Home / Review sách / Review sách Tôi Đi Tìm Tôi

Review sách Tôi Đi Tìm Tôi

Tôi Đi Tìm Tôi
Tác giả: Nguyễn Phi Vân

Giới thiệu sách:
Tôi đi tìm tôi – những câu chuyện lan man, những suy nghĩ di gan, những con đường đã đến chưa đi, những bài học vỡ ra nhờ té sấp mặt trên đường đời gập ghềnh, bất định.

Các câu chuyện Nguyễn Phi Vân kể về bạn bè khắp bốn phương, về những kỷ niệm thời thơ ấu, về hình ảnh người mẹ với bao gạo và buồng dừa lưu lại ký ức đậm sâu cho tác giả. Đó là tất cả là những dấu ấn sâu sắc nhất đọng lại không những trong ký ức mà còn trong trái tim chị, để mỗi lần nhớ về quá khứ là mỗi lần thấu hiểu thêm cuộc đời.

Hai mươi chương sách Tôi đi tìm tôi tượng trưng cho hai mươi ga tàu ngược thời gian quay về quá khứ: những sân ga hoành tráng, đìu hiu, những câu chuyện về thành công, thất bại, chuyện con người và những ngã rẽ đổi đời, phản tư, dằn vặt; những nụ cười có, những giọt nước mắt của niềm hân hoan cũng có. Từng trang sách là loạt cảm xúc tuần hoàn của nỗi buồn, niềm vui mà chính tác giả đã từng trải qua.

Review sách:
“Tôi đi tìm tôi” là một dạng tản văn – những mảnh ghép cảm xúc bất chợt – ở nơi này nơi kia – khi có thời gian lắng lại với chính mình và nghĩ về những ngày đã qua. Kết cấu quyển sách hoàn toàn ngẫu nhiên, chả theo logic hay trình tự nào cả. Những câu chuyện của mình, của người…và những trải nghiệm.

Đúng với tiêu đề ” Tôi đi tìm tôi” – cả hành trình lội về quá khứ, suy ngẫm những con người, hoàn cảnh đã trải qua – tôi mới trưởng thành lên, mới tìm thấy giá trị của con người mình.

Những mẫu chuyện của cô luôn ngắn gọn, xúc tích nhưng lại được chắt lọc bởi những câu chữ rất “trải đời”. Cách cô tiếp cận vấn đề và luồn ghép những mẫu chuyện mình cho rằng khá tự nhiên mà không hề khiêng cưỡng.
Với 20 chương sách đều chứa đựng trong đó những trải nghiệm, những câu chuyện và bài học, kĩ năng sống quý giá mà Nguyễn Phi Vân đã đúc kết được qua những tình huống, sự kiện trong cuộc sống. Từng trang sách là loạt cảm xúc tuần hoàn của nỗi buồn và niềm vui mà tác giả đã trải qua. Đó là câu chuyện bạn bè khắp bốn phương, về kỉ niệm thuở ấu thơ, về hình ảnh người mẹ, những sân ga hoành tráng, đìu hiu, man mác những kí ức ngọt ngào không thể nào quên được…

”Có những người gần hết một đời cũng chưa hề bắt đầu được sống. Họ tồn tại theo dòng chảy của bổn phận và khuôn mẫu áp đặt của xã hội. Chỉ đối diện với chính mình, không dám thoát ra khỏi cái xà lim não”
”Nếu có thể chìa tay giúp đỡ một ai đó trong đời, hãy cứ làm, vì nó là liệu pháp để chữa lành mọi vết thương quá khứ”
”Ai cũng có một chuyện đời để kể. Ai cũng xấu trong xà lim một bí mật không tên. Mở lòng ra, và lắng nghe trong sự rỗng không của những phán xét tầm thường ta sẽ tìm thấy họ, thấy đời và có cả bản thân mình trong đó”

Bao quát cả cuốn sách là một tinh thần sống lạc quan, tử tế, mộc mạc và nhân văn, chân thật với mình, với người, với cuộc đời. Cuốn sách thôi thúc chúng ta dám bước ra thế giới, kết nối với nhiều người đồng thời cùng nhau đi khám phá cái “tôi” tiềm ẩn bên trong để càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Cuốn sách Tôi đi tìm tôi của Nguyễn Phi Vân gần gũi với tôi cũng bởi hành trình đi tìm câu trả lời ấy. Những người đã gặp, những người đã lướt qua, những điều trực tiếp trải qua, những điều được nghe kể lại. Tất cả những trải nghiệm đều là bài học cho hành trình trưