Cách Sống – Từ bình thường trở nên phi thường
Tác giả: Inamori Kazuo
Giới thiệu sách:
Inamori Kazuo một doanh nhân hết sức thành đạt trong việc sáng lập và điều hành tập đoàn Kyocera lớn mạnh của Nhật Bản. Ông sẽ đem đến cho chúng ta những tư tưởng về Cách Sống. Đây là tập hợp những triết lý mà ông đúc rút ra được từ thực tế sau bao nhiêu năm gian nan xây dựng công ty.
Trước thực tại của một xã hội Nhật Bản mà con người ngày càng đánh mất đi giá trị truyền thống, Inamori Kazuo đưa ra một yêu cầu bức thiết là phải nhìn lại “lẽ sống” của con người thời hiện đại. Lẽ sống qua cái nhìn của tác giả không phải là cái gì xa vời mà là những điều giản đơn, những giá trị gần gũi hay những thói quen hằng ngày: “những nguyên tắc đạo đức chân phương”.
Về tác giả :
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại Kagoshima, Nhật Bản. Ông tốt nghiệp khoa kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Kagoshima.
Năm 1959 ông thành lập Công ty cổ phần Kyoto Ceramic (hiện nay là Công ty Kyocera). Năm 1984 ông thành lập Công ty Đi (hiện nay là KDDI). Từ 2001 ông trở thành cố vấn tối cao. Năm 1984 ông trích từ tài sản riêng 200 tỷ yên (khoản 200 triệu USD) để thành lập quỹ Inamori và giải thưởng quốc tế Kyoto (danh giá như giải Nobel). Năm 1989 ông thành lập trường Seiwa đào tạo các nhà quản trị kinh doanh. Năm 2003 ông là người Nhật Bản đầu tiên được trao giải thưởng Bác Ái của quỹ Canergie (Mỹ).
Nội dung chính:
Quyển sách nêu cụ thể cách sống, lấy đạo làm người làm nguyên tắc, nguyên lý cơ bản, đó cũng là chìa khóa đưa đến thành công trong kinh doanh, trong cuộc sống. Nội dung hàm chứa những trải nghiệm, những bí quyết để biến ước mơ thành hiện thực, đồng thời nó là “một cây gậy đập vào vòng chảy xiết của thời đại u mê”.
Phần mở đầu:
Nhìn lại cách sống của chúng ta trong thời hiện đại. Tại sao cuộc sống trong thời đại hiện nay có nhiều hiện tượng bi quan, chán chường, tiêu cực, không ít những vụ bê bối, thậm chí tội ác xảy ra? Có lẽ do con người không tìm thấy ý nghĩa và giá trị của cuộc đời, không có phương châm sống. Vậy lẽ sống của cuộc đời là gì? Cuộc sống mang ý nghĩa và mục đích gì? Theo tôi, ý nghĩa cuộc sống của con người là nâng cao nhân cách và sống là quá trình mài giũa tâm hồn.
Sống là quá trình mãi giũa tâm hồn. Cuộc sống cần có điều kiện vật chất để nhằm thỏa mãn những khao khát tự nhiên, tuy nhiên khi từ giả cõi đời này ta chẳng mang theo được thứ gì, chỉ một thứ duy nhất ta không mất đi là “tâm hồn”. Trong cuộc sống ta có thể gặp nhiều trắc trở, bất hạnh, nhưng những điều khổ sở ấy cũng là những thử thách
để ta mài giũa tâm hồn. Để rồi cuối cùng khi ta ra đi ta sẽ có những gì tốt đẹp hơn so với khi mới đến thế gian này.
Những nguyên tắc đạo đức chân phương là kim chỉ nam bất di bất dịch. Nhân cách của con người được đúc ra từ hai chất liệu: tính cách bẩm sinh và tư duy triết học (quan niệm, tư tưởng), điều đó có nghĩa là tư tưởng đúng đắng, vững chải thì sẽ tạo ra nhân cách đẹp. Vậy tư tưởng cần trang bị cho mình là tư tưởng nào? Đó là tư tưởng “đạo làm người” được chắc lọc suốt chiều dài lịch sử mà các bậc cha mẹ đã dạy cho con cái qua các bài học luân lý cụ thể là: ngay thẳng, không lam tham, không ích kỷ, không dối trá, không làm hại người khác…
Chân lý có thể có được bằng lao động quên mình. Để rèn luyện nhân cách, điều quan trọng nhất là làm việc cần mẫn mỗi ngày. Đức Phật từng thuyết giảng về Bát Chánh Đạo, trong đó tinh tấn là nội dung quan trọng. Tinh tấn là lao động chuyên cần, là tập trung cao độ đối với công việc trước mắt, không để phân tâm.
Lao động là sống, chúng ta phải thực sự sống từng ngày, từng phút, từng giây đó là một cuộc sống tuyệt vời và cao đẹp.
Cuộc sống sẽ thay đổi 180 độ nếu thay đổi cách tư duy. Cuộc đời và thành quả công việc có được là nhờ phép nhân của ba thừa số tư duy, nhiệt huyết và năng lực.
Năng lực là tư chất bẩm sinh, nhiệt huyết hình thành do ý chí, hai yếu tố này luôn luôn dương theo mức độ của từng người. Yếu tố tư duy vô cùng quan trọng, nó mang giá trị âm hoặc dương tùy theo cách tư duy của mỗi người. Nếu ta tư duy sai tức nó mang giá trị âm thì tích sẽ mang giá trị âm. Vậy thì tư duy theo “chiều dương” là thế nào? Không có gì phức tạp, chỉ cần mang trong người ý tương: hướng thiện, biết ơn cuộc đời và mọi người, quan tâm đến mọi người, không ích kỷ, không tham lam, biết thế nào là đủ đối với mình… đó là nguyên tắc luân lý, đạo đức cơ bản.
Qui luật của vũ trụ – những gì đã được hình thành trong tâm hồn chân thực. Kinh Phật có dạy: “Tâm niệm tạo nghiệp”. Nghiệp được tạo ra từ thân, khẩu, ý. Có nghĩa là ngay khi người ta có ý định làm một việc gì đó thì đã tạo nghiệp mà không nhất thiết việc đó có xảy ra hay không. Nói cách khác, cuộc đời tốt đẹp sẽ mở ra đối với người luôn nghĩ điều thiện và ngược lại. Đây là qui luật tác động trong toàn vũ trụ, bởi vì, tâm hồn hướng thiện – có ích cho nhân loại, có ích cho xã hội – chính là ý chí của vũ trụ. Ý chí của vũ trụ mang lại tình thương yêu, sự thành thật và dung hòa, nó tác động bình đẳng lên muôn vật, đưa đường chỉ lối cho toàn thể vũ trụ vận động theo hướng trưởng thành và phát triển.
Bản thân tôi thực sự đã cảm nhận được sự tồn tại của ý chí vĩ đại đó. Tôi không nói ngoa là đôi khi tôi đã chạm đến “kho tang trí tuệ” này và được nó hướng dẫn, vì thế tôi đãn thành công trong cuộc đời.
Có một kho tàng trí tuệ mang đến cái nhìn thấu suốt cho con người. Ở đâu đó trong thế gian này, trong vũ trụ này, tồn tại một “kho tàng trí tuệ” hay gọ cách khác là “giếng trí khôn” không thuộc sỡ hữ của con người, mà con người được Trời Phật ban cho khả năng tư duy – lĩnh hội những chân lý phổ biến tích trữ trong kho tàng trí tuệ, nên trí thức mà loài người có được ngày một phong phú và nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển.
Edison có những phát minh mang tính độc phá trong nhiều lĩnh vực là kết quả của quá trình lao động miệt mài, chẳng phải là ông nhận được cảm hứng sáng tạo từ “kho tàng trí tuệ” của vũ trụ đó sao? Để làm được điều đó, chỉ có một cách duy nhất là miệt mài lao động, suy nghĩ nghiên cứu với nhiệt huyết cháy bỏng. Giây phút cảm hứng sáng tạo đó có khi chợt đến trong quá trình nỗ lực nghiên cứu, hoặc trong lúc nghỉ ngơi mà cũng có khi chợt đến trong giấc mơ.
