Ngữ pháp tiếng Hàn ôn thi TOPIK I
NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN THI TOPIK
N = DANH TỪ | V = ĐỘNG TỪ | A = TÍNH TỪ
1. N +입니다/입니까?
*N +입니다
Là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, là hình thúc biểu hiện của V “이다”.
Cấu trúc:
베트남사람 +입니다 = 베트남사람입니다.
이것이 + 책 + 입니다 = 이것이 책입니다.
Ví dụ:
– 저는 베트남사람입니다. Tôi là người Việt Nam.
– 여기는 호치민시입니다. Đây là thành phố Hồ Chí Minh.
– 그 분들이 외국인입니다. Họ là những người nước ngoài.
– 오늘은 화요일입니다. Hôm nay là thứ ba.
* N + 입니까?
Là cấu trúc nghi vấn, dạng câu hỏi của V “이다”.
Có thể đi với các N hoặc các từ để hỏi như: 언제, 어디, 얼마, 무엇…
Là đuôi từ kết thúc chia ở nghi thức lịch sự, trang trọng.
Có nghĩa là: có phải không, có phải là, là gì, gì. ‘
Cấu trúc:
학생 + 입니까? = 학생입니까? Có phải là học sinh không?
무엇 + 입니까? = 무엇입니까? Là cái gì vậy?
언제 + 입니까? = 언제입니까? Bao giờ vậy?
Ví dụ:
– 누가 민수입니까? Ai là Minsu?
– 집이 어디입니까? Nhà cậu ở đâu?
– 사과 얼마입니까? Táo giá bao nhiêu?
– 그 분이 선생님입니까? Anh ấy là giáo viên phải không?
– 이것이 무엇입니까? Cái này là cái gì vậy?
Lưu ý:
*N trước 입니다/입니까? luôn viết liền (không viết cách)
Ví dụ:
무엇입니까?
무엇 입니까?
*Đuôi câu này là ở dạng rất tôn kính và lịch sự(lúc đầu học nên học cái này) nên thực ra trong sinh hoạt hàng ngày ít(?) khi sử dụng, chủ yếu dùng khi cuộc gặp quan trọng(đối tác làm ăn..), hội họp, diễn thuyết…
2. V(A) + ㅂ/습니다 và ㅂ/습니까?
… Là đuôi câu kết thúc thể hiện lịch sự tôn trọng, trang trọng, khách sáo. hay dùng nhiều trong văn viết, trong các bài phát biểu cuộc họp……
* Trong câu trần thuật: ㅂ/습니다
* Thân V(thân tính từ) + ㅂ/습니다.
(Thân V, thân tính từ là khi ta bỏ đuôi 다 ta sẽ có thân V hay thân tính từ.
Ví dụ: 공부하다 khi bỏ đuôi 다 thì thân tính từ sẽ là 공부하…. hay 많다 sẽ là 많 ……)
* Thân V(thân tính từ) không có patchim + ㅂ니다.
Ví dụ:
가다 =====> 갑니다. đi
공부하다 ==> 공부합니다. học
사다 =====> 삽니다. mua
크다 ===> 큽니다. lớn, to
* Thân V(thân tính từ) có patchim + 습니다.
Ví dụ :
듣다 ====> 듣습니다. nghe
읽다 ====> 읽습니다. đọc
먹다 ====> 먹습니다. ăn
Ví dụ:
예쁘+ㅂ니다 >> 예쁩니다.: đẹp , xinh đẹp
춥+습니다 >> 춥습니다 : Lạnh
-오늘 날씨가 춥습니다. : Hôm nay thời tiết lạnh
-저는 배가 고픕니다. : tôi đói bụng
-비가 옵니다. : Mưa đến
-저는 친구를 기다립니다. Tôi đợi bạn
-저는 한국을 사랑합니다. Tôi yêu Hàn Quốc
-한국 학생들이 영어를 배웁니다.: Những học sinh Hàn quốc học tiếng anh
-한국음식이 맵습니다: Món ăn Hàn Quốc rất cay.
-내일 시간이 없습니다: Ngày mai không có thời gian
Từ mới (단어)
맵다 : cay
내일 : ngày mai
예쁘다 : đẹp , xinh đẹp
춥다 : Lạnh
오늘 : Hôm nay
날씨 : thời tiết
고프다 : đói
배 : bụng
오다 : đến , tới
비: Mưa
친구 : Bạn bè
기다리다 : đợi
사랑하다: yêu
한국 : Hàn quốc
영어 : tiếng anh
들 : tiếp từ , đi sau N chỉ số nhiều
학생: học sinh
학생들 : những học sinh …
배우다 : học
*Trong câu nghi vấn: ㅂ/습니까?
Thân V(thân tính từ) + ㅂ/습니까?
Cách dùng giống câu trần thuật khi hỏi ai đó về việc gì đó ta chỉ cần chuyển sang đuôi ㅂ/습니까?
* Thân V(thân tính từ) không có patchim + ㅂ니까?
* Thân V(thân tính từ) có patchim + 습니까?
Ví dụ:
가다 ====> 갑니까? đi không ạ?
먹다 ====> 먹습니까? ăn không ạ?
** Ví dụ
가 다+ -ㅂ니까 >> 갑니까? (Có đi không?).
일하+-ㅂ니까? >> 일합니까? làm việc gì?
학생이+-ㅂ니까? >> 학생입니까? …Học sinh ?
먹다: 먹 +습니다 >> 먹습니까? (Có ăn không?)
웃다 : 웃+습니까? >> 웃습니까? …Cười ?
읽다 : 읽+습니까? >> 읽습니까? … Đọc ?
아이가 웃습니까? …đứa trẻ cười phải không..?
네, 아이가 웃습니다. vâng , là đứa trẻ cười .
언제 시간이 있습니까?: Bao giờ anh có thời gian?
꽃을 좋아합니까?: Anh có thích hoa không?
**Từ vựng (단어)
가다 : Đi
일하다 : Làm việc
학생 : Học sinh
먹다 : Ăn
웃다 : Cười
아이 : trẻ em , đứa bé
읽다 : Đọc
네 : vâng
누가 : Ai
이 : Này
이것 : cái này
복사기 : máy sao chép , máy photocoppy
무엇 : gì ?
물건 : đồ vật , hàng hóa
좋다 : tốt , được
언제 : khi nào , bao giờ
시간 : thời gian
꽃 : hoa
좋아하다 : thích , ưa chuộng
*Chú ý:
-V(tính từ) khi nối với ㅂ/습니다 và ㅂ/습니까? luôn viết liền
VD:
먹습니다
먹 습니다
Dấu cách trong tiếng Hàn rất quan trọng(khi thi năng lực tiếng Hàn cách không đúng chỗ sẽ bị trừ điểm) nên mong các bạn lưu ý ngay từ những bài học đầu tiên.
– Mặc dù viết là ㅂ/습 nhưng khi đọc sẽ không phải âm ㅂ mà đọc là ㅁ
VD:
공부합니다 sẽ đọc là 공부함니다.
먹습니다 sẽ đọc là 먹슴니다.
3. Phủ định của V (N + 은/는)N + 이/가 아닙니다.
*아닙니다 là viết nối giữa “아니다“ và “ㅂ니다“
– 아니다 + ㅂ니다 ===> 아닙니다.
VD:
제가 호주사람이 아닙니다. Tôi không phải là người Úc.
아 닙니다: Là phủ định của V 입니다(hay người ta còn nói cách khác dễ hiểu hơn là dạng phủ định của N) và mang nghĩa là không phải là…,không là….Là đuôi câu kết thúc thể hiện lịch sự tôn trọng, trang trọng, khách sáo. hay dùng nhiều trong văn viết, trong các bài phát biểu cuộc họp…
*Cấu trúc 1 là : N + 이/가 아닙니다
N có patchim thì dùng : 이 아닙니다.
N không có patchim thì dùng : 가 아닙니다.
사과가 아닙니다. không phải là táo.
시장이 아닙니다. không phải là chợ.
의사가 아닙니다. không phải bác sĩ.
*Cấu trúc 2 là : N 1 + 은/는 N 2 + 이/가 아닙니다
제 이름은 충효가 아닙니다. Tên tôi không phải là Lan.
이것은 시계가 아닙니다. Cái này không phải đồng hồ.
여기는 병원이 아닙니다. Ở đây không phải bệnh viện
***Ví Dụ ***
– 이 사람은 미국 사람이 아니에요: Người này không phải là người Mỹ.
– 지금은 쉬는 시간이 아닙니다: Bây giờ không phải thời gian nghỉ ngơi.
– 여기는 주차장이 아니라 길이에요: Đây không phải là bãi đậu xe mà là con đường.
– 저것은 비싼 물건이 아닙니다: Cái đó không phải là đồ đắt tiền
저는 학생이 아닙니다.선생님입니다 :
Tôi không phải là học sinh , là giáo viên
저는 아이가 아닙니다. 어른입니다.
Tôi không phải là đứa trẻ , tôi là người trưởng thành
∙그분은 한국 사람이 아닙니다. 외국 사람입니다.
Ông ấy không phải là người Hàn Quốc , là người ngoại quốc
∙이것은 카메라가 아닙니다. 휴대폰입니다.
Cái này không phải là camera , là điện thoại di động
Từ mới (단어)
학생 : học sinh
선생님 : Thầy giáo . giáo viên ,
어른 : người lớn , người trưởng thành
아이 : trẻ con
그분 : Vị , ngài , ông ấy
한국 : Hàn quốc
사람 : Người
외국 : Ngoại quốc
카메라 : camera
이 : Này
이것 : Các này
휴대폰 : Điện thoại di động
미국 : Mỹ
지금 : Bây giờ
쉬다 : Nghỉ ngơi
시간 : Thời gian
비싼 : Đắt
물건 : Hàng hóa
가방 : Cặp
사과 : táo
4. N + 이에요/예요
Bài trước các bạn đã biết đến đuôi câu N + ㅂ/입니다(là) và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đuôi câu N + 이에요/예요, đây là dạng ngắn ngọn của đuôi câu “N + ㅂ/입니다” và được dùng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Khi kết hợp với N đuôi câu sẽ có hai dạng “-예요 và “-이에요”.
“-예요” được sử dụng khi âm kết thúc của N không có patchim.
VD:
의자 + -예요 ===> 의자예요(là cái ghế)
친구+ -예요 ===> 친구예요(là người bạn)
“-이에요” được sử dụng khi âm kết thúc của N có patchim.
VD:
책상 + -이에요 ===> 책상이에요(là cái bàn)
학생+ -이에요 ===> 학생이에요(là học sinh.
Và tương tự như trên câu nghi vấn các bạn chỉ thêm dấu hỏi chấm vào đuôi câu là được^^
Lưu ý:
*N nối vào đuôi 이에요/예요 viết liền không cách.
VD:
친구예요
친구 예요
*Trong tiếng Hàn cũng như tiếng Việt chúng ta, có một số ngôn ngữ “teen”(유행어)và tiếng “địa phương”(사투리) nên đuôi -요 cuối câu có lắm nơi viết là 여/유/용…nhưng câu chuẩn là -요 vây nên khi thi các bạn lưu ý tránh viết sai.
Bài tập về “N + 이에요/예요”
Các bạn làm thử 5 câu sau nha:
-생선(con cá):
-침대(cái giường):
-핸드폰(V di động):
-수박(dưa hấu):
-연필(bút chì):
5. V, A + 아/어/해요.
* V kết hợp với đuôi “아요” khi âm cuối của gốc V có nguyên âm ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’
살다 : sống
살 + 아요 ===> 살아요
좋다 : tốt
좋 + 아요 –>좋아요
가다 : đi
가 + 아요 –> 가아요 –> 가요(rút gọn khi gốc V không có patchim)
보다 : xem
보 + 아요 –> 보아요 –> 봐요(rút gọn khi gốc V không có patchim)
* V kết hợp với đuôi “어요” khi âm cuối của gốc V có nguyên âm khác ngoài
ㅏ/ㅗ/하다
+ 있다 : có
있 + 어요 –> 있어요
+ 먹다 : ăn
먹 + 어요 –> 먹어요
+ 없다 :không có
없 + 어요 –> 없어요
+ 마시다: uống
마시 + -어요 ===> 마시어요 ==> 마셔요
+ 주다: cho
주 + -어요 ===> 주어요 ===> 줘요
* Những V và tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với “해요”
+ 공부하다 : học
공부하다 ===> 공부해요
+ 좋아하다 : thích
좋아하다 ===> 좋아해요
+ 노래하다 : hát
노래하다 ===> 노래해요
– Câu nghi vấn:
Rất đơn giản khi chúng ta muốn đặt câu hỏi có hay không thì chúng ta chỉ cần thêm dấu “?“ trong văn viết và lên giọng ở cuối câu trong văn nói
공부하고 있어요? Đang học à?
밥을 먹었어요? Đã ăn cơm chưa?
영화를 봐요? Xem phim à?
누구를 기다려요? Đợi ai thế?
Lưu ý :
– Có một số động/tính từ bất quy tắc(불규칙동사) trong tiếng Hàn những bài tiếp sau sẽ dần dần tiểm hiểu ( cái dễ ăn trước đã 😃)
– Về V/A có đuôi kết thúc là “하다” khi học sẽ học là V/A + 하여요 ===> 해요 nhưng mình cảm thấy cái đó không cần thiết( miễn sao đổi thành đuôi đúng là được mà thêm vào đó chỉ làm khó, dễ bị nhầm) nên đã cắt đi.
Bài tập:
1) 자다 ===>
2) 보다 ===>
3) 달리다 ===>
4) 운동하다 ===>
6. N+(은/는)(이/가)+ 아니에요
VD:
저는 학생이 아니에요( tôi không phải là học sinh)
베트남사람이 아니에요(tôi không phải là người Việt Nam)
… 의사가 아니에요(không phải là bác sĩ)
Lưu ý:
*Ở đây các bạn lưu ý đuôi câu là “아니에요” chứ không viết là “아니예요”,”아니요”
“아니예요” là sai còn “”아니요” là khi trả lời câu hỏi có hoặc không. VD:
집에 가니?(Về nhà à?)
예/아니요(dạ vâng/không ạ)
trong những trường hợp này ta mới dùng “아니요”.
*Thay bằng viết “아니에요” các bạn có thể viết là “아니어요” vẫn đúng về ngữ pháp(cái này m coi trên sách thấy viết vậy chứ thực tế ít dùng cái này)
7. N + 이/가
-Được gắn sau N, đại từ để chỉ N đại từ đó là chủ ngữ trong câu.
‘-이’ được gắn sau những đại từ, N có patchim.
‘-가’ được gắn sau những đại từ, N không có patchim.
… Mình thấy 이/가 được dùng chủ yếu ở những trường hợp sau:
1) N이/가 + 있다/없다
VD:
수업안에 학생들이 있어요. Trong lớp thì có những học sinh
우리 집에 강아지가 없어요. Ở nhà tôi không có con cún.
돈이 없어요. Tôi không có tiền.
Qua 3 VD trên ta có thể thấy 이/가 được dùng trước 있다/없다
2)N(이/가) + V/A
VD:
제 친구가 공부하고 있어요. Bạn tôi đang học.
제 동생이 너무 예뻐요. Em tôi rất xinh.
Ở 3 VD có thể nhận thấy 이/가 đứng sau chủ ngữ mà sau đó là tính từ hoặc V.
*N이/가 + 아니다
VD:
저는 학생이 아닙니다. Tôi không phải là học sinh.
로빈씨는 제 친구가 아니에요. Robin không phải là bạn tôi.
2 VD cuối cho ta thấy 이/가 đứng trước dạng phủ định của N(아니다)
Lưu ý:
– Khi ghép:
저 + 가 ===> 제가(tôi)
누구 +가 ===> 누가(ai)
– Để ghép 이/가 “đúng chỗ” các bạn phải xác định được N, V và tính từ trong câu chính xác.
-Khi học chúng ta sẽ được học “văn viết” và khi giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày thì dùng “văn nói”. Khi nói thì có thể lược bớt 이/가.
– Sau 이/가 luôn cách ra.
8. N + 은/는
Trợ từ chủ ngữ `-이/가’ được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, `은/는’ được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác..
‘-는’ được gắn sau những đại từ, N không có patchim
`-은’ được gắn sau những đại từ, N có patchim
VD:
+) 저는 의사예요: Tôi là bác sĩ.
+) 이것은 책이에요: Cái này là cuốn sách.
+) 이 사람은 제 여자 친구예요: Người này là bạn gái tôi.
+) 충효 씨는 한국사람 아니에요. ChungHyo không phải là người Hàn Quốc.
+) 여기는 병원이에요: Ở đây là bệnh viện.
+) 거기는 우체국이에요: Ở kia là bưu điện.
Mở rộng:
Mình thấy bài viết này khá hay và đúng các ban tham khảo nha
은/는 vs 이/가
Đối với người học tiếng Hàn, kể cả mới học hay thậm chí là học lâu rồi thì việc phân biệt cách dùng giữa ‘이/가’ và ‘은/는’ không phải là đơn giản. Trong bài viết này mình muốn giới thiệu với các bạn một số điểm khác biệt trong cách dùng của các tiểu từ nói trên để các bạn tham khảo.
