Home / Tài liệu tiếng Hàn / Cách xưng hô trong Tiếng Hàn

Cách xưng hô trong Tiếng Hàn

Cách xưng hô trong Tiếng Hàn

Giống như Việt Nam, người Hàn Quốc rất coi trọng cách xưng hô và văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Người Hàn Quốc thường xưng hô dựa theo tuổi tác, địa vị xã hội, cấp bậc… Vì vậy xưng hô trong tiếng Hàn khá phức tạp.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn

Trước khi tìm hiểu các cách xưng hô trong tiếng Hàn Quốc chúng ta cùng tìm hiểu về đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn nhé!

Giống như tiếng Việt, trong tiếng Hàn Quốc cũng bao gồm 3 đại từ nhân xưng: ngôi thứ nhất(일인칭:ilinching), ngôi thứ hai (이인칭: iinching) và ngôi thứ ba (삼인칭: saminching)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1:

Số ít: 저/ 나/ 내가 : Tôi, tớ, tao, em, cháu,…

저 (jeo): dùng trong lần đầu tiên gặp mặt, cần lịch sự, khách sáo với người lớn hơn mình (tuổi tác, chức vụ) => xưng hô trang trọng, sử dụng kính ngữ.

나 (na): dùng khi nói chuyện với người bằng hoặc kém tuổi mình, 내가 (naega): => xưng hô không cần quá trang trọng.

Số nhiều: 우리 (들) / 저희 (들) 우리: chúng tôi, chúng ta

저희 (jo-hui): Là ngôi thứ nhất số nhiều của 저. Không bao hàm người nghe.

우리 (u-li): Là ngôi thứ nhất số nhiều của 나. Bao gồm cả người nghe và người nói.

우리 hoặc 저희 gắn đuôi – 들 (deul) vào sau để nhấn mạnh số nhiều.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2:

Số ít: 당신 / 너 / 네가 / 선생 (님): bạn, em, tiên sinh

당신 (dang sin): chủ yếu được dùng trong giao tiếp vợ chồng, người yêu.

너 (neo): dùng khi nói chuyện với người bằng hoặc ít tuổi hơn, có quan hệ thân thiết với mình.

네가 (na ga): dùng khi nói chuyện với người có mối quan hệ thân thiết, không cần quá trang trọng.

선생 (님) (seon seang – (nim)): dùng khi nói chuyện với người lớn, mang tính đề cao, tôn trọng đối phương.

자네 (ja ne): dùng khi nói chuyện với bạn bè, những người thân thiết, chênh lệch dưới 10 tuổi.

Ngoài ra người Hàn thường hay dùng Tên + chức vụ để gọi người khác.

Số nhiều: 너희 (neo hui): là ngôi thứ hai số nhiều của 너.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3:

Số ít:

Chỉ người xác định trong lời nói:

그녀 (geun-yeo): cô ấy

그 (geu): anh ấy

이 사람 (i-sa-ram): người này

Chỉ người không xác định trong lời nói: 누구 (nu-gu): người nào đó (không sử dụng trong câu nghi vấn).

자기 (ja-gi): bản thân (được sử dụng để tránh lặp lại chủ ngữ).

Ví dụ:

나는 자기가 하고 싶은 일을 다 하려고 노력하고 있다: tôi đang cố gắng làm tất cả những điều bản thân mong muốn.

Số nhiều: 저희(들): những người kia. Khi sử dụng số nhiều ngôi thứ 3, chúng ta cần phải phân biệt bằng ngữ cảnh, bởi vì, hình thái của nó giống ngôi thứ 1 số nhiều.

Cách xưng hô trong các tình huống giao tiếp

Cách xưng hô trong gia đình người Hàn

Ngôi thứ nhất: 저/ 나/ 내가 : Tôi, tớ, tao, em, cháu,…

저 (jeo): con cái xưng với cha mẹ. è xưng hô trang trọng, sử dụng kính ngữ.

나 (na) / 내가 (naega): cha mẹ xưng với con cái hoặc anh chị em dùng với nhau.

Trên thực tế, trong gia đình của người Hàn Quốc cũng có trường hợp con cái xưng 나 (na) / 내가 (naega) với bố mẹ. Thường đây là những gia đình tầm trung đổ xuống, không quá khắt khe với con cái, và con cái cũng coi bố mẹ là những người bạn.

Ngôi thứ hai:

너 / 네가: cha mẹ dùng để gọi con cái hoặc anh em dùng để gọi nhau.

언니/누나: em gái/em trai dùng để gọi chị gái.

오빠/형: em gái/em trai dùng để gọi anh trai

아버지/아빠: bố. 아빠 là từ thân thiết hơn.

어머니/엄마: mẹ. 엄마 là từ thân thiết hơn.