Tôi đã ấp ủ khao khát làm được một điều gì đó nên đã lao động quên mình với toàn bộ sức lực và phần thưởng dành cho những ngày tháng miệt mài đó chẳng phải là tôi đã nhận được một phần nhỏ “kho tàng trí tuệ” của vũ trụ đó sao?
Thường xuyên xem xét đánh giá bản thân. Những năm gần đây, tôi lo lắng khi nhận thấy con người đang mất phương hướng, đang bước vào con đường lầm lạc, chính con người đã đẻ ra những vấn nạn mới như môi trường sống đang bị hủy hoại. Dù trí tuệ, kỹ năng có cao đến đâu chăng nữa nhưng tư duy đã sai lạc thì vẫn sẽ gây ra hậu quả tai hại.
Con người phải khép mình vào lối sống nghiêm túc và không ngừng xem xét đánh giá bản thân. Nghiêm túc giữ gìn những nguyên tắc luân lý đạo đức. Sống sao cho đúng với đạo làm người sẽ đưa cuộc đời của chúng ta đến hạnh phúc và thịnh vượng. Đó là yêu cầu cao nhất đối với mỗi người chúng ta hiện nay.
Phần 1: Biến suy nghĩ thành hiện thực
Qui luật cuộc đời – chỉ có trong đời những thứ mình muốn có. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi mang trong lòng một niềm tin mãnh liệt rằng: “Điều gì mà mình không muốn thì chắc chắn nó sẽ không đến với mình”. Nghĩa là tâm nguyện của ta như thế nào thì cuộc đời ta trong thực tế sẽ là như vậy. Do đó, khao khát “muốn như vậy” là rất quan
trọng.
Không ngừng suy nghĩ, ngay cả trong giấc ngủ. Ý muốn giống như hạt giống là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất để hiện thực nảy mầm, bám rễ, thành cây, ra hoa, kết trái.
Đó là một chân lý xuyên suốt cuộc đời. Tuy nhiên, để biến khát vọng thành hiện thực mà suy nghĩ một cách bình thường là không đủ. Suy nghĩ phải thấu đáo, phải liên tục. Lúc nào cũng phải nung nấu suy nghĩ mãnh liệt, khát vọng cháy bỏng và những điều đó phải ăn sâu vào tiềm thức. Phải có niềm tin rằng sẽ làm được và cuối cùng quá trình lao động nỗ lực hướng về phía trước.
Có thể thấy sản phẩm hiện ra trước mắt với đủ màu sắc không? Khát vọng mãnh liệt là động liệt để quá trình lao động hoàn tất sự vật. Chúng ta dùng phương pháp giả định thực nghiệm nhiều lần, quá trình dẫn dắt đến kết quả, như thể tính hàng vạn nước cờ, rồi chỉnh sửa kế hoạch, xóa đi những nước cờ không ổn. Chỉ khi nào thấy sự vật với đầy đủ màu sắc chứng tỏ nó đã sát với thực tế hơn.
Sẽ thực hiện được nếu hình dung ra mọi chi tiết của công việc. Khi định thực hiện một nỗ lực nào đó thì chúng ta cũng phải nhắm tới mục tiêu “hoàn hảo đến độ lý tưởng”. Suy nghĩ thấu đáo cho tới khi thấy sự vật hiện ra trước mắt. Phải đặt ra những chuẩn mực cao hơn thông thường. Bắt tay và tập trung cao độ vào công việc cho tới khi ranh giới giữa ý tưởng và hiện thực bị xóa nhòa. Khi nhắm mắt lại, ta vẫn thấy rõ mồn một hình thù sự vật lúc hoàn tất thì cũng có nghĩa là ta đã đủ khả năng biến sự vật thành hiện thực.
Không thể thành công nếu không thể lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị chu đáo. Khi bắt tay vào một việc mà từ trước tới nay chưa có tiền lệ, chưa từng có ai làm, bạn sẽ không thể trách khỏ những lời dị nghị, dèm pha hay phản đối của những người xung quanh.
Nhưng nếu như trong tâm bạn vẫn giữ vững niềm tin “sẽ làm được” và đã hình dung được các bước thực hiện thì cần mạnh dạn phát triển ý tưởng thành phương án tổng thể. Tuy nhiên, khi chuyển qua giai đoạn lập phương án thi tiết thì phải thay đổi suy nghĩ, phải nghĩ đến những ý kiến phản biện để lập phương án một cách thận trọng, chặt chẽ, tỉ mỉ và phải tính hết được những rủi ro có thể xảy ra. Mạnh dạn, lạc quan khi bước vào giai đoạn thực hiện, không do dự chần chừ. Như vậy bạn có thể hoàn tất công việc, biến giấc mơ thành hiện thực.
Ngã bệnh – Học được nguyên tắc lớn của đời sống tinh thần. Hồi nhỏ tôi mắc bệnh lao, mặc dù tôi rất lo sợ và cố tránh xa căn phòng mà chú tôi bị lao nằm tĩnh dưỡng, trong lúc ba tôi và anh tôi đến chăm sóc hằng ngày cho chú tôi nhưng không sao cả. Đúng là “ghét của nòa, trời trao của ấy”. Khi chúng ta sợ hãi thì điều sợ hãi sẽ xảy ra.
Nhận ra chân lý: Tâm thức quyết định vận mệnh. Sau khi lành bệnh, cuộc đời tôi vẫn gặp nhiều thất bại, trục trặc trong thi cử, việc làm. Có đôi lúc cảm thấy chản nản, căm ghét xã hội và cả nỗi bất hạnh của mình. Nhợ sự giúp đỡ của thầy giáo cũ tôi được nhận vào làm việc ở công ty Kyoto, nhưng công ty Kyoto ở trong tình trạng sắp phá sản, lương thì trả chậm, các bạn của tôi lần lượt bỏ công ty chỉ còn lại mình tôi. Khi bị dìm vào đường cùng thì con người mới trở thành mạnh mẽ hơn. Tôi thay đổi thái đội 180 độ, tập trung vào công việc, say sưa nghiên cứu ngày đêm, cuối cùng đã thành công trong việc tìm ra và tổng hợp được vật liệu fine ceramic dùng cho ti vi. Nhờ vậy, mọi người chung quanh đánh giá tôi rất cao, tôi thích thú trong công việc, cảm thấy mình sống có ý nghĩa.
Giây phút thay đổi tâm thức đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Từ đó tôi xác định rằng cuộc đời mình tốt hay xấu đều do ý chí mình tạo ra.
Không bỏ cuộc, làm đến cùng sẽ thành công. Hãy tin vào khả năng của mình, tự đặt ra cho mình những rào cản cao hơn năng lực hiện có, toàn tâm, toàn ý để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Luôn đốt cháy, không để tắt ngọn lửa tư duy.
Trước những việc tưởng như không thể làm được thì ta phải tự nhủ: chẳng qua là bản thân ta ở thời điểm hiện tại chưa làm được nhưng trong tương lai sẽ làm được. Phải tin rằng, vấn đề là do ta chưa biết cách đánh thức năng lực đang ngủ quên đó thôi.
Nếu nỗ lực tiếp nối nỗ lực thì điều bình thường sẽ trở thành phi thường. Năng lực “đạt ước muốn” luôn tìm ẩn trong chúng ta, điều quan trọng là phải đặt ra mục tiêu cao và để thực hiện mục tiêu đó thì sự nỗ lực âm thầm từng bước là điều không thể thiếu. Dù có ngước mắt lên trời xanh thì đôi chân vẫn đứng trên mặt đất. Giấc mơ, khát vọng có cao đến mấy thì ngày ngày chúng ta vẫn phải lăn lung ra làm những công việc nhỏ nhặt nhất, đơn giản nhất. Sống hết mình, sống cật lực cho hôm nay thì sẽ nhìn thấy ngày mai. Quá trình âm thầm tích tụ mỗi ngày chẳng mấy chốc ta sẽ nhìn thấy tương lai.