Bình thường do ‘이/가” và “은/는” đều được dùng vào vị trí của tất cả chủ ngữ nên có nhiều người nghĩ rằng tiểu từ chủ ngữ là ‘이/가/은/는’. Thế nhưng thực tế chỉ có “이/가” mới được dùng làm tiểu từ chỉ cách (tiểu từ chủ ngữ)
‘이/가’ là tiểu từ chủ ngữ, còn‘은/는” có thể được dùng vào vị trí của chủ ngữ nhưng với vai trò là tiểu từ bổ trợ.
Như đã thấy ở trên, thứ nhất tư cách vốn có của ‘이/가’ và ‘은/는’ là khác nhau. Tiểu từ chủ ngữ và tiểu từ bổ trợ cũng khác nhau.
Ngoài ra chúng ta hãy xem giữa chúng còn điểm gì khác nữa nhé.
‘이 /가” được dùng khi muốn nói một thông tin mới mà người khác không rõ, còn ‘은/는” được dùng khi muốn nói một thông tin cũ mà người khác biết rồi.
Hãy cùng phân tích ví dụ sau:
저 사람이 철수입니다. 철수는 키가 큽니다
Trong câu này, người nói biết rõ thông tin về anh Chul Soo. Thế nhưng người nghe lại chưa rõ thông tin về anh ta. Do đó người nói muốn truyền đạt thông tin cho người chưa rõ thì ta sử dụng “이/가”. Còn trong câu tiếp sau đó, cả người nói và người nghe đều biết rõ thông tin là anh Chul Soo nên “은/ 는” được sử dụng.
Do đó ‘이/가’ được dùng như mạo từ xác định ‘a, an”, ‘은/는’ được dùng như mạo từ bất định “the” trong tiếng Anh.
Bình thường ‘은/는’ được sử dụng khi giới thiệu
“저는 미현입니다. 저는 학생입니다. 저는 드라마를 좋아합니다”
Trong ví dụ trên ta thấy:
Ở đây khi người nói với tính chất giới thiệu nên ‘은/는’ được dùng.
Còn trong ví dụ này nếu ‘이/가’ được dùng thì lúc đó không phải với ý giới thiệu nữa mà là để cung cấp thông tin.
Nếu viết “제가 김미현입니다. 제가 학생입니다. 제가 드라마를 좋아합니다’
Thì có nghĩa “tôi” muốn truyền tải thông tin tới người nghe rằng tôi là Kim Mi Hyeon, tôi là học sinh và tôi thích phim truyện. Đây không còn là sự giới thiệu như thông thường nữa. Giữa ‘이/가’ và ‘은/는’ còn có sự khác nhau về sắc thái như thế.
Bên cạnh đó ‘은/는’ còn được sử dụng khi nói về tình huống so sánh/ đối chiếu
“저 는 키가 큰데, 제 친구는 키가 작아요” Như trong ví dụ này các bạn thấy nó được dung khi nói về sự trái ngược nhau. Ở đây ‘이/가’ không được dùng.
Ngoài ra ‘은/는’ còn được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đến chủ thể/ chủ đề
Bình thường trong câu ghép có 2 chủ ngữ.
Ở ví dụ này“은/는” được dùng để chỉ chủ thể.
Kết luận
‘이/가’ được dùng:
1. 격조사이다. Với tư cách là tiểu từ chủ ngữ
2. 신정보를 나타낸다. Truyền đạt thông tin mới
3. 영어의 정관사와 같다. Dùng như mạo từ xác định trong tiếng Anh
Còn ‘은/는’ được dùng:
1. 보조사이다 Với tư cách là tiểu từ bổ trợ
2. 구정보를 나타낸다. Truyền đạt thông tin cũ
3. 영어의 부정관사와 같다. Dùng như mạo từ bất định trọng tiếng Anh
4. 소개하는 상황에 사용한다. Sử dụng trong tình huống giới thiệu
5. 대조의 의미를 가진다. Mang ý nghĩa so sánh, đối chiếu
6. 주제를 나타낸다. Nhấn mạnh đến chủ thể.
Bài tập:
Các bạn điền 이/가, 은/는, 을/를 phù hợp vào các câu dưới nha^^.
1. 이것,컴퓨터,아니다 =>이것은 컴퓨터가 아닙니다.
2. 제 친구,베트남사람,이다 =>제친구가 베트남사람입니다.
3. 한국날씨,너무,춥다. =>한국 날씨가 너무 춥습니다.
4.친구,숙제,안 했다. =>친구가 숙제를 안 했습니다.
9. N+ 을/를 +V
Trợ từ tân ngữ ‘-을/를’ được gắn vào sau N để chỉ N đó là tân ngữ trực tiếp của một ngoại V trong câu.
‘-를’ được gắn sau N không có patchim
‘-을’ được gắn sau N có patchim.
VD:
밥을 먹어요. Ăn cơm.
충효씨가 숙제를 안 했어요. ChungHyo chưa làm bài tập
Mở rộng:
N+ 을/를 +V ở trên mình nói là cách sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất mà học ngay từ sơ cấp, chứ không có nghĩa thêm 을/를 vào sau N và trước V lúc nào cũng đúng. Ý nói ở đây là tuỳ theo từng câu văn và nghĩa của câu văn đó. Mình xin lấy 1 VD sau:
VD:
그 사람이 일은 못해도 말은 참 잘해. Anh/Chị ấy làm việc không giỏi nhưng nói thì rất giỏi
Ở đây chúng ta hiểu “일”(công việc) và “말”(nói) là 2 cái để so sánh đối chiếu với nhau. “일” và “말” là 2 N và sau nó là “못하다”(không làm được) và “잘하다”(làm giỏi) nhưng sau N đó không dùng 을/를 mà lại dùng 은/는.
Bạn nào học tầm trung cấp hoặc sơ cấp thì không nên viết những câu văn dài và khó quá khi đi thi, chỉ cần ngắn gọn, đúng ngữ pháp, đúng ý là ăn điểm rồi nên cứ viết câu dễ thôi (đây là kn của bản thân m)
Bài tâp:
1.친구 + 만나다 =>친구를 만나요
2.사과 + 먹다=>사과를 먹어요
3.친구 + 축구 + 하다=>친구가 축구를 해요
4.엄마 + 김치 + 만들다=>엄마가 김치를 만들어요
10. N + 의
Là trợ từ chỉ sở hữu cách. Đứng sau N, chỉ sự sở hữu, có nghĩa: của, thuộc về.
VD:
친구의 돈이에요(tiền của bạn)
… 한국의 날씨가 너무 좋아요(thời tiết của HQ rất đẹp ㅠㅜ)
Lưu ý:
* Với sở hữu của các đại từ như 나, 너, 저 có thể rút gọn:
저의 = 제: 저의 친구 = 제친구
나의 = 내: 나의 동생 = 내 동생
너의 = 네: 너의 동생 = 네 동생
*Một ví dụ nữa:
이것은 충효씨꺼예요? Cái này là của ChungHyo phải không?
네,제꺼예요. Dạ, là của tôi.
Ở đây ta thấy thay vì dùng
“저의 것” bằng “제꺼”
“충효씨긔 것” bằng “충효씨꺼”
Cái này chủ yếu dùng trong văn nói.
11. Trợ từ 도 (cũng)
Trợ từ này có thể thay thế các trợ từ chủ ngữ 은/는/이/가 hoặc 을/를 để thể hiện nghĩa “cũng” như thế.
VD:
… A: 저는 소고기를 먹고 싶어요. Tôi muốn ăn thịt bò
B: 저도 소고기를 먹고 싶어요/저도요. Tôi cũng muốn ăn thịt bò/tôi cũng vậy.
* Có lúc dùng để nhấn mạnh, đặt sau N, V vv… chỉ mức độ.
Ví dụ:
– 한국에도 벚꽃이 있습니다: Ở Hàn cũng có hoa anh đào
– 일요일에도 일을 해요: Ngày chủ nhật cũng làm
– 아파서 밥도 못먹어요: Bị đau nên cơm cũng không ăn đuợc
12. N + 만
N đứng trước nó “chỉ có mỗi”
VD:
교실안에 학생 한 명만 있어요. Trong lớp có mỗi một học sinh.
사과만 좋아해요. Thích mỗi táo thôi.
(-만) có thể thay thế cho 은/는,이/가,을/를 phía sau N để diễn tả N đó chỉ một.
13. N + 이/가 있다/없다 Có/không (cái gì đó)
보기(Mẫu câu)
교실에 책상이 있어요.
… 은행에 충효 씨가 있어요.
학교에 우체국이 없어요.
N đứng trước đó có patchim sẽ dùng “이”
N đứng trước đó ko có patchim sẽ dùng “가”
책상 ===> + 이 있다 ===> 책상이 있어요.
커피 ===> + 가 없다 ===> 커피가 없어요.
연습해 보세요.(Luyện tập)
1.가: 옷가게 옆에 무엇이 있습니까?(우채국)
나: ……. 있습니다.
