.
C. Lao động thuế quan và hạn ngạch
D. Tiến bộ công nghệ.
Câu 14: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
A. tăng
B. giảm
C. Không thay đổi
D. Không thể kết luận
Câu 15: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối
B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
C. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối
D. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
Câu 16: Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là:
A. Sản lượng tăng
B. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại
C. Đồng nội tệ giảm giá
D. Các lựa chọn đều đúng.
Câu 17: Nhân tố nào dưới đây không làm tăng GDP trong dài hạn ?
A. Công nhân được đào tạo tốt hơn.
B. Tăng mức cung tiền.
C. Đầu tư thay thế bộ phận tư bản đã hao mòn.
D. b và c
Câu 18: Thước đo tốt về mức sống của người dân một nước là?
A. GDP thực tế bình quân đầu người.
B. GDP thực tế.
C. GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
D. Tỉ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
Câu 19: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến mức sản lượng thực tế trong dài hạn?
A. Mức cung ứng tiền tệ.
B. Cung về các yếu tố sản xuất.
C. Cán cân thương mại quốc tế.
D. Tổng cầu của nền kinh tế.
Câu 20: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào sau đây?
A. May mặc, mũ nón, giày dép.
B. Phương tiện đi lại, bưu điện.
C. Văn hóa, thể thao và giải trí.
D. Lương thực, thực phẩm.
Câu 21: Nếu NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối lượng tiền tệ sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không thể kết luận
Câu 22: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã?
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
Câu 23: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, Việt Nam sẽ:
A. Thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thanh toán
B. Tăng xuất khẩu ròng
C.Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
D. Các lựa chọn đều đúng