Tìm tòi suy nghĩ mỗi ngày sẽ đưa đến kết quả to lớn. Điều gì đã khiến những người bình thường trở thành xuất sắc? Đó là khả năng âm thầm nỗ lực không biết mệt mỏi, hoàn tất từng công đoạn, từng việc của họ, tích lũy thành tựu của từng ngày một cách bền bĩ. Bền bĩ khác với lập đi lập lại. Hôm nay phải làm tốt hơn hôm qua, ngày mai sẽ làm tốt hơn hôm nay. Siêng năng chịu khó suy nghĩ, dần dần sẽ tạo ra bước nhảy vọt. Bí quyết của thành công là không đi lại những con đường đã quá quen thuộc.
Bạn có nghe thấy tiếng vị thần ở hiện trường không? Có những việc bế tắc vẫn hoàn bế tắc dù chúng ta đã suy nghĩ tìm tòi, đã mày mò làm đi làm lại, tìm đủ mọi phương cách, giống như người mắc bệnh nan y đi vái tứ phương. Thế nhưng, ngay khi chúng ta cảm thấy bó tay thực ra lại là bước khởi đầu. Lúc ấy, bạn hãy bình tâm trở lại, lặng lẽ quan sát tỉ mĩ nơi hiện trường, bạn sẽ nghe thấy tiếng nói của một vị thần, các sản phẩm sẽ nói với chúng ta về phương án giải quyết, tôi gọi việc này là “lắng nghe tiếng thì thầm của sản phẩm”.
Thực sự, từ chiều sâu của tư duy, từ sự sắc bén trong quan sát của chúng ta, “sự sống” ẩn náu trong vật chất như sản phẩm, công cụ sản xuất đã cất lên tiếng nói. Từ những khoản khắc giao cảm tâm – vật như thế, ta tìm ra phương án xử lý để đi đến thành công.
Thường xuyên để ý có chủ đích. Ông Nakmura Tenpu nói rằng: “Sẽ vô nghĩa nếu không để ý có chủ đích trong mọi hành động” Có thể so sánh để ý có chủ đích với cái dùi. Cái dùi là công cụ có hiệu quả để làm việc bằng cách tập trung lực vào một điểm ở mũi dùi. Nếu ai cũng tập trung toàn lực vào một điểm của mục đích như cái dùi thì chắc chắn sẽ hoàn tất được những công việc khó khăn.
Ôm ấp hoài bão lớn – Cuộc đời sẽ trở nên phi thường. Để sức mạnh của tư duy được kích hoạt, tạo ra thành quả lớn trong công việc ta phải có hoài bão lớn. Hãy có chí lớn và hãy khát vọng mãnh liệt. Mới nghe, có người sẽ cho rằng đó là những điều viễn vông.
Nhưng người có thể tạo lập cuộc đời bằng bàn tay và khối óc của mình là những người có trong mình nền tảng đó.
Biết bao người đã từng nhìn thấy quả táo rơi từ trên cây xuống nhưng chỉ có Newton nhận ra sự tồn tại của lực hấp dẫn mà thôi. Đó là do Newton luôn ý thức vấn đề một cách mãnh liệt, thấm sâu vào suy nghĩ hằng ngày. Cảm hứng sáng tạo chỉ được ban cho những người luôn ấp ủ hoài bão, không bao giờ từ bỏ khát vọng mãnh liệt trong giấc mơ
của mình.
Phần 2: Suy nghĩ từ nguyên lý đến nguyên tắc
Nguyên lý và nguyên tắc sẽ tốt cho cả kinh doanh và cuộc sống. Tôi trăn trở suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng, đã tìm ra được “nguyên lý, nguyên tắc” cơ bản. Đó là cái gì đúng với đạo làm người thì theo. Lấy nguyên tắc đạo đức: “đúng hay sai”, “tốt hay xấu”, “nên hay không nên” làm phương châm kinh doanh, tiêu chuẩn phán đoán. Một khi đã tuân theo những nguyên lý, nguyên tắc đó thì sẽ không mắc sai lầm lớn, từ đó không phải do dự, lưỡng lự và đây sẽ là cơ sở dẫn tới thành công trong tương lai.
“Triết lý sống” – cột mốc chỉ đường khi lạc lối. Nguyên lý, nguyên tắc chân phương đưa ta đến cách sống đúng với đạo làm người_gọi đó là triết lý sống cũng được. Nó là triết học nhưng không phải là thứ học vấn sách vở với những giáo điều khó hiểu mà nó là “triết lý sống” được đúc kết trong cuộc đời từ kinh nghiệm thực tế. Nguyên lý, nguyên tắc trong kinh doanh là thế nào? Nó không chỉ là lợi nhuận hay bộ mặt của công ty mà là ở chỗ nó có lợi ích cho xã hội, cho loài người hay không.
Kiên trì gìn giữ nguyên lý, nguyên tắc không phân vân dao động trước trào lưu thời đại. Về lâu dài, hành động dựa trên nền tảng triết học đúng đắn thì chắc chắn sẽ không bị thiệt hại. Tập đoàn Kyocera của tôi có một lượng tiền mặt khổng lồ được tích lũy một cách đàng hoàng, biết bao nhiêu lời mời mọc đầu tư bất động sản để dễ kiếm lời, tôi lắc đầu, tiền vào quá dễ thì cũng dễ ra đi, chỉ có tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt mới là lợi nhuận thực sự. Chẳng bao lâu, bong bóng bất động sản vỡ, nhiều công ty đầu tư bất động sản bỗng trở thành cục nợ không trả nỗi.
Tôi luôn tâm niệm kiên trì giữ nguyên lý, nguyên tắc, thực hiện những gì đúng với đạo làm người. Vì thế, dù nghe vô số câu chuyện dễ dàng kiếm lời hơn tôi cũng không mảy may thay đổi.
Làm đến cùng mới thấu suốt ý nghĩa. Chỉ hiểu biết không thôi là chưa đủ. Con người vốn dĩ là một sinh vật yếu đuối, nếu không đề phòng với chính bản thân mình thì sẽ dễ dàng rơi vào vòng cám dỗ của dục vọng. Khi đã leo lên một vị trí cao hơn thì người ta thường quên những điều đơn giản lẽ ra phải hiểu.
Sẽ không có ý nghĩa nếu không triệt để thực hiện nguyên lý, nguyên tắc bằng ý chí mạnh mẽ. Nguyên lý, nguyên tắc là gốc rễ của nhận thức đúng đắn, là cội nguồn của sức mạnh, nhưng nếu không thường xuyên tự nhắc nhở mình thì sẽ dễ quên.
Véc-tơ tư duy sẽ quyết định toàn bộ phương hướng cuộc đời. Tôi muốn lập lại lần nữa về “phương trình cuộc đời”. Phương trình cuộc đời được biểu thị bằng phép nhân nên việc đầu tiên là cách tư duy phải phát huy vào hướng tích cực (dương). Nếu không thì dù có năng lực tuyệt vời đến mấy, có nhiệt tình cao đến mấy cũng chỉ làm hại cho xã hội.
Fukuzawa Yukichi nói:
“Tư duy sâu sắc như triết gia
Tấm lòng thanh khiết như võ sĩ đạo
Tài năng khiêm cung như người thường
Sức khỏe cường tráng như nông dân”
Bốn yếu tố trên theo cách nói của Fukuzuwa tương đương với cách tư duy trong phương trình cuộc đời của tôi.
Sáng tạo kịch bản cuộc đời mình ra sao? Cuộc đời là một màn kịch và chúng ta vừa là đạo diễn vừa là tác giả kịch bản, vừa thủ vai chính trong vở kịch ấy, hay nói cách khác, chúng ta tự sáng tác và tự diễn.
Để vở kịch cuộc đời có nộidung sâu xa thì chúng ta phải sống nghiêm túc từng ngày, thậm chí từng giây. Thái độ sống của chúng ta sẽ quyết định nội dung vở kịch – cuộc đời.