=> 옷가게 옆에 우체국이 있습니다
2.가: 책상위에 무엇이 있어요?(커피,책)
나: ……. 있어요.
=> 책상위에 커피가 있습니다. 그리고 책이도 있습니다.
14. Định từ 이,그,저 + N ( này/đó/kia)
Khi nói đồ vật hoặc người mà các bạn không rõ tên có thể dùng 이,그,저(này, kia, đó)
VD:
… 이것은 얼마예요? Cái này bao nhiêu ạ?
그 분은 한국사람입니까? Ông/bà kia là người Hàn Quốc ạ?
저것을 좀 주세요. Làm ơn cho tôi cái kia.
‘’ 이에요/예요 là dạng ngắn gọn của 입니다/입니까?’’
15. N(địa điểm)+ -에
N chỉ địa điểm, đích đến + 에
VD:
충효 씨가 학교에 갑니다. ChungHyo đi đến trường.
형은 회사에 다닙니다. Anh trai đi đến công ty làm.
친구가 우리 집에 와요. Bạn đến nhà chơi.
*“에” còn được gắn vào nhiều từ khác nhau và mang nhiều nghĩa khác nhau ở những bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
16. 여기,저기,거기(ở đây,ở kia, ở đó) để chỉ vị trí, nơi chốn.
( Bài trước chúng ta đã được học về 이것,그것,저것(cái này, cái đó, cái kia) để chỉ người hoặc đồ vật. )
VD:
여기가 교실입니다.(ở đây là lớp học)
거기가 어디입니까?(đó là ở đâu vậy?)
저기는 은행이에요.(ở kia là ngân hàng)
17. N+ 와/과 + N
Nối 2 N với nhau và mang nghĩa là “và” “với”
Đối với N có patchim chúng ta sẽ dùng 과
Đối với N không có patchim chúng ta sẽ dùng 와
VD:
제 방에 침대와 옷장이 있어요. Trong phòng tôi có giường và tử quần áo.
충효 씨와 화이 씨는 베트남 사람이에요. ChungHyo và Hoa là người Việt Nam.
학교 안에 학생 식당과 은행과 우체국이 있어요. Trong trường học có nhà ăn học sinh và ngân hàng và bưu điện.
18. 무슨+ N
충효씨가 무슨 음식을 좋아하세요? (ChungHyo thích món ăn gì?)
저는 김치찌개를 좋아해요 … (Tôi thích canh kimchi.)
무슨 노래를 불렀어요? (Bạn đã hát bài hát gì?)
무슨+ N ở đây dùng cho câu hỏi mang nghĩa ” …gì”
*Phần phụ
Phân biệt 좋다 vs 좋아하다(tốt vs thích)
N+ 이/가 좋다
불고기가 좋다
(Món thịt nướng tốt/ngon)
N+ 을/를 좋아하다
불고기를 좋아하다
(Thích món thịt nướng)
Ở đây để sử dụng đúng 2 từ này các bạn lưu ý điều sau:
N+ 이/가 좋다
N+ 을/를 좋아하다
19. V/A+ 지 않다
안 + V/A
Đây là từ phủ định mang nghĩa là “không”
-지 않다 được đặt sau động/tính từ
안- được đặt trước động/tính từ
VD:
내일 학교에 안 가요. (Ngày mai không đi học)
아침을 먹지 않아요. (Không ăn sáng)
커피를 안 좋아해요. (Không thích cafe)
그 꽃은 예쁘지 않아요. (Bông hoa đó không đẹp)
Đối với V có 하다 chúng ta nên lưu ý sau:
운동하지 않다. (O)
운동(을) 안 하다 (O)
안 운동(을) 하다 (X)
Đối với tính từ có 하다 chúng ta lưu ý sau:
안 깨끗하다 (O)
깨끗하지 않다 (O)
깨끗 안 하다 (X)
20. N + 하고/(이)랑 + N
하고/(이)랑 mang ý nghĩa là và,với để nối 2 N.
VD:
아침에 빵하고 우유를 먹어요. … Buổi sáng ăn bánh mỳ và sữa
주말에 충효 씨랑 영화를 봐요. Cuối tuần đi xem phim cùng với ChungHyo.
회사에서 사장님이랑 부장님이랑 직원들이 있어요. Ở công ty thì có giám đốc và phó giám đốc và những nhân viên.
Đối với 하고 thì có và không có patchim đều dùng 하고 hết
Đối với (이)랑 :
– Nếu N trước đó có patchim thì dùng “이랑”
– Nếu N trước đó không có patchim thì dùng “랑”
21. Đuôi từ liên kết câu ‘-고’ được dùng để liên kết 2 câu văn.
Khi chủ ngữ 2 vế trước và sau giống nhau và câu văn đó đều diễn tả một chuỗi hành động thì trong trường hợp này ta dịch “-고” là “rồi”.
Nhưng khi chủ ngữ và hành động ở hai câu văn khác nhau thì chủ ngữ thường được đi cùng trợ từ ‘-은/는’ để nhấn mạnh và “-고” được dịch là “còn”, “và”
* Kết hợp được với cả N V và tính từ. Khi đi …với N chúng ta có thể dịch là “và”
VD:
충효 씨는 베트남 사람이고 학생이에요. ChungHyo là người Việt Nam và là học sinh.
로빈 씨는 키가 크고 머리가 짧아요. Robin thì cao và tóc ngắn.
숙제를 다 하고 놀러 갈 게요. Làm xong hết bài tập rồi đi chơi.
저는 공부하고 친구는 음악을 들어요. Tôi thì học còn bạn tôi thì nghe nhạc.
언니는 노래하고 나는 청소를 해요. Chị tôi hát còn tôi thì dọn dẹp vệ sinh.
*Mấy bài sau mình sẽ giúp các bạn phân biệt giữa “고” vs “서” vì cái này khi sử dụng rất đễ bị nhầm^^.
* Bài tập:
Các bạn sử dụng cấu trúc trên để nối những câu phía dưới:
-한국말은 재미있어요. 그리고 베트남말은 어려워요. => 한국말은 재미있고 베트남말은 어려워요
-친구를 만나요. 그리고 집에 가요. => 친구를 만나고 집에 가요
-이 분은 우리 어머님이에요. 그리고 이 분은 우리 담임선생님이에요.
=> 이 분은 우리 어머님 이고 이 분은 우리 담임선생님 이에요
22. 어떻게 + V
Mang nghĩa là “như thế nào” và phía sau luôn là V
VD:
… 인천 공항에 어떻게 갑니까? Đến sân bay Incheon như thế nào ạ?)
이 음식은 어떻게 먹어요? (Món này ăn thế nào ạ?)
이 숙제를 어떻게 해요? = 이 숙제를 어떡해요? (Bài tập này làm thế nào đây?)
Lưu ý:
* Trong trường hợp 어떻게 sau nó là 하다 các bạn có thể viết là 어떡해요 như ví dụ trên.
* Chúng ta còn có thể thấy 어떻게 hay được viết tắt là 어케….đây chỉ là ngôn ngữ chat thôi chứ khi viết vậy là ko đúng.
23. N(địa điểm)+ -에서 + V
(Làm cái gì đó…. tại)
*VD:
… 집에서 숙제를 해요. (Làm bài tập ở nhà)
학원에서 한국어를 공부해요. (Học tiếng Hàn tại học viện)
학생식당에서 점심을 먹어요. (Ăn trưa tại nhà ăn học sinh)
* Bài tập:
Các bạn sử dụng ngữ pháp trên để trả lời các câu hỏi phía dưới.
1.어디에서 영화를 봐요?
=> 극장에서영화를봐요
2.어제 저녁에 어디서 식사하셨어요?
=> 어제저녁에 식당에서식사를했어요
3. 어디에서 축구를 할 수 있어요?
=> 운동장에서 축구를 할 수있어요
4.집에서 무엇을 했어요?
=> 집에서 숙제를했어요.
24. N + (으)로
1) Trợ từ chỉ phương hướng, đi cùng với các từ chỉ phương hướng, chỉ sự chuyển động, vị trí.
Có nghĩa: về phía, về hướng
VD:
– 어디로 가요? Anh đi đâu vậy?
– 내일 사무실로 오세요. Ngày mai đến văn phòng nha.
– 밑으로 내려갔어요 Đã đi xuống dưới rồi.
– 저는 학교로 가는 중 입니다: Tôi đang tới trường.
2) Đứng sau các N chỉ phương pháp, công cụ, biện pháp. Có nghĩa: bằng, dùng bằng, làm bằng…
VD:
-이 떡볶이는 쌀로 만든 것 같아요. Hình như tokbokki được làm từ gạo ấy.
-삼촌은 종이로 연을 만들었다. Bác tôi làm diều bằng giấy.
-그녀는 밀가루로 빵을 만들고 있었다. Cô gái đó đang làm bánh mỳ bằng bột mỳ.
