Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Tác giả: Steven D.Levitt – Stephen J. Dubner
Review sách
Nếu như mọi người có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, thì tư duy như một kẻ lập dị sẽ khuyễn khích bạn tự suy ngẫm và đi theo một hướng khác, đột phá hơn, lập dị hơn và bạn sẽ có cơ hội mở ra một hướng giải quyết thông minh và khôn ngoan hơn.
Trong cuốn sách có khá nhiều ví dụ khá vui nhộn, hài hước tuy vậy vẫn giúp người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến.
Hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.
Theo bạn, ba từ khó nói nhất trong cuộc đời mình là gì?
Em yêu anh?
Không phải.
Hay là: Anh yêu em?
Cũng không luôn.
Chán nản vì đoán hoài chẳng ra, bạn bỏ cuộc: Tôi không biết.
Chính xác, đó chính là câu trả lời đấy!
Với hầu hết mọi người, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để nói: Tôi không biết.
Lý do tại sao?
Thứ nhất, thói quen giả vờ rằng chúng ta biết nhiều hơn những điều ta thực sự biết nhiều khi còn đem lại cho ta lợi ích. Các nhà chính trị gia, nhà lãnh đạo kinh tế, chuyên gia thể thao, nhà đầu tư cổ phiếu dạn dày kinh nghiệm hay không thể thiếu những nhà khí tượng học – liệu họ có thực sự biết những điều họ đang nói ra? Hay họ chỉ đang phỉnh lừa chúng ta vậy thôi? Hãy dừng lại đôi phút để suy nghĩ, liệu bạn có tin trên đời này lại có người có khả năng tiên tri được toàn bộ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Hẳn là không thể.
Tạm gác chuyện đó qua một bên. Hãy cứ coi như việc chúng ta tỏ ra hiểu biết không phải vì muốn thu lợi ích, thì chắc hẳn, chúng ta cũng không còn lạ gì với câu nói: Tự cao cộng thêm sai lầm sẽ đem đến một sự kết hợp đầy tai hại. Thế nhưng, chúng ta không những biết ít hơn sự giả vờ về thế giới bên ngoài mà còn không biết về chính bản thân mình nhiều như ta tưởng. Ta tưởng mình đã thông tỏ vấn đề này, hiểu sâu sắc vấn đề kia, và vì thế ta tự cho phép bản thân ngừng suy nghĩ, ngừng tìm hiểu thêm về nó. Từ đó ta nhanh chóng rơi vào cái bẫy tư duy do chính mình tạo ra, ta “tự tin một cách thái quá” vào kiến thức, hiểu biết của mình. Vô hình chung, ta đã tự động gia nhập chủ nghĩa “biết tuốt” khi nào không hay.
Còn 1 lí do quan trọng phải kể đến nữa là về chiếc “la bàn lương tâm”: Khi phải đứng trước lựa chọn giữa cái đúng và cái sai, lương tâm có thể thuyết phục bạn rằng mọi câu hỏi đều có lời giải đáp (mà thực ra không phải là như vậy); rằng sẽ có ranh giới rõ ràng giữa đúng và sai (khi thông thường nó không tồn tại); và tệ nhất là bạn sẽ cho rằng bạn đã biết hầu hết mọi thứ bạn cần về 1 chủ đề và bạn không cần tìm hiểu thêm về nó nữa.
Vầng, và thế là xong.
Không chỉ lừa dối chính tư duy của mình, chúng ta vì việc sợ bị coi là kém cỏi, thiếu hiểu biết, đã rất thành công trong việc gieo mầm lối tư duy sai lệch đến đông đảo những người khác.
Sẽ không có gì quá to tát nếu bạn là 1 người ít chia sẻ và thường giữ những suy nghĩ cho riêng mình, nhưng thật không may, hãy xem lại những điều mà tôi vừa kể ra ở trên, dường như nó lại có vẻ ăn khớp với đại bộ phận những con người có ảnh hưởng trong xã hội. Sẽ ra sao nếu chúng ta có những dự báo “táo bạo nhưng thiếu căn cứ”, thậm chí là những dự báo “mang đậm tính võ đoán” và thông tin này nhanh chóng được lan truyền đến nhiều người khác; giả dụ như bạn là 1 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán mà xem, bạn sẽ thấy “sức ảnh hưởng” của mình nó vĩ đại như nào khi mà có thể chỉ vì 1 câu nói của bạn, sau 1 đêm thôi, nhiều nhà đầu tư sẽ từ ôm triệu đô về tay trắng… Đó chỉ là ảnh hưởng đối với Việt Nam – 1 quốc gia, giờ mở rộng quy mô, hãy thử tưởng tượng sức ảnh hưởng của bạn mang tầm quốc tế, như Bill Gates đi cho ngầu, và Bill Gates cũng sợ nói 3 từ “Tôi không biết”, có lẽ tôi chỉ dám khơi mào câu chuyện đến đây thôi, còn phần sau của câu chuyện, dù đó là những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế, đầu tư, … hẳn các bạn cũng sẽ mường tượng ra được những hậu quả mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu từ những lời võ đoán. Tôi chỉ có thể dùng 2 từ để diễn tả: KHỦNG KHIẾP…
Cuộc sống của chúng ta là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội ấy, ta có ảnh hưởng đến người này, nhưng cũng không ngoại lệ, tư duy và quyết định của ta cũng bị tác động bởi tư duy của những người khác. Vậy làm sao để ta loại bỏ được hết những định kiến, tư duy cũ? Làm sao để học cách nói “Tôi không biết” 1 cách thành thực thay vì khoa trương về những hiểu biết “ảo” của mình?
Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner – 2 tác giả của cuốn sách “Tư duy như 1 kẻ lập dị” sẽ cung cấp cho bạn loại vắc xin đặc trị cho “căn bệnh nghiêm trọng đó”. Nếu không muốn nhận được những lời khuyên hóm hỉnh nhưng thực sự hữu ích, thì đừng đọc cuốn sách này bạn nhé.
Trích đoạn hay:
“Giữa hai vấn đề, sự tương quan không phải luôn là mối quan hệ nhân quả. Khi hai việc có liên quan tới nhau, chúng có xu hướng thúc đẩy người ta nghĩ rằng nguyên nhân này gây ra vấn đề kia.
Ví dụ, những người đã lập gia đình rõ ràng vui vẻ hơn những người độc thân, phải chăng cũng có nghĩa là hôn nhân mang lại hạnh phúc? Không nhất thiết là vậy. Các thống kê chỉ ra rằng, những người vui vẻ thường có xu hướng kết hôn sớm. Và như một nhà nghiên cứu đã nói: ‘Nếu bạn gắt gỏng cộc cằn, làm quái có ai rước bạn?’”
“Đã từ lâu, người ta cho rằng ba từ tiếng Anh khó nói nhất là “Anh yêu em” hay “Em yêu anh”. Song, với hầu hết mọi người, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để nói “Tôi không biết”. Đó là một lỗi xấu hổ, nhưng cho đến khi thừa nhận mình không biết một điều gì đó, bạn gần như không thể HỌC HỎI được những điều bạn cần!”
Xem thêm:
Trích dẫn hay trong sách ” 999 Lá Thư Gửi Cho Chính Mình”
Trích dẫn hay trong sách “Bài giảng cuối cùng”