Không học được gì nếu không đổ mồ hôi ở nơi làm việc. Trong cuộc đời còn có một nguyên lý, nguyên tắc quan trọng nữa, đó là coi trọng kinh nghiệm hơn lý thuyết suông. Tức là việc “biết” và việc “làm được” là hai việc khác nhau. Đừng nghĩ rằng cứ “biết” là sẽ “làm được”, khoảng cách giữa “biết” và “làm được” là cả một trời một vực. Để lấp được khoảng cách này chính là những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế nơi làm việc.
Sống hết mình cho khoảnh khắc hiện tại. Trong vũ trụ bao la, sự tồn tại của mỗi con người là vô cùng nhỏ bé. Nhưng dù nhỏ bé đến đau, sự tồn tại của chúng ta đều cần thiết trong vũ trụ. Những sinh vật và thậm chí cả những thứ vô tri vô giác cũng được quyền tồn tại.
Ở sa mạc Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có hai cơn mưa từ một đến hai tuần ngắn ngủi, các loài thực vật ở đây vội vàng nẩy mầm và nở hoa, ra hạt rồi oằn mình chịu đựng trong cát chờ đến mùa mưa sau chúng sẽ trỗi dậy. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, chúng thật sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm. Quả thực, muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong khoảnh khắc, trong suốt thời gian hạn định. Tự nhiên đã dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này” để ta nhìn thấy ngày mai.
Niềm say mê là điều làm cho ta trở thành người có nhiệt huyết. Có ba dạng người.
Dạng bắt lửa, dạng không bắt lửa và dạng tự bốc cháy.
Dạng không bắt lửa thường dửng dung lạnh lung, vô cảm, nghèo về nhiệt huyết. Phần lớn kết thúc cuộc đời mà không phát huy được năng lực vốn có của mình.
Để tạo ra cái mới, phải có những người có khả năng sáng tạo, có khả năng “tự bốc cháy”, truyền được nhiệt năng của mình cho mọi người chung quang. Làm sao có tố chất “tự bốc cháy”? Để có tố chất này ta phải yêu thích công việc, chủ động trong công việc, không chờ lệnh hay người khác nhắc nhở, dốc toàn sức để hoàn thành công việc, kết quả tốt đẹp sẽ khích lệ chúng ta có lòng tự tin, đồng thời khêu dạy ham muốn chinh phục mục tiêu tiếp theo.
Dạng “bắt lửa” có thể cùng cháy khi ở gần người thuộc dạng “tự bốc cháy”.
Hãy làm việc bằng tất cả sự say mê, sáng tạo và lòng nhiệt huyết. Đó là con đường duy nhất làm cho cuộc đời trở nên phong phú và hoan lạc.
Vượt lên chính mình, tiến lên phía trước, cuộc đời chúng ta sẽ thay đổi. Làm sao để yêu thích công việc? Trước hết, ta phải cố gắng tập trung cao độ để nhìn lại quá trình làm việc và cách sống của mình. Nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của lao động. Cố gắng để gạt bỏ những suy nghĩ thiển cận, những ham muốn ích kỷ và thói quen dễ dãi với bản thân mình. Nếu cảm thấy công việc vẫn nhàm chán thì bạn thử cố gắng một chút nữa xem sao. Dù gặp khó khăn vấp váp, bạn đừng vội nản mà phải đương đầu với nó, điều quan trọng nhất vào lúc này là bạn phải chiến thắng bản thân. Cố yêu thích bạn sẽ toàn tâm toàn ý và đã toàn tâm toàn ý bạn càng cảm thấy yêu thích và bạn sẽ hé mở được chân lý cuộc sống.
Thấy rõ những vấn đề phức tạp khi tháo gỡ khó khăn. Nguyên nhân của những mâu thuẫn, rắc rối, khó khăn phần lớn xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản. Sự rắc rối thường chỉ là do đặt lợi ích cá nhân, lợi ích của bộ phận lên trên lợi ích chung.
Vấn đề càng phức tạp thì càng phải quay về điểm khởi đầu để nhìn nhận và dựa trên nguyên lý, nguyên tắc chân phương để đưa ra quyết định. Chỉ khi nào chúng ta gạt bỏ được những phần nhỏ mọn trong con người mình, những tư tưởng ích kỷ, tư lợi, tính toán, tham lam, thay vào đó là tinh thần vị tha, quang minh chính đại, chúng ta sẽ đạt được thành công.
Tính hợp lý và chính đáng quan trọng hơn tập quán lẽ thường trong công việc giao thương với nước ngoài. Điều tôi để ý thấy là trong quá trình thương lượng ở nước ngoài và nhất là ở Mỹ, người ta thường dùng từ “reasonable” (hợp lý, chính đáng) khi bàn bạc quyết định về sự việc chứ họ không quyết định theo lẽ thường hay tập quán xã hội. Vì vậy, phương pháp tư duy dựa trên nguyên lý và nguyên tắc minh bạch như tôi thường làm phù hợp với “nền văn hóa logic” của người Âu Mỹ.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nên văn hóa khác nhau. Nhưng các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh hay trong cuộc sống đều giống nhau. Ví dụ, nỗ lực đạt được kết quả trong công việc hay suy nghĩ muốn làm việc thiện cho đời, tất cả những điều đó đều là chân lý phổ quát dù có sự khác biệt về văn hóa hay tôn giáo như thế nào đi nữa.
Nguyên lý và nguyên tắc của đạo làm người vượt lên trên các quốc gia, vượt qua các thời đại quá khứ và hiện tại và là sở hữu chung của toàn nhân loại.
Phần 3: Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn
Vì sao người Nhật đánh mất vẻ đẹp nội tâm? Gần đây, người Nhật hình như đã đánh mất một đức tính tốt đẹp là tính khiêm tốn. Một số người tự đắc và ngạo mạn vì có đôi chút tài năng, đặc biệt là khuynh hướng độc chiếm thành quả chung cho cá nhân ngày càng phổ biến, liên tục xảy ra những vụ bê bối, tai tiếng ở một số công ty do lơi lỏng trong quản lý. Có không ít người lợi dụng vị trí của mình để tìm kiếm tư lợi, làm đầy túi riêng. Hiện tượng này là kết quả của tư tưởng ích kỷ, xem tài năng của họ chỉ để phục vụ cho dục vọng cá nhân và thói tham lam của họ chứ không phải vì lợi ích chung.
Lẽ ra, tài năng và thành quả không phải là thứ cá nhân có thể độc chiếm mà phải được đem ra phục vụ xã hội và con người. Người Nhật vốn thường lặng lẽ, hòa đồng, không tự phụ, nhã nhặng và khiêm tốn.
Đòi hỏi phẩm chất đạo đức hơn tài năng của người lãnh đạo. Người có địa vị cao hơn người khác thì phải hội đủ cả ba tư chất với thứ tự ưu tiên là: nhân cách, dũng khí và năng lực. Nhà chính trị Saigo Takamori nói: “Đặt vào vị trí cao những người có đạo đức, ban vật chất cho kẻ có nhiều tài” .
Đối với những người có tài, đừng để họ chìm đắm trong cái tài đó, không để họ đi vào con đường tội lỗi. Hãy định hướng tôn vinh đạo đức và nhân cách. Việc rèn giũa tâm hồn, tôi luyện nhân cách là vô cùng cần thiết cho tất cả mọi thời đại.
Luôn nhìn lại mình và không ngừng mài giũa nhân cách. Ở Nhật Bản, sau các vụ bê bối, những người lãnh đạo thường tổ chức họp báo, tôi hầu như không cảm nhận được sự thành thực, nghiêm túc, thái độ nhìn thằng vào sự thật của người có trách nhiệm mà chỉ thấy toàn là những lời ngụy biện. Những gì tôi cảm nhận được là sự hoảng hốt, che đậy.
Phải nói rằng do những người đó không có niềm tin vào chân lý phổ quát, không có nền tảng tư tưởng, nền tảng triết học rõ ràng cho nên không có cả tiêu chuẩn để phân biệt giữa thiện và ác, giữa chính và tà của sự việc.