-나무로 책상을 만듭니다 Bàn làm bằng gỗ.
3) Là trợ từ thể hiện lý do hay nguyên nhân về một việc gì đó.
—> Có thể hiểu là: “vì”, “do”
VD:
-그녀는 감기로 꽤 고생하였다. Cô gái ấy do cảm cúm nên đã khá mệt mỏi.
충효는 그 사고로 다리가 부러졌다. Do tai nạn đó mà chân của ChungHyo bị gãy.
무슨 일로 그렇게 고민하고 계십니까? Do việc gì mà bạn phải nghĩ ngợi thế?
홍수로 인해 마을 전체가 물에 잠겼다. Do lũ lụt cả ngôi làng chìm trong biển nước.
4) Là trợ từ thể hiện kết quả của việc biến đối(biến hoá)
—> Có thể hiểu là: “thành”
VD:
그녀는 여우로 둔갑하였단다. Cô gái đó đã cải tranh thành chó sói.
시험에 불합격하면서 모든 노력이 수포로 돌아갔다. Thi không đỗ nên tất cả những cố gắng đã thành bong bóng bay đi.
5) Trợ từ gắn phía sau chức vị hoặc thân phận của người nào đó.
–> có thể hiểu là: “là” hoặc “làm”
VD:
– 누가 대표로 나갈 거니? Ai sẽ đứng ra làm đại biểu đây?
– 그를 양자로 삼고 싶구나. Ra là anh muốn nhận hắn làm con nuôi.
– 나는 너를 친구로 생각해 왔다. Anh đã luôn nghĩ em là bạn cho đến bây giờ.
6) * ‘앞말이 뜻하는 시간까지’의 뜻을 나타내는 부사격 조사.
“Đến thời gian đó”
VD:
– 원서 접수는 오늘로 마감했다. Tiếp nhận hồ sơ đến ngày hôm nay đã kết thúc.
– 이번 달 15일로 우리가 만난 지 3년이 된다. Đến ngày 15 tháng này là ngày chúng ta gặp nhau được 3 năm
7) * ‘앞말이 뜻하는 시간부터’의 뜻을 나타내는 부사격 조사.
“Từ thời gian đó”
VD:
– 나는 엊그제로 담배를 끊었어요. Tôi đã bỏ thuốc từ mấy ngày trước rồi.
– 네가 떠난 후로 나는 아무것도 하지 못하고 있어. khi bạn ra đi tôi không thể làm được bất cứ thứ gì cả.
*Lưu ý:
* (으)로: Dùng khi đi cùng với N đi trước kết thúc bằng phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”)
– 로: Dùng khi đi cùng với N đi trước kết thúc bằng nguyên âm hoặc bằng phụ âm “ㄹ”
* Chủ yếu dùng nhiều nhất là 2 nghĩa 1) và 2). Mấy cái sau các bạn tham khảo thêm nha^^ còn đối với câu 6 chúng ta có thể thay bằng từ “까지” và câu 7 có thể thay bằng “부터”.
25. (으)세요/ (으)십시오.
Đây là câu mệnh lệnh với đuôi tôn kính (으)세요/ (으)십시오.
(으)세요 chủ yếu mình thấy hay dùng trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày
… (으)십시오 thì chủ yếu hay được dùng những nơi công cộng, cuộc họp..nói chung là mang ý nghĩa lịch sự hơn(dùng nơi đám đông)^^
-여기에 앉으세요. Ngồi xuống đây đi ạ.
-책을 읽으십시오. Xin mời đọc sách.
-지하철을 타세요. Hãy đi tàu điện đi ạ.
-자리에 일어나십시오. Xin mời đứng dậy khỏi chỗ.
Tùy từng câu các bạn có thể dịch cho đễ nghe hơn nha^^ nhưng đây là câu mệnh lệnh nên thường dịch là “hãy”,“xin mời”…..
*Chú ý:
먹으세요.(X)
드세요.(O)
자세요.(X)
주무세요.(O)
있으세요.(X)
계세요.(O)
V 먹다, 자다, 있다 khi nói dạng tôn kính sẽ là 드시다, 주무시다, 계시다 nên các bạn lưu ý trường hợp này.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những dộng từ tôn kính khác(mấy bài trước mình đã đăng lên).
26. N+ -을/를 타고 가다/오다/다니다
Các bạn hiểu cấu trúc này có nghĩa: “đi bằng gì đến…”
VD:
-저는 고향에 비행기를 타고 가요. Tôi đi về quê bằng máy bay.
-택시를 타고 왔어요. Đã đi taxi đến.
-회사에 지하철을 타고 다녀요. Đi đến công ty bằng tàu điện.
27. *V/ tính từ + 았/었/했다
Đuôi câu thời quá khứ.
+ Khi âm cuối của gốc V có nguyên âm là ㅏ,ㅗ chúng ta dùng -았-
… – 받다+ 았어요 —> 받았어요.
– 좋다+ 았어요 —> 좋았어요.
– 오다+ 았어요 —> 왔어요.
+ Khi âm cuối của gốc V có nguyên âm là ㅓ,ㅜ,ㅡ,ㅣ… chúng ta dùng -었-
– 먹다+ 었어요 —> 먹었어요.
– 내리다+ 었어요 —> 내렸어요.
+ Khi âm cuối của gốc V có nguyên âm là 하다 chúng ta dùng -했-
– 운동하다+ 했어요—> 운동했어요.
VD:
어제 생일 설문을 받았어요. Hôm qua tôi đã nhận được quà sinh nhật.
그저께 삼겹살을 먹었어요. 아주 맛있었어요. Hai hôm trước(hôm kia?) đã ăn thịt ba chỉ nướng. Đã rất ngon.
어제 저녁에 친구와 같이 도서관에서 숙제를 했어요. Tối qua đã cùng bạn làm bài tập ở thư viện.
Lưu ý:
Ở V 했다 các bạn có thể viết là 하였다 vẫn đúng.
*N+ 이었다/였다
저는 학생이었어요. Tôi đã(từng) là học sinh.
어제 생일 설문을 준 사람은 제 여자친구였어요. Người tặng quà sinh nhật cho tôi hqua là bạn gái tôi.
28. – Trường hợp 1: -(으)ㄹ 거예요(미래) là thì tương lai:
Mặc dù có thể kết hợp được cả với Danh, Động, Tính từ nhưng ở thì tương lai thì chủ yếu đi với V. Mang nghĩa là “sẽ”
결혼식에 갈 때 한복을 입을 거예요. … Khi đi dự đám cưới sẽ mặc HanBok.
시어머니께 생신 선물을 드릴 거예요. Sẽ tặng quà sinh nhật cho mẹ chồng.
주말 저녁에 남편과 삼겹살을 먹을 거예요. Buổi tối cuối tuần sẽ cùng chồng đi ăn thịt ba chỉ nướng.
-Trường hợp 2 là -(으)ㄹ 거예요(추측) mang nghĩa dự đoán. ” chắc”, “sẽ”
Ở đây mình thấy gần như là Tính từ với N khi đi với cấu trúc này đều mang nghĩa là dự đoán, còn khi đi với V thì nó hay kết hợp với 아마,쯤,…
Ví Dụ:
남편은 아마 7시에 집에 올 거예요. Có lẽ 7 giờ chồng tôi mới về nhà.
오늘 밤에는 드라마를 보고 11시쯤 잘 거예요. Tối nay xem phim, khoảng 11 giờ sẽ ngủ.
옆집 아주머니는 학교 선생님일 거예요. Bà bên cạch nhà chắc là giáo viên đó.
저 지갑은 비쌀 거예요. Cái ví kia chắc là đắt lắm đó.
Giữa “-ㄹ 것이다” và -겠다- mặc dù giống nhau về nghĩa nhưng các dùng thì khác nhau, những bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu thêm .
*Bài tập
Các bạn làm thử mấy ví dụ dưới đây:
1. 가 : 주말에 동물원에 사람들이 많을까요?
나 : 주말에 동물원에 사람들이 아마 많을거예요
2. 가 : 저 목걸이는 비쌀까요?
나 : 저 목걸이는 비쌀거예요
3. 가 : 영화가 재미있을까요?
나 : 영화가 아마 재미있을거예요
4. 가 : 시누이는 누구하고 만날까요?
나 : 시누이는 친구와 만날거예요
5. 가 : 시동생이 누구와 결혼할까요?
나 : 시동생이 내친구와 결혼 할거예요
29.DVT -겠다-
**- Thể hiện ý chí của người nói(thì tương lai)
가: 누가 이 숙제를 하겠습니까?(Ai sẽ làm bài tập này)
… 나 : 제가 하겠습니다.(Tôi sẽ làm)
가 : 언제까지 하겠습니까?(Đến bao giờ sẽ làm xong?)
