Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu
Tác giả: David McRaney
Về tác giả:
David McRaney từng là phóng viên, nhân viên truyền thông, viết quảng cáo cho hãng Heineken và tham gia sản xuất các chương trình truyền hình. Với niềm đam mê tâm lý học, ông đã nghiên cứu, tổng hợp và đem đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị ẩn sâu trong bộ não con người
Review sách:
Có bao giờ, bạn nói mình muốn mua một thứ gì đó, và đột nhiên sau đó bạn thấy nó xuất hiện tràn lan trước mắt bạn cả trên TV, trên biển quảng cáo bạn đi qua, hay được đề cập trong câu chuyện của bạn bè bạn?
Ngay từ khi đọc những trang đầu của cuốn sách, mình thực sự bị thu hút bởi hàng loạt nghịch lí về bộ não được tác giả đưa ra kèm dẫn chứng cụ thể, bằng những thí nghiệm rất dễ hình dung.
Trong cả hơn 400 trang sách, tác giả David MCRaNey đã list ra những điều “bạn vẫn tưởng” và “sự thật” sau đó là gì bằng ngôn từ súc tích, gãy gọn và pha chút hài hước, khiến cho những vấn đề thuộc lĩnh vực “Khoa học nghiên cứu tâm lý/ hành vi con người” được tiếp cận một cách dễ hiểu và gần gũi hơn rất nhiều.
Ba chủ đề chính được đề cập đến “thiên kiến nhận thức”, “sự tự nghiệm” và những “phương pháp ngụy biện”- là những thành phần cấu tạo nên tâm trí bạn, giống như các bộ phận trong cơ thể vậy. Các nhà tâm lý học và marketing từ lâu đã biết vận dụng chúng để lội kéo bạn chìm đắm trong một mẫu quảng cáo hay khiến bạn phải trung thành với thương hiệu mãi mãi. Nhưng chúng ta, với một lô lốc những thiên kiến nhận thức lệch lạc và những lập luận vụng về, bạn đang tự đánh lừa bản thân mình từng phút một chỉ để đối mặt với thực tại của cuộc sống này.
Bạn vẫn tưởng: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hằng năm trời quan sát và phân tích một cách khách quan.
Sự thật là: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hằng năm trời chỉ tập trung cú ý tới các thông tin xác nhận những điều vốn đã nằm trong niềm tin của bạn, trong khi bỏ qua những thông tin tái ngược và quan niệm có sẵn.
Bạn vẫn tưởng: Khi ở giữa những người khác, bạn cảm thấy như thể họ đang dõi theo và đánh giá mọi diện mạo và hành vi của bạn.
Sự thật là: Người ta chẳng mấy khi để ý tới trừ khi bị buộc phải làm vậy. Đó chính là “hiệu ứng ánh đèn sân khấu”
Bạn vẫn tưởng: Nếu bạn không thể tin tưởng một ai đó thì bạn nên bỏ ngoài tai những quan điểm của họ.
Sự thật là: Điều mà người ta nói và tại sao họ nói điều đó cần được phán xét một cách tách biệt rạch ròi, tránh “ngụy biện tấn công cá nhân”.
Và còn rất nhiều sự lầm tưởng khác mà bạn có thể tìm được lời giải thích vừa khiến bạn phải bật cười “ồ hóa ra mình như vậy”, vừa mang tính thuyết phục dựa vào các dẫn cứ, các kết quả nghiên cứu và thí nghiệm khoa học trong cuốn sách này đấy.
Đây thực sự là cuốn sách tâm lý học rất đáng đọc, đọc đến mục nào, cũng thấy chính mình nằm trong đấy, và thú vị là người đọc sẽ bị ngạc nhiên hết lần này sang lần khác khi phải thừa nhận những thực tế phũ phàng trái ngược với điều mà mình vẫn lầm tưởng.
Các đoạn trích hay:
… Nếu mà đột nhiên bị hỏng xe và điện thoại thì hết pin, theo bạn thì ở đâu bạn sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp hơn – một con đường quê vắng vẻ hay một con phố ở thành thị đông đúc? Chắc chắn là sẽ có nhiều người thấy bạn trên con phố đông đúc hơn, trong khi đó nếu ở trên đường quê thì bạn có thể phải chờ hàng giờ mới có một người đi qua. Vậy câu trả lời của bạn là gì?
Các nghiên cứu cho thấy khả năng bạn được giúp đỡ ở miền quê sẽ cao hơn. Tại sao lại như vậy?
Đã bao giờ bạn thấy ai đó bị hỏng xe bên đường và nghĩ rằng: “Mình có thể giúp họ đó, nhưng mà chắc chắn sẽ có ai khác giúp được mà”. Ai cũng nghĩ vậy. Và không ai dừng lại cả. Đây được gọi là hiệu ứng bàng quan (the bystander effect)
… Bạn thường xuyên đọc những tin tức tử vi, hay chiêm tinh, bạn cảm thấy tất cả những điều đó đều đúng với bản thân mình. Những ông bà đồng và dân xem bói, những kẻ gọi hồn hay đoán trước được tương lai đều dựa vào sự xác nhận chủ quan để kiếm sống. Hãy nhớ rằng khả năng đánh lừa chính mình của bạn còn cao hơn khả năng lừa đảo của bất kỳ thầy pháp nào. Bạn là một sinh vật sống bằng những niềm hy vọng. Trong nỗ lực để tìm hiểu về thế giới xung quanh, bạn tập trung vào những thứ dường như rơi vào đúng chỗ của nó và bỏ qua tất cả những đám lộn xộn còn lại. Nhưng thực ra thì trong cuộc sống, sự lộn xộn mới chiếm đa số