Người ở vị trí lãnh đạo phải đặt mình vào cách sống nghiêm khắc, phải nhận thức được rằng địa vị càng cao thì nhân cách càng lớn. Phải đưa ra được chuẩn mực rõ ràng về đạo đức: “việc này cấm không được làm, việc kia phải làm như thế này”, để xây dựng một nền tảng nhân cách cho mình.
“Sáu phép tinh tiến” cần thiết để mài giũa nhân cách. Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn chính là mục đích sống, ý nghĩa cuộc đời. Bởi vì, cuộc sống nhân loại là quá trình xây dựng nhân cách hay bản chất người.
Phương pháp mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn là thực hiện sáu phép tinh tiến:
1. Nỗ lực để không thua kém người khác
2. Khiêm tốn, không tự mãn
3. Nhìn lại bản thân mỗi ngày
4. Cám ơn đời đã cho mình được sống
5. Nhân hậu, vị tha
6. Không để cảm tính chi phối, không quá dằn vặt trăn trở.
Lời tụng niệm gieo vào tâm hồn thơ trẻ lòng biết ơn với cuộc đời. Trong thời đại ngày nay, đằng sau sự sung túc giàu có về vật chất thì tâm hồn con người trở nên nghèo nàn – nhất là lòng biết ơn.
Nhìn lại bản thân, tôi thấy lòng biết ơn như một mạch nước ngầm chảy trong cội nguồn quan niệm đạo đức của tôi.
Tôi nhớ thời thơ ấu, tầm quan trọng của tấm lòng biết ơn mà nhà sư dạy tôi đã khắc sâu trong tâm trí cho đến tận bây giờ, mỗi lần được hưởng ân huệ thì cụm từ “nam mô, nam mô, xin cám ơn” luôn phát ra từ miệng tôi một cách tự nhiên và cũng luôn văng vẳng bên tai tôi.
Bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng nói “xin cám ơn”. Cuộc đời là sự đan xen giữa việc tốt và việc xấu,vì vậy, tôi luôn mang tâm niệm cảm tạ để sống, bất kể việc tốt hay việc xấu. Khó khăn, cực nhọc mang lại cơ hội rèn giũa cho ta trưởng thành, ta hãy cảm ơn nó. Gặp may mắn và hạnh phúc thì ta càng phải cảm ơn và mong muôn san sẻ.
Thực hiện việc cảm tạ là bước đầu tiên để nâng cao tâm hồn, để mở ra tương lai tươi sáng cho chúng ta, tôi luôn cảm nhận được sự mãn nguyện, con tim mách bảo với tôi như vậy.
Khi có thể vui thì hãy cứ vui. Sự thành tâm quan trọng hơn hết thảy. Nếu lòng biết ơn là tiền đề của hạnh phúc thì sự thành tâm là tiền đề của tiến bộ. Khi bị chỉ trích, hãy thành tâm lắng nghe và tự kiểm điểm, tất nhiên, thành tâm không có nghĩa là bảo sao nghe vậy mà phải suy xét cái hay cái dở của mình để nỗ lực phấn đấu. Khi có được kết quả tốt dù nhỏ nhoi đến mấy thì tôi cũng rất vui sướng, thể hiện cảm xúc chân thành và tấm lòng biết ơn của tôi đối với mọi người và mọi việc. Tôi khắc sâu trong tâm khảm là sẽ nguyện cả đời làm một người học trò với tất cả mọi tấm lòng. Lòng tham của con người khiến Levtolstoi cũng ngao ngán thở dài.
Lòng biết ơn, sự thành tâm sám hối và cả nỗ lực xa lánh dục vọng là những điều cần thiết để bồi đắp và nâng cao tính Người của chúng ta. Dục vọng là động lực sinh tồn,thường xuyên gặm nhắm trí não của chúng ta và làm sai lệch con đường chúng ta đi trong cuộc đời. Đọc câu chuyện Đức Phật kể về một người mặc dù cái chết đang đe dọa vậy mà người đó không từ bỏ lòng tham, Levtolstoi đã rất ngán ngẫm.
Có thể từ bỏ “tam độc” cám dỗ và làm hư hỏng con người được không? Trong nhiều tật xấu thì tam độc, tham-sân-si, là nguồn gốc của khổ đau và là độc tố bám sâu trong lòng người. Ngay cả những đứa trẻ, từ khi ra đời cũng đã rơi vào vòng cương tỏa của dục vọng, rồi dục vọng trở thành những thói hư tật xấu của người lớn.
Vẫn biết dục vọng cũng đồng thời là nguồn năng lượng sinh tồn, không thể đơn giản phủ định vai trò của nó. Nhưng chính nó lại trở thành nỗi bất hạnh cho con người. Không thể triệt tiêu hoàn toàn “tam độc” thì cũng phải nỗ lực kiềm chế, kiểm soát được chúng.
Chính nghĩa luôn thắng tà đạo. Những suy nghĩ và nguyện vọng “vẩn đục” dựa trên tư lợi và dục vọng ích kỷ cho dù có trở thành hiện thực cũng chỉ là thành công nhỏ bé và nhất thời. Vì sao vậy? Theo ông Tsukamoto Koichi, đó là vì đã dùng lưỡi gươm “tà đạo”.
Khi có lòng vị tha, những suy nghĩ, nguyện vọng dựa trên thiện tâm, vì xã hội, vì con người, theo lẽ đó, hành động sẽ đưa lại kết quả tốt nhất và bền vững vì ta đã dùng lưỡi gươm “chánh nghĩa”, tôi đã cảm nhận được điều này, lúc ấy chẳng khác nào như được vũ trụ tiếp thêm sức mạnh. Sử dụng lưỡi gươm chánh nghĩa làm cho mọi việc thành công, cuộc đời chúng ta sẽ trở nên phong phú và tốt đẹp.
Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời là được làm việc. Có một điều hết sức cần thiết và không thể thiếu để thành công, đó là sự cần cù. Cần cù là tính chăm chỉ trong công việc, nghiêm túc quên mình. Tôi cho rằng niềm vui thực sự mà con người có được chính là ở trong lao động. Tuy nhiên, “lao động gồm có rễ đắng và trái ngọt”, chỉ khi lao động cực nhọc và vất vả mang lại thành quả, chúng ta mới cảm nhận được niềm vui. Niềm vui lao động khác hẵn, mà niềm vui thông thường không thể thay thế được. Thành quả có được trong lao động không chỉ mang đến niềm vui thành đạt mà nó chính là nền tảng để tôi luyện nhân cách của chúng ta.
Khắc sâu trong tâm sáu phép sửa mình mà Đức Phật thuyết giảng. Sáu phép sửa mình trong Bồ Tát Đạo là phương pháp tu không thể thiếu để nâng cao tâm hồn và mài giũa nhân cách. Bao gồm:
1. Bố thí: là mang tấm lòng vị tha, nhân hậu, dốc sức vì đời, vì người.
2. Trì giới: là tuân thủ những điều răn để ngăn không cho tội ác nảy sinh trong tâm trí.
3. Tinh tiến: là chuyên cần trong mọi hoạt động. Đây là nói đến nỗ lực, hiểu theo nghĩa không ngừng phấn đấu.
4. Nhẫn nhục: nhẫn nại không đầu hàng khó khăn, chịu đựng gian khổ, nhọc nhằn và nỗ lực hơn nữa.
5. Thiền định: dù bận rộn thế nào ta cũng phải có khoảng thời gian nhất định để tĩnh tâm.
6. Trí tuệ: nhờ nỗ lực thực hiện năm điều trên con người nâng mình lên tầm nhận thức về vũ trụ, hiểu được quy luật chung của tự nhiên, bản chất của đời sống.