나 : 내일까지 하겠습니다.(Đến mai sẽ làm xong)
—> Nó khác với ‘을 거예요’ ở chỗ ‘겠다’ mang tính chất ‘trang nghiêm’ hơn và thế hiện ý chí mạnh mẽ hơn. Chủ yếu dùng trong công ty, hội họp….còn ‘을 거예요’ thì hay được dùng trong sinh hoạt hằng ngày hơn
.
**- ‘Dự đoán’ của người nói về quá khứ, hiện tại
– 영화가 재미있었겠네요. (Chắc là bộ phim đó đã hay lắm nhỉ)
지금은 부산에도 눈이 오겠다. (Chắc là bây giờ ở Busan tuyết cũng đang rơi)
**- Sử dụng ở một số kiểu câu cảm thán
Ví dụ khi bạn nhìn thấy một món gì đó rất ngon bạn thường hay nói: Wow , ngon quá , hay là thấy một bộ phim hay(trước khi xem): Phim hay lắm đây….Thù trong những trường hợp này m gọi là cảm thán.
Ví dụ:
-와~ 맛있겠다/ 맛있겠네요
– 맛있겠다 Mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn, cảm giác như “Wow, ngon thế” trong tiếng Việt đó còn 맛있겠네요 mang nghĩa như : Ngon lắm nhỉ…
– 재미있겠다~
Chắc là sẽ vui/ thú vị lắm đây.
*Bài tập: Làm và dịch Tiếng Việt nha các bạn^^
사장님 : 지난번에 말한 계획서 다 썼습니까?
나. : 아니오, 아직 못 썼습니다.
사장님 : 내일까지 다 쓰십시오.
나. : 네, 내일까지 다 ( )
사장님 : 내가 2시에 잠깐 나가야 되는데 급한 일이 있으면 연락하십시오.
나. : 네, 급한 일이 있으면 ( )
사장님 : 5시쯤 내가 모두에게 할 얘기가 있으니까 퇴근하지 말고 기다리십시오.
나 : 네, ( ).
30. V + 아/어/해서
Ở cấu trúc câu này chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1:
… 아/어/해서 mang nghĩa ” thứ tự” của thời gian.
Ví dụ:
친구를 만나서 영화를 봤어요. (Gặp bạn rồi đi xem phim)
마트에 가서 콩나물을 샀어요. (Đi ra siêu thụ rồi mua giá đỗ)
시누이가 집에 와서 만두를 만들었어요. (Đi đến nhà chị/em chồng rồi làm bánh bao)
**Lưu ý:
–> Cả hai vế câu trước và sau đều chung 1 chủ ngữ.
–> Trước 아/어/해서 trong trường hợp này chỉ có thể là “V” và không dùng được thời quá khứ.
VD:
갔어서(X)
먹었어서(X)
Trường hợp 2:
아/어/해서 mang nghĩa chỉ lý do “vì-nên”
아파서 학교에 못 갔어요. (Do bị đau nên đã ko đến trường)
–> Ở ví dụ này là cũng 1 chủ ngư “tôi” bị đau nên “tôi” không đến trường được.
요즘 일이 많아서 바쁩니다. (Dạo này nhiều việc quá nên rất bận)
–> Cùng 1 chủ ngữ.
그 가수는 노래를 잘 불러서 인기가 많아요. (Vì ca sĩ đó hát hay nên có nhiều người hâm mộ)
–> Vế 1 chủ ngữ là “ca sĩ” vế 2 là “người hâm mộ” Ở đây có thể thấy chủ ngữ 2 vế khác nhau.
너무 시끄러워서 아기가 깼어요. (Vì ồn ào quá nên đứa trẻ đã thứ giấc)
–> Ở ví dụ này chúng ta có thể thấy vế trước và vế sau là 2 chủ ngữ khác nhau. Vế sau là “đứa bé” vế trước là “một ai đó” làm ồn.
-Đối với N các bạn dùng (이)라서/이어서
VD:
외국인이라서 한국말은 좀 서툴러요. (Vì là người ngoại quốc nên tiếng Hàn không thành thạo lắm)
**Lưu ý:
– Ở trường hợp này chủ ngữ vế trước và vế sau có thể khác nhau.
– Kết thúc đuôi vế sau không được dùng 명령문(câu mệnh lệnh) kiểu như (으)세요, 십시오,… và 청유문(câu thỉnh dụ) kiểu như: 합시다, 하자, (으)ㄹ래…
– Có thể kết hợp dc cả danh, động, tính từ(không được thời quá khứ)
**Bài tập:
Làm và dịch ra tiếng Việt nha các bạn^^:
1. 백화점에 ( ) 옷을 샀습니다.(가다)
2. 귀걸이를 ( ) 친구에게 선물했어요.(사다)
3. 아침에 ( ) 운동을 합니다.(일어나다)
4. 남편을 ( ) 영화를 볼 거예요.(만나다)
5. 여름휴가에 고향에 ( ) 친정 부모님을 만나겠어요.(가다
6.
나 : 한국에 관심이 많아서요.
가 : 왜 한국에 관심이 많아요?(한국 드라마를 좋아하다)
나 : ( ).
가 : 왜 한국 드라마를 좋아해요?(배우들이 연기를 잘하다)
나 : ( ).
31. Dong Tu + 고 싶다
1. Thể hiện sự mong muốn của người nói, có thể hiểu là “muốn”
저는 한국어를 잘하고 싶습니다. … (Tôi muốn giỏi tiếng Hàn)
우리는 제주도에 가고 싶어요. (Chúng tôi muốn đi đảo JEJU)
무슨 영화를 보고 싶어요? (Bạn muốn xem phim gì?)
생일에 무슨 선물을 받고 싶어요? (Bạn muốn nhận quà gì vào ngày sinh nhật?)
2. Lưu ý
**Có thể viết dưới dạng quá khứ, hoặc kết hợp với -겠- mang nghĩa 추측(dự đoán)
저는 영화를 보러 가고 싶었어요. (Tôi đã muốn đi xem phim)
너도 친구들과 같이 여행을 가고 싶었겠다. (Chắc là bạn cũng đã muốn đi du lịch cùng bạn bè lắm nhỉ)
충효 씨가 베트남에 가면 다들 충효 씨를 보고 싶겠다. (Nếu ChungHyo về VN thì chắc các bạn nhớ ChungHyo lắm nhỉ)
**’-고 싶다’ không kết hợp được với tính từ, nếu kết hợp với “아/어/해지디) thì có thể viết được(cái này cta sẽ học sau)
VD:
예쁘고 싶어요.(X) Tôi muốn đẹp(X)
예뻐지고 싶어요.(O) Tôi muốn trở nên đẹp (O)
**Có 2 trường hợp có thể nói là “trường hợp đặc biệt” đó là ‘행복하다, 건강하다'(cả 2 từ đó đều là tính từ) có thể kết hợp được với “-고 싶다”
행복하고 싶어요. Tôi muốn hạnh phúc.
건강하고 싶으면 운동을 하세요. Nếu muốn khoẻ mạnh thì hãy tập thể dục.
Còn một trường hợp nữa là
“-고 싶다” vs “-고 싶어하다” mình sẽ đăng lên bài tiếp theo^^
-Nếu bạn nào thấy khó thì chỉ cần thuộc và thành thạo phân 1 là đủ dùng thoả mái rồi nha^^ Phần lưu ý là để các bạn tham khảo thêm.
32. N + (이) 지요 , VT +지요
Sử dụng giống như “chứ” hoặc cũng có trường hợp mang nghĩa “có phải không”
Kết hợp được với cả N, V, tính từ và các thì.
VD:
-점심식사를 같이 하시지요? Bữa trưa chúng ta ăn cùng nhau chứ?
-집에서 학교가 가깝지요? Từ nhà tới trường gần chứ?
-저도 젊었을 때는 너무 예뻤지요. Lúc trẻ tôi cũng đẹp lắm đó.
-이제 좀 있으면 기차가 도착하겠지요. Chờ chút nữa là tầu hoả sẽ tới thôi.
– 이거 할아버지 사진이지요? Đây là ảnh ông nội đúng không?
–> Ở ví dụ này, có thể người nói đã biết được đó là ảnh của ông nội rồi, câu hỏi mang tính xác nhận lại “đúng hay không”
-저녁은 곧 드실 거지요? Sẽ ăn tối ngay chứ ạ?
33. DVT -(으)니까
1.Vế trước là lý do của vế sau
Có thể hiểu là : “vì…nên”, “thì”
Kết hợp được với cả danh,động, tính từ.
추우니까 안으로 들어오십시오.
Thời tiết lạnh nên đi vào trong đi ạ.
친구에게 편지를 받으니까 고향 생각이 나네요.
Nhận được thư của bạn nên thấy nhớ quê.
회의를 마치니까 12시였어요.