할아버지/외할아버지: ông nội / ông ngoại.

할머니/외할머니: bà nội / bà ngoại.

이모,고모: cô/dì/bác gái (chị của bố)

고모부 (gomobu): Chú, bác (lấy em gái, hoặc chị của bố)

이모부 (imobu): Chú/ bác (chồng của 이모)

삼촌: chú (chưa lấy vợ), 외삼촌: cậu/bác (anh/em trai của mẹ), 큰아버지: bác trai (anh trai của bố), 작은 아버지: chú (đã lấy vợ)

외숙모 (oesugmo): Mợ (vợ của 외삼촌)

작은어머니 (jag-eun-eomeoni): Thím

매형 (maehyeong): Anh rể (em trai gọi), 형부 (hyeongbu): Anh rể (em gái gọi)

형수 (hyeongsu): Chị dâu

매부 (maebu): Em rể (đối với anh vợ), 제부 (jebu): Em rể (đối với chị vợ)

아들/딸: bố mẹ dùng để gọi con gái/con trai

Ngoài những cách gọi ở trên, trong gia đình người Hàn thường hay dùng tên để gọi. Người lớn dùng tên để gọi người bé.

Ngôi thứ 3:

Dùng như ngôi thứ 2
Cách xưng hô của học sinh Nhật trong trường học :

Giữa bạn bè với nhau:

Ngôi thứ 1: 나 (dùng khi đã thân thiết) hoặc 저 (dùng khi mới gặp lần đầu): tôi, tao, tớ

Ngôi thứ 2: 너 hoặc gọi bằng tên: mày, cậu

Với thầy cô giáo:

Học sinh với thầy cô:

Ngôi thứ 1: 저 è thể hiện sự tôn trọng thầy cô

Ngôi thứ 2: 선생님: thầy/cô , Họ/Họ tên + 선생님: thầy/cô …, 교수님: giáo sư, Họ/Họ và tên + 교수님: giáo sư…

Thầy cô với học sinh:

Ngôi thứ 1: 나/내 / 선생님: tôi, thầy/cô

Ngôi thứ 2: 너: em, 학생(haksaeng): em học sinh (khi thầy giáo chưa biết tên học sinh hoặc khi gọi với theo bạn học sinh nào đó), Tên/Họ tên + 학생: em học sinh…

Cách xưng hô của người Hàn trong công ty Hàn

Ngôi thứ 1:

나: dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp.

저: dùng với cấp trên hoặc với đồng nghiệp lần đầu gặp mặt.

Ngôi thứ 2:

Họ và tên + 씨 (dùng với cấp dưới hoặc cùng cấp) => thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng.

Họ và tên/ tên + , Họ và tên/ tên +양: dùng để gọi những người con gái ít tuổi hơn mình, Họ và tên/ tên + 군: dùng để gọi những người con trai ít tuổi hơn mình (dùng cho lần đầu tiên gặp mặt, chưa biết chức danh của nhau)

Trong tiếng Việt thường hay gọi là anh/chị…, nhưng trong tiếng Hàn không nên dùng 언니/누나/오빠/형 trong môi trường công sở bởi nó rất thiếu chuyên nghiệp và thể hiện rằng mình chưa dùng được tiếng Hàn như người bản xứ.

Chức danh + 님, Họ và tên + chức danh + 님, Họ + chức danh + 님: dùng khi gọi cấp trên.

Ví dụ: Giám đốc Park: 박 사장님.

Cách xưng hô trong tình yêu tiếng Hàn

연인 (yeon-in): Người yêu

여보 (yeobo): Anh yêu/ Em yêu

당신 (dang sin): anh/em/ cậu/ bạn (dùng trong các trường hợp trang trọng, thể hiện sự tôn trọng đối phương, ví dụ như trong lễ cưới hoặc khi đã kết hôn…)

오빠 (oppa): anh

자기야 (cha ki ya): cưng ơi

애기야 (yê ki ya): bé ơi

Tên

Tên + 아 / 야 (a/ ya): tên + à/ ơi

Cũng có những cặp đôi xưng hô với nhau là chồng남편 (nampyeon) – vợ: 아내 (anae)

Cách gọi tên thân mật trong tiếng Hàn

Cách gọi tên thân mật nhất là tên + đại từ nhân xưng.

Ví dụ:

지수누나/ 지수언니: Chị JiSoo

지수동생: Em JiSoo

Trong nhiều trường hợp, để tạo sự gần gũi, thân thiết chúng ta có thể thêm từ 아 / 야 vào sau tên.

Ví dụ:

지수야: JiSoo à

Xem thêm:
Từ vựng tiếng Hàn thường dùng trong nhà hàng
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp 1