Nhờ lao động hằng ngày mà nhân cách được tôi luyện. Trong sáu phép trên thì tinh tiến là quan trọng nhất nhưng cũng dễ thực hiện nhất. Chúng ta chỉ cần lặng lẽ, kiên trì với công việc hằng ngày. Bạn hãy dành cho công việc nỗi đam mê từ đáy lòng, hãy nỗ lực để không thua kém người khác, dồn mọi tâm sức cho mục tiêu, thông qua sự tinh tiến, chúng ta có thể học được ý nghĩa của lao động và giá trị cuộc sống, không ngừng mài giũa nhân cách, nâng cao tâm hồn.
Tìm lại ý nghĩa của lao động và niềm tự hào về sự chuyên cần. Có người quan niệm một cách thông tục: Mục đích cao nhất và đôi khi duy nhất của lao động là làm ra của cải vật chất, làm việc là để nhận thù lao sau khi đã cung cấp thời gian và sức lực của mình. Từ cách nghĩ đó suy ra một suy nghĩ khác: tốt nhất là làm sao vừa nhàn nhã lại vừa kiếm được nhiều tiền.
Tuy nhiên, cho tới thời kỳ phát triển kinh tế cao, tinh thần cần cù lao động không ngại gian khổ vẫn tồn tại ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, tướng McArthur viết trong bản điều trần trước Quốc hội: “Khả năng lao động của người Nhật Bản không những không thua kém mà còn hơn hẵn bất kỳ một nước tiên tiến nào kể cả về lượng và chất. Người lao động Nhật Bản cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc chứ không phải lúc giải trí tiêu khiển. Nói cách khác, họ tìm thấy ý nghĩa cao quý của lao động”.
Từ xa xưa, người Nhật Bản đã thấu hiểu ý nghĩa sâu xa và giá trị của lao động. Qua lao động tâm hồn con người sẽ trở nênn phong phú. Toàn bộ ý nghĩa cuộc sống là ở niềm hạnh phúc trong lao động.
Chương 4: Sống với lòng vị tha
Tấm lòng vàng. Tháng 9 năm 1997 tôi quy y cửa Phật, tháng 11 năm 1997 tôi bắt đầu cuộc sống tu hành. Do chưa quen nên việc đi khất thực vô cùng cực nhọc, ngón chân lòi ra khỏi dép miết xuống đường nhựa toạc máu, có thể rã rời. Tôi cố gắng chịu đựng, trên đường trở về chùa, khi đi qua công viên gặp một người phụ nữ là công nhân vệ sinh, tay cầm chổi, chân bước thoăn thoắt đến chỗ tôi và bỏ đồng xu 500 yen vào cái túi tôi đeo trước ngực, hành động rất đổi tự nhiên.
Trong khoảnh khắc đó, nỗi xúc động mà tôi chưa từng cảm nhận bỗng lan khắp cơ thể. Một cảm giác hạnh phúc tràn ngập trong tôi. Tôi thực sự nhận được tấm lòng từ bi của Đức Phật qua hành động nhân ái của người phụ nữ đó. Hành động ấy cho tôi thấy cốt tủy của lòng vị tha là thế nào.
Lòng vị tha chẳng phải là điều gì xa vời. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc quan tâm một chút đến những người chung quanh, từ những người thân thiết trong gia đình, đến bạn bè rồi mở rộng phạm vi lớn hơn như cộng đồng, xã hội, nhân loại…
Xuống địa ngục hay lên niết bàn tùy thuộc ở tâm. Khả năng quan tâm đến người khác, hay lòng vị tha quan trọng đến mức nào? Vị sư già nơi tôi tu hành thuyết giảng cho đệ tử:
– Đệ tử: Thưa thầy, con nghe nói có niết bàn và địa ngục. Điều đó có thực không? Và những nơi đó là như thế nào?
– Vị sư đáp: Tất cả đều có thực, con ạ. Chỉ có điều hai nơi đó không xa nhau như con tưởng. Niết bàn và cõi địa ngục là hai cõi hoàn toàn giống nhau. Điểm khác nhau là cái tâm của những người sống ở hai nơi đó. Người sống ở cõi địa ngục là những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Còn ở niết bàn là những người có tấm lòng vị tha, luôn sống vì người khác.
Gốc rễ của kinh doanh là lòng vị tha. Theo Max Weber (1864-1920) thì những người xây dựng xã hội tư bản chủ trương: coi trọng các nguyên tắc đạo đức nghiêm khắc, tôn trọng lao động, lợi nhuận thu được trong các hoạt động kinh tế được dùng vào việc phát triển xã hội. Nói cách khác, tinh thần vị tha vì xã hội, vì con người, vì công ích hơn vì tư lợi…phải trở thành quy tắc đạo đức chung.
Lòng vị tha khiến cho tầm nhìn mở rộng. Cần lưu ý đến mối quan hệ hai mặt giữa ích kỷ và vị tha. Nói cách khác, nếu nhìn từ tầm thấp thì một hành động nào đó có thể coi là vị tha, nhưng nếu đứng ở tầm cao hơn để nhìn nhận thì những hành động ấy lại trở thành ích kỷ.
Do đó, phải luôn nâng cao và mở rộng tầm nhìn của lòng vị tha. Lợi ích gia đình lớn hơn lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng lớn hơn lợi ích gia đình. Lợi ích xã hội lớn hơnn lợi ích cộng đồng, và cao hơn nữa là lợi ích cả thế giới, vũ trụ.
Mỗi đêm hãy tự hỏi: Động cơ của mình trong việc này là gì? Lòng vị tha trở thành động lực vượt qua khó khăn, dẫn đến thành công.
Trước khi làm việc gì, hằng đêm, tôi thao thức trước khi ngủ, lặp đi lặp lại việc tự hỏi, tự trả lời: Mình có thực sự vì lợi ích của người dân không? Có xen lợi ích của công ty và của mình trong việc này không? Hay chỉ là muốn chơi trội, muốn được lưu danh? Có điểm nào mờ ám, không trong sáng trong động cơ làm việc này không. Sau khi đã biết chắc tuyệt nhiên không có một ý tưởng bất chính nào tôi mới bắt tay vào việc đã dự tính.
Sẵn sàng chịu thiệt nếu điều đó là vì con người, vì xã hội. Bất chấp trước tình thế phức tạp, khó khăn, phát xuất từ động cơ trong sáng, để tạo sự cạnh tranh đưa đến giá cước rẻ cho người dân, tôi thành lập công ty DDI thông tin-viễn thông cạnh tranh với anh khổng lồ NTT.
Tôi kêu gọi nhân viên: “vì người dân, hãy làm sao để giá cước điện thoại đường dài rẻ hơn”. “Cuộc đời chỉ có một lần, hãy sống sao cho có ý nghĩa”. Thật không ngờ, doanh số của chúng tôi ngày một tăng, làm đảo lộn mọi dự đoán. Nó minh chứng rõ ràng: Sẽ thành công nếu động cơ của chúng ta trong sáng.
Hãy cống hiến cho xã hội. Triết lý kinh doanh của Kyocera là “Mang lại lợi ích cho toàn thể cán bộ công nhân viên trên cả hai mặt vật chất và tinh thần, đồng thời cống hiến cho sự tiến bộ xã hội”
Lúc nền móng của công ty đã vững chắc, sau khi trao tiền thưởng cuối năm đến tận tay công nhân viên, tôi kêu gọi mọi người hãy trích ra một ít tiền thưởng để lập quỹ từ thiện dành cho người nghèo trong dịp Tết, mọi người tán thành. Đây là sự nghiệp từ thiện đầu tiên mà Kyocera thực hiện.
Kết quả quá trình phát triển công ty Kyocera đã làm cho tài sản của tôi tăng lên đến không ngờ. Tôi tự nhủ: Mình không được giữ riêng tài sản đó. Tài sản có được từ xã hội hoặc tạm giữ cho xã hội hoặc phải được trả lại cho xã hội. Trên tinh thần đó tôi lập ra quỹ Inamori và giải thưởng Kyoto để đền đáp cho xã hội.