Buổi họp kết thúc thì đã 12 giờ.
자리에 누우니까 잠이 안 온다.
Nằm vào chỗ thì thấy không buồn ngủ nữa.
봄이 되니까 꽃들이 활짝 피었다.
Mùa xuân đến nên hoa đã bắt đầu nở rộ.
**Lưu ý:
-Trước (으)니까 có thể viết thời quá khứ(았/었/했) còn thời tương lai (겠) không kết hợp được.Nếu muốn viết ở thì tương lai thì dùng “(으)테니까”(ở bài sau)
-Không chỉ viết ở giữa câu mà còn có thể viết ở cuối câu:
이따가 전화해 보세요.
지금은 바쁘니까요.
(Lát nữa gọi điện thoại đi,vì bây giờ đang bận)
-Phía câu sau có thể dùng đuôi câu mệnh lệnh,thỉnh dụ và câu thường.
34.
1.-어/아/여야 하다/되다 Ý nghĩa: ‘phải’
Trước nó hay kết hợp với từ “꼭”(nhất định) để nhấn mạnh thêm.
… 이 약을 꼭 먹어야 해요. Nhất định phải uống thuốc này nhé.
시험을 꼭 봐야 하나요? Nhất định phải thi sao?
전화가 오면 알려 주셔야 해요. Nếu có điện thoại đến thì phải bảo tôi đó.
쓰레기는 분리해서 버려야 한다. Phải phân loại rồi mới được vất rác.
2.’아/어/해야 겠다/하겠다/되겠다’
Đây vừa thể hiện ý đồ của người nói(tương lai) vừa thể hiện ý chí của người nói.
이사 문제는 아내와 의논해 봐야 하겠어요. Vấn đề chuyển nhà tôi sẽ phải thảo luận với vợ.
9시인데 이제 집에 가야겠습니다. 9 giờ rồi, bây giờ phải về nhà thôi.
공부방이니까 좀 더 밝아야 하겠어요. Phòng học nên là phải sáng hơn một chút nữa.
3. Ở thì quá khứ thì dùng ‘-었/았/였어야 하다/되다’
Thường hay nói về những việc đáng ra “đã” phải thực hiện(làm) nhưng đã ko làm được) và kèm theo đó một chút tiếc nuối, hối hận.
내가 작년에 장사를 그만 두었어야 했지요. Đáng lẽ ra năm ngoái tôi đã phải ngừng việc kinh doanh rồi.
충효를 만나야 했는데 못 만났어요. “Đã” phải gặp Chung Hyo nhưng vẫn chưa gặp được.
**Trước nó còn hay kết hợp với ‘-(으)려면’ nữa đó.
내일 일찍 일어나려면 일찍 자야겠어요. Nếu mai định dậy sớm thì phải đi ngủ sớm.
장학금을 타려면 다른 사람보다 두 배 노력을 해야 한다. Nếu muốn nhận lãnh tiền học bổng thì phải cố gắng gấp đôi người khác.
*Khi đặt câu, đối với bạn nào mới học thì nên sử dụng trường hợp 1 còn ai khá hơn 1 chút thì dùng cả trường hợp 2 và 3(vì 2 và 3 có khó hơn 1 chút)
*Ngoài V thì N và tính từ cũng kết hợp được.
40. V+ -(으)ㄹ 수 있다/없다 Nghĩa: Có thể/có khả năng
여러분, 한국말 잘 하실 수 있죠?
Các bạn có thể giỏi tiếng Hàn được chứ?
• 나는 수영을 할 수 있어요. Tôi có thể bơi được/tôi biết bơi.
• 선생님은 한국 음식을 만들 수 있어요? Cô giáo có thể làmđược món ăn Hàn không?
• 이 수영장은 몇 시까지 수영할 수 있어요? Ở đây(bể bơi này) có thể bơi đến mấy giờ?
• 이번 주에 바쁜 일이 있어서 친구를 만날 수 없어요. Tuần này có việc bậnnên không thể gặp bạn bè được.
• 이 식당의 김치는 너무 매워서 먹을 수 없어요. Ở quán này kimchi cay quá nên không thể ănđược.
• 수업시간에 전화를 받을 수 없어요. Trong lớp học không thể nghe điện thoại được.
• 물을 마시지 않고 살 수 없다. Khôg uống nước khôngthể sống được.
• 한국에서 일본까지 걸어갈 수 없어요. Không thể đi bộ tưg HQ tới Nhật được.
※Bài tập:
Các bạn sử dụng ‘-(으)ㄹ 수 있다/없다’ để hoàn thành câu văn sau:
1. 제사 음식을 ( ).(만들다)
2. 운전을 ( ).(하다)
3. 아침에 일찍 ( ).(일어나다)
4. 아이를 ( ).(업다)
5. 아기를 낳은 지 얼만 안 돼서 ( ).(나가다)
41. Tính từ + -게 + V
옷을 따뜻하게 입으세요. Hãy mặc áo ấm vào(mặc áo một cách ấm áp)
맛있게 드세요. Mời bác ăn ngon miệng.
결혼하고 행복하게 사세요. Kết hôn và sống mộtcách hạnh phúc nhé.
친구들이랑 재미있게 이야기해요. Cùng bạn bè nóichuyện một cách thú vị.
선생님께 크게 인사했어요. Chào thầy giáo thậAo
**Thực ra cấu trúc nàynó không mang nghĩa gì cả chỉ là nối giữa tính từ với V
VD: mặc áo ấm, ăn ngon, nói chuyện thú vị…. Để sử dụng đúngcấu trúc này mình thấy có từ “một cách” trong Tiếng Việt chúng ta khighép vào sẽ rất chuẩn^^
VD:
mặc một cách ấm áp, ănmột cách ngon miệng, nói chuyện một cách thú vị^^
42. N + -처럼/같이 Nghĩa: giống như
우리 오빠는 농구 선수처럼 키가 커요. Anh trai to cao nhưcầu thủ bóng rổ.
날씨가 여름같이 더워요. Thời tiết nóng nhưmùa hè ấy.
제 동생은 가수처럼 노래를 잘 해요. Em tôi háy giỏi nhưca sĩ.
Lưu ý:
같이 nó có 2 nghĩa
Nghĩa thứ nhất là”giống như” =처럼
Nghĩa thứ hai là”cùng” = 함께
Nên các bạn lưu ý nhé^^
Ví dụ:
배우같이 멋있어요.
배우처럼 멋있어요.
Đẹp trai giống như diễnviên điện ảnh.
친구하고 운동을 같이 해요.
친구하고 운동을 함께 해요.
Cùng bạn tập thể dục.
43. -(으)ㄹ 정도 Nghĩa: Mức, độ..
… Khi viết ở giữa câusẽ là “(으)ㄹ 정도로” còn khi viết ở cuối câu sẽ là “(으)ㄹ 정도이다”
• 알아듣기 어려울 정도로 말이 빨라요.
Nói nhanh đến mức nghekhó hiểu.
Có thể viết: = 말이 너무 빨라서 알아듣기 어려울 정도예요.
• 입에서 불이 날 정도로 매워요.
😊 너무 매워서 입에서 불이 날 정도예요)
Cay đến mức như cháymiệng.(miệng có lửa)
• 머리가 아플 정도로 문제가 복잡했어요.
😊 문제가 복잡해서 머리가 아플 정도예요)
Vấn đề phức tạp đến mứcđau cả đầu.
• 남자라도 눈물을 흘릴 정도로 슬픈 영화였어요.
😊 영화가 슬퍼서 남자라도 눈물을 흘릴 정도예요)
Bộ phim buồn đến mứcnếu là con trai cũng phải chảy nước mắt.
***So sánh ‘-(으)ㄹ 정도’ vs ‘-(으)ㄹ 만큼’
Hai cái này có nhiềuđiểm chung nên đôi khi có thể viết thay thế nhau được.
-(으)ㄹ 정도 nó mang nghĩa như”tương tự với cái đó”(그것과 비슷하게)
Còn -(으)ㄹ 만큼 mang nghĩa “giốngvới cái đó (그것과 같게,똑같게)
예)
배고파서 쓰러질 만큼이다(X) Đói bụng giống nhưngất đi được.
배고파서 쓰러질 정도이다(O) Đói bụng đến mức chết ngất đi được.
Dịch câu trên cũng cóthể không được chuẩn lắm nhưng m viết vậy để các bạn thấy được phần nào sự khácbiệt của
2 cái đó.
Và một cái nữa là phạmvi của ‘-(으)ㄹ 정도’ rộng hơn nên trongtrường hợp sử dụng ‘-(으)ㄹ 만큼’ có thể thay thế được bằng ‘-(으)ㄹ 정도’ nhưng thay ‘-(으)ㄹ 정도’ bằng ‘-(으)ㄹ 만큼’ chỉ có một số trường hợp nhát định.
Các bạn xem 2 câu sauthì dùng cái nào mới đúng nhé:
1. 방을 깨끗이 닦아서 미끄러질 (정도예요 / 만큼이에요)
2. 공부가 안 될 (만큼 / 정도로) 여자친구가 보고 싶어요.
44. V + (으)ㄹ까(요)?
Đuôi câu này thích hợpkhi sử dụng câu “đề án”(đưa ra ý kiến của mình để rủ người khác làmcùng). Và hay kết hợp với các từ như: 같이, 함께, 우리…
• 우리 같이 식사할까요? … Chúng ta cùng ănchứ?
• 어디에서 만날까요? Gặp bạn ở đây nhỉ?
• 이번 방학에 함께 여행갈까요? Kì nghỉ lần này cùng đi du lịch chứ?
Ngoài ra còn dùng khinói một mình hoặc khi nghĩ. Ví dụ khi đi chợ, các bạn nhìn thấy đồ muốn mua vànghĩ hoặc nói lẩm bẩm trong mồm “không biết cái đó đắt không nhỉ? hoặc”có nên mua hay không nhỉ?” (có thể dùng để hỏi người khác nữa)
• 내일 날씨가 좋을까요? Ngày mai không biếAhời tiết đẹp không nhỉ?
• 이번 시험이 어려울까요? Kì thi lần này khókhông nhỉ?
• 기차가 출발했을까요? Tầu hoả đã xuất phát chưa nhỉ?
• 수업이 끝났을까요? Buổi học đã kết thúc chưa nhỉ?
Ở những câu các bạn nóilẩm bẩm một mình hoặc nghĩ thì không cần “요” ở cuối(vì cóphải nói với ai đâu mà dùng đuôi tôn kính)
• 어떤 옷을 입을까? Nên mặc áo nào nhỉ?
• 그 사람과 헤어질까? 말까? Nên chia tay với người đó không nhỉ?
• 한국어 공부를 계속할까? Nên tiếp tục họctiếng Hàn không nhỉ?
***Lưu ý:
– Có thể dùng với danhtừ nữa đó.
VD:
충효 씨는 학생일까요? ChungHyo là học sinhà?
-Chỉ dùng để hỏi thôichứ câu trả lời không dùng được.
-Thì quá khứ thì dùng:
았/었/했을까요? với tính từ, Vvà 였을까요? với N.
***Bài tập:
Các bạn sử dụng cấutrúc trên để hoàn thành đoạn hội thoại sau(dịch Tiếng Việt nữa):
1.
가 : 내일 ( )?(비가 오다)
나 : 네, 비가 올 것 같아요.
2.
가 : 이 옷이 저한테 ( )?(어울리다)
나 : 네, 아주 잘 어울리겠어요.
3.
가 : 수업을 ( )?(시작하다)
나 : 벌써 시작했을 거예요.
45. V + (으)면서
Nghĩa: Chỉ hai hành động cùng làm một lúc: “vừa…vừa…”
텔레비전을 보면서 밥을 먹어요. Vừa ăn cơm vừa xem tivi.
• 음악을 들으면서 공부해요. Vừa học vừa nghe nhạc.
• 학교에 다니면서 회사에 다녔어요. Tôi đã vừa đi làm ở công ty và vừa đi học.
• 오늘은 비가 오면서 바람이 불어요. Hôm nay vừa mưa vừa gió.
**Bài tập:
1. 식사를 하다 텔레비전을 보다 => 식사를 하면서 텔레비전을 봐요.
2. 음악을 듣다 춤을 추다 =>음악을 들으면서 춤을 춰요.
3. 노래를 부르다 운전을 하다 =>노래를 부르면서 운전을 해요.
4. 얘기를 하다 차를 마시다 =>얘기를 하면서 차를 마셔요.
5. 공부를 하다 다른 생각을 하다 =>공부를 하면서 다른 생각을 해요
46. N, V ,tính từ + (으)ㄹ 뿐이다
Thì hiện tại:
(으)ㄹ 뿐이다
Thì quá khứ:
았/었/했을 뿐이다
Nghĩa: chỉ mỗi, đơnthuần..
**Khi đi với V.
말을 들었을 뿐이지 직접 보지는 못했어요. Chỉ nghe nói thôi chứchưa được trực tiếp gặp mặt.
다른 방법이 없으니 한숨만 나올 뿐이에요. Không có cách nào nữađên chỉ biết thở dài.
친구를 잠시 만났을 뿐, 그 외에는 아무것도 하지 않았어요. Chỉ gặp (mỗi) bạn thôichứ không làm gì khác cả.
**Khi đi với N.
N+ 뿐이다
산에 잡초뿐이지 큰 나무는 볼 수 없어요. Trên núi toàn thấy cỏ tạp chứ không có cây to nào.
늘 말뿐이지 실천하는 것은 못 봤습니다. Chỉ được cái nói thôi còn chưa có thấy thực hành.
47. N,V,A+ (으)ㄹ 뿐(만) 아니라 Nghĩa: Không phải chỉ mỗi…
너뿐만 아니라 나도 그 일을 할 수 있다. … Không phải chỉ mỗi bạn đâu mà mình cũng có thể làm được việc đó.
그 날은 날씨가 추울 뿐만 아니라 눈도 왔어요. Hôm đó không phải chỉ thời tiết xấu mà còn có cả tuyết.
Đôi khi ‘-만’ còn được lược bỏ và nghĩa vẫn vậy. Nếu có ‘-만’ ở sau các bạn hiểu là nó mang ý nhấn mạnh hơn là được.
그 친구는 공부를 잘 할 뿐 아니라 성격도 좋습니다.
Người bạn đó không những học giỏi mà tính cũng tốt nữa.
V+ (으)ㄹ 뿐더러
Cái này với ‘(으)ㄹ 뿐만 아니라’ mang nghĩa giống nhau và có thể viết thay thế được cho nhau.
공부도 잘 할 뿐더러 운동도 잘해요.
Không những thể thao giỏi mà học cũng giỏi nữa.
그 외국인은 김치를 잘 먹을 뿐더러 고추장도 좋아해요.
Người ngoại quốc đó không những thíchăn kim chi ma còn cả tương ớt nữa.
**Các bạn làm thử mấy ví dụ bên dưới nhé:
1.언니는 마음이 곱다/ 얼굴도 예뻐요.
2. 거리가 멀다/ 길도 복잡합니다.
3. 그 식당은 음식이 맛있다/ 친절합니다.
4. 그 남자는 성실하지 않다/ 실력도 없다.
48. Điểm khác biệt giữa’-이/-가’ và ‘-은/는’?
1) Trợ từ chủ ngữ ‘-이/-가’
Nó được gắn sau danh từ, đại từ để chỉ N hoặc đại từ đó là chủ ngữ trong câu. ‘-이’ được gắn sau những đại từ, N có patchim ở âm cuối, ‘-가’ được gắn sau những đại từ, N không có pat chim ở âm cuối.
가방이 있어요.
모자가 있어요.
2) Trợ từ chủ ngữ ‘-은/는’
Trợ từ chủ ngữ ‘-이/가’ được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, còn ‘은/는’ được dùng để chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh hơn, hoặc để so sánh với một chủ thể khác.. ‘-는’ được gắn sau những đại từ, N không có patchim ở âm cuối,’-은’ được gắn sau những đại từ, N có patchim ở âm cuối.
이것이 연필이에요.
이것은 연필이에요.
한국말이 재미있어요.
한국말은 재미있어요.
Các bạn đã hiểu chưa?Mình thấy ngữ pháp này là rất cơ bản nhưng chắc là khó hiểu đối với người nước ngoài. Vì vậy, ngoài các bạn Việt Nam ra, mình đã chứng kiến những người nước ngoài khác cũng hỏi về ngữ pháp này trên trang web như: When to use’-이/가’ or ‘-은/는’?
Mình là người Hàn Quốc nên có thể phân biệt được dễ dàng trường hợp nào dùng ‘-이/가’ hay dùng ‘-은/는’. Nhưng mà mình không biết phải giải thích ngữ pháp này thế nào.Vì thế, mình cũng đã tìm trên mạng như các bạn. hihi. Các bạn hãy đọc bên dướiđi nha. Bài này dễ hiểu hơn các bài khác. Mình đã dịch từ tiếng Hàn sang tiếngViệt rồi. :^)
간단하게 말하면, 주어와 서술어 중 어디에 문장의 핵심이 있는가를 생각하면 됩니다.
Nói đơn giản thì, hãysuy nghĩ phần then chốt trong của một câu là gì. Chủ ngữ(주어) hay là vị ngữ(서술어, 술어).
Nguồn: sưu tầm
Xem thêm:
Từ Vựng Tiếng Hàn chủ đề Xây Dựng
Cách nói xin lỗi và cảm ơn trong tiếng Hàn