Hãy xây dựng đường lối chính sách theo tinh thần “phú quốc hữu đức”. Trước đây, giáo sư Kawakatsu Heita từng đề xướng khái niệm: “phú quốc hữu đức”, phát triển quốc gia bằng đức chứ không phải chỉ bằng sự giàu có.
Theo tôi, phải lấy đức làm nền tảng căn bản của đường lối chính sách. Con đường mà Nhật Bản hướng tới, không phải chỉ là cường quốc kinh tế và càng không phải là cường quốc quân sự, mà phải là đất nước dựa trên nền tảng đạo đức.
Chỉ khi trở thành quốc gia như vậy thì Nhật Bản mới thực sự trở nên cần thiết đối với cộng đồng thế giới và nhận được sự tôn trọng của các quốc gia khác. Bây giờ là lúc phải chuyển sang giáo dục nhân cách trên nền tảng đạo đức. Vì sao chúng ta đánh mất những nguyên tắc đạo đức cơ bản? Vì sao chúng ta lãng quên lòng vị tha? Sau chiến tranh, người ta hiểu một cách tùy tiện, suy diễn quá đà về lòng tự tôn và tính tự chủ, người ta chỉ dạy về tự do, chương trình của Bộ giáo dục quá thiên về “giáo dục cá tính”, xem nhẹ dạy các quy tắc đạo đức tối thiểu phải có đối với mỗi người.
Tôi cho rằng, cùng với việc rèn luyện thể chất và trí não, nhà trường cần tạo cơ hội để trẻ em học và suy nghĩ về lẽ sống của con người. Đồng thời, đừng bỏ quên yếu tố đạo đức, luân lý, triết học, nhân sinh quan, những điều cơ bản thể hiện hình ảnh cao đẹp vốn có của con người.
Học cách sống tri túc từ thế giới thiên nhiên. Ngoài những hành động vị tha, biết nghĩ đến người khác trên cơ sở lòng nhân ái, ta cần quán triệt cung cách sống “tri túc”.
Chính nhờ biết cách sống “tri túc”nên thế giới tự nhiên mới có thể tồn tại trong sự cân bằng và ổn định. Chẳng phải con người cũng cần phải học cung cách “điều độ” của muôn loài trong thế giới tự nhiên đó sao?
Con người muốn thống trị tự nhiên bằng lòng tham vô đáy. Lòng tham ấy áp lực lên mọi suy nghĩ và hành động. Đã có lại muốn có thêm; đã giàu lại muốn giàu nữa. Bức tường “tri túc” đã bị đánh sập. Và cuối cùng, điều đó đang đe dọa cả trái đất – nơi trú ngụ của chính con người.
Nền văn minh vị tha sẽ nở hoa khi loài người tĩnh ngộ. Để không bị chết chìm cùng con thuyền sinh thái thì không có cách nào khác là chúng ta phải lấy lại sự điều độ: không đòi hỏi hơn những gì cần thiết.
Cái mà chúng ta cần là cách sống “tri túc” như lời dạy của Lão tử: “Kể biết đủ là kẻ hạnh phúc”. Nhưng tri túc không phải là sống an phận hay tự mãn, nó cũng không phải là cách sống trì trệ, thụ động, không có năng lực sáng tạo. Mà trái lại là cách sống tràn đầy sinh lực sáng tạo, luôn đào thải cái cũ, tiếp nhận cái mới một cách lành mạnh và những ý tưởng mới luôn nảy sinh trong quá trình sống.
Không biết chừng, lúc đó sẽ xuất hiện một nền văn minh mới dựa trên nền tảng của Đức, của lòng vị tha. Nền văn minh đó thế nào tôi chưa thật sự hiểu rõ. Biết đâu nó cũng chỉ là giấc mơ không tưởng!
Nhưng nỗ lực để đạt được còn quan trọng hơn việc đạt được. Nhân cách và tâm hồn chúng ta sẽ được mài giũa trong những nỗ lực ấy.
Phần 5: Hòa hợp với dòng chảy của vũ trụ
Hai sức mạnh vô hình chi phối thực hiện. Tôi cho rằng, có bàn tay vô hình chi phối đời con người. Hơn nữa, có tới hai bàn tay vô hình.
Thứ nhất là số mệnh, con người sinh ra mỗi người có một số mệnh khác nhau.
Con người bị số mệnh chi phối hoặc thúc đẩy mà không hề biết nó là cái gì, sự tư duy của con người không thể chạm tới.
Thứ hai là luật nhân quả báo ứng, tức là nếu chúng ta gây nhân thiện thì sinh quả thiện, gây nhân ác thì sinh quả ác.
Số mệnh và luật nhân quả, hai sức mạnh này chi phối cuộc đời của bất cứ ai. Điều quan trọng ở đây là so với số mệnh an bài thì luật nhân quả báo ứng có vai trò điều chỉnh, làm cân bằng những sức mạnh áp chế cuộc đời chúng ta. Con người một mặc bị số mệnh chi phối và mặt khác con người có thể thay đổi số mệnh.
Nghĩ điều thiện, làm điều thiện. Trọng thực tế, rất ít người tin vào quy luật số mệnh và nhân quả vì họ cho rằng đó là điều phi khoa học và liệt những qui luật này vào dạng mê tín. Tất nhiên, với trình độ khoa học hiện nay cũng không có cách nào chứng minh được sự tồn tại của sức mạnh vô hình này.
Nếu làm điều thiện lúc nào cũng cho ngay kết quả tốt thì đương nhiên chúng ta sẽ không hoài nghi. Nhưng, hầu như không bao giờ nguyên nhân dẫn ngay đến kết quả. Đó là bởi vì số mệnh và luật nhân quả báo ứng có mối quan hệ tương hỗ, đan xen vào nhau, hai sức mạnh vô hình này can thiệp lẫn nhau.
Không nên sốt ruột chờ đợi kết quả của luật nhân quả. Việc khó nhận biết và không tin và luật nhân quả báo ứng là do chúng ta chỉ nhìn nhận sự vật trong một khoảng thời gian ngắn. Mặt khác, trong thực tế cũng có kẻ làm việc xấu lại thành công do ăn may, người nỗ lực vì điều thiện lại gặp chuyện chẳng lành. Nhưng, trong cả quá trình dài, mọi thứ dần dần thay đổi, cuối cùng tất cả sẽ thu được kết quả khớp với lời nói, việc làm, cách sống của từng người và hoàn cảnh do người đó tạo ra, thể hiện chính xác đến mức độ đáng sợ.
Để nhân quả báo ứng thì cần có thời gian, chúng ta không nóng vội, sốt ruột mà hãy lặng lẽ hằng ngày làm điều thiện. Sự nỗ lực rồi sẽ được đền đáp.
Dòng chảy của vũ trụ khiến vạn vật không ngừng trưởng thành. Trải qua thời gian dài dặc, sự sống nguyên sơ liên tục tiến hóa sinh ra sinh vật cao cấp là loài người. Có thể nói lịch sử của vũ trụ là quá trình vận động tiến hóa phát triển theo chiều thuận từ nguyên sơ đến sự sống cao cấp.
Con người của chúng ta cũng không thể ngoại lệ, nếu cách suy nghĩ, cách sống của chúng ta thuận theo ý chí của vũ trụ thì cả cuộc đời lẫn công việc nhất định sẽ trôi chảy.
Một sức mạnh vĩ đại đang thổi sự sống vào muôn vật. Sự sống là sản phẩm tất yếu sinh ra do ý chí của vũ trụ mà không phải là do những ngẫu nhiên. Nếu không giả định có sự tồn tại của “một cái gì đó” lớn lao vượt xa trí tưởng tượng của con người và đang chi phối toàn bộ vũ trụ thì không sao giải thích được quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ hay cấu tạo tinh xảo của sự sống.
Loài người chúng ta chẳng qua chỉ là đang mượn sức sống từ sự tồn tại vĩ đại ấy. Năng lượng sống hiện hữ khắp nơi trong vũ trụ và không ngừng thổi sự sống vào vạn vật. Năng lượng này chính là sức mạnh và tình thương yêu mong muốn đưa vạn vật đi theo hướng tốt.
Vì sao tôi quyết chí quy y cửa Phật. Cuộc sống ngắn ngủi khuyến khích con người nghĩ điều thiện, làm việc thiện, không ngừng hoàn thiện nhân cách để ít nhiều cũng có thể nâng cao tâm hồn vào thời điểm từ giả cuộc đời, đó là mục đích của sự sống của chúng ta.
Trước mục đích đó, tài sản, địa vị, danh dự mà chúng ta tạo dựng được trong cuộc sống này hoàn toàn nhỏ bé. Tất cả chỉ là những thứ bỏ đi so với tầm quan trọng của việc mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn.
Trước đây tôi cũng đã từng nghĩ sẽ chia cuộc đời mình thành ba giai đoạn. Cứ coi như sống được 80 năm, 20 năm đầu từ lúc sinh ra phấn đấu đến lúc đứng vững trên đôi chân của mình, 40 năm kế tiếp dấn thân vào xã hội, nỗ lực làm việc vì mọi người, vì xã hội, 20 năm cuối là thời gian dành để chuẩn bị cho chuyến đi vào thế giới tâm linh, tiếp đón cái chết. Nghĩ như thế nên tôi đã quyết định quyết tâm thụ giới.
Không ngừng tinh tiến đó là điều đáng quí. Đối với tôi, việc xuống tóc và tu hành là hoàn toàn nghiêm túc và là một trãi nghiệm sâu sắc. Nhờ tu hành tôi mới có cơ hội nhận thấy sự chưa chin muồi của tâm hồn mình. Con người, trong đó có tôi, là một tồn tại không hoàn hảo. Cho dù tôi đã nỗ lực trì giới, cho dù luôn tinh tiến, cho dù có ngồi thiền hàng trăm giờ đi chăng nữa thì cuối cùng tôi cũng không đạt được cảnh giới ngộ.
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rõ rằng, việc cố gắng nỗ lực để đạt tới cảnh giới của ngộ tự bản thân nó cũng là điều rất đáng quí. Bởi vì đó là một hành vi phù hợp với trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật, phù hợp với ý chí vũ trụ.
Từ hoạn nạn, khó khăn có thể chuyển đổi nghiệp. Tôi được thiền sư Nishikata Tansetsu dạy rằng: Linh hồn bao phủ “Chân ngã”, tất cả những tư tưởng và hành vi, hay ý thức và trãi nghiệm đều được tích lũy trong linh hồn; Linh hồn tạo nên nghiệp, tích lũy mọi ý thiện, ác, hình vi thiện ác trong quá trình luân hồi.
Hai mươi năm trước, Kyocera sản xuất và kinh doanh khớp gối nhân tạo theo yêu cầu của bác sĩ và bệnh nhân nhưng chưa được Bộ y tế cấp phép. Trong thời gian đó tôi bị nhiều ý kiến phê phán, chê trách. Tôi im lặng nhưng rất khổ tâm, tôi đến thăm lão sư Nishikata và bộc bạch, nhà sự khuyên tôi: “Khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì phải vui lên chứ đừng thất vọng. Chính nhờ hoạn nạn mà cái nghiệp gắn trong linh hồn sẽ được chuyển đổi. Lẽ ra cậu phải nên ăn mừng chứ”. Thực sự lão sư đã cho tôi lời khuyên tuyệt vời nhất, có ý nghĩa hơn mọi lời an ủi khác.
Gọt giũa tâm hồn bằng trí tuệ và lương tâm hơn là muốn đạt tới cảnh giới ngộ. Nói đến linh hồn thì có lẽ không ít người phản đối. Sau khi được nghe “trải nghiệm chết lâm sàng” rồi sống lại của một người bạn, tôi có dịp suy nghĩ: Thân xác và linh hồn là hai thứ tách biệt. Linh hồn tồn tại ở một chỗ khác. Linh hồn sẽ luân hồi chuyển kiếp. Khi chúng ta sinh ra trên cõi đời này đã mang theo “nghiệp” được tạo thành từ kiếp trước và chúng ta chồng tiếp lên đó nghiệp của kiếp này rồi đến dần với cái chết.
Việc kiềm chế dục vọng và bản năng bằng lương tâm và trí tuệ với việc hằng ngày tích lũy “kinh nghiệm thiện” sẽ dần tới việc mài giũa nhân cách. Làm như vậy con người sẽ chuyển nghiệp.
Sự vật dù nhỏ đến đâu cũng có một vai trò. Ông Izutsu Toshihiko đưa ra ý kiến sau: “Khi nhắm mắt tĩnh lặng suy tư…khi toàn bộ giác quan đều biến mất thì cuối cùng chúng ta ở trọng trạng thái ý thức chỉ là đang “tồn tại”. Nói cách khác, nếu lấy đi những thuộc tính như thể xác và tinh thần, ý thức và tri giác thì tất cả chỉ còn lại một thứ là “tồn tại”. Với ý nghĩa đó có thể nói rằng tất cả chúng ta cũng đều có chia sẻ một điểm là sức nặng của “tồn tại””.
Vạn vật đều có một vai trò và tồn tại tuân theo ý chí của vũ trụ. Trong vũ trụ có quy luật bảo toàn năng lượng, có nghĩa là tổng các nguồn năng lượng tạo nên vũ trụ vẫn không đổi cho dù vạn vật biến đổi.
Nếu vậy, ngay cả một hòn đá cũng là một tồn tại cần thiết để hình thành vũ trụ và dù một vật nhỏ đến mấy nhưng nếu mất đi thì vũ trụ không thể hình thành được.
Hãy hướng tới “cách sống” đúng đạo làm người. Tương lai tươi sáng nằm trong tay bạn. Như vậy, vạn vật tồn tại vì chúng cần thiết cho toàn thể vũ trụ, không phải vạn vật sinh ra một cách ngẫu nhiên. Trong vận vật, con người mang theo
một sức mạnh lớn lao hơn tất cả. Con người có trí tuệ và ý chí, có trái tim và linh hồn, là chúa tể của vạn vật. Vậy con người phải sống cho phù hợp với ý chí của vũ trụ – đó là đạo làm người.
Lời cuối cùng:
Trong cuốn sách này tôi đãn cố gắng trình bày một cách chân thật nhất “cách sống” theo suy nghĩ của tôi.
Với tư cách là tác giả, trong cuộc sống phức tạp này, cuốn sách – dù chỉ một chút hy vọng – có thể trở thành kim chỉ nam, giúp tháo gỡ vướng mắc trong cuộc đời cho nhiều người hay chỉ một người để tìm được cách sống đúng đắn, cũng làm tôi mãn nguyện.
Trích đoạn sách hay:
Chúng ta đang sống trong một thời đại lo âu, đầy biến cố, tương lai bất định. Vật chất đầy đủ nhưng tinh thần không thanh thản. Ăn ngon mặc đẹp nhưng vẫn thiếu quốc pháp gia phong. Tự do cởi mở nhưng đây đó vẫn tồn tại những vùng khép kín. Chỉ cần có ý chí là có thể làm được tất cả và có trong tay mọi phương tiện vậy mà con người vẫn bi quan chán chường, không ít những vụ bê bối, thậm chí tội ác.
Vì sao lại có tình trạng tiêu cực như vậy trên phạm vi toàn xã hội? Có lẽ, do nhiều người không tìm thấy ý nghĩa và giá trị cuộc đời, đánh mất phương châm sống. Theo tôi, những hỗn loạn trong xã hội hiện nay bắt nguồn từ việc thiếu vắng nhân sinh quan. Mà không chỉ riêng tôi nghĩ như vậy.
Điều khẩn thiết nhất trong thời đại hiện nay chẳng phải là câu hỏi cơ bản – Lẽ sống của con người là gì? – hay sao? Trước hết phải thiết lập nền tảng triết học cho cuộc đời và phải dũng cảm đối mặt với mọi vấn đề. Từ “triết học” tôi nói ở đây có thể thay bằng các từ “quan điểm” hoặc “tư tưởng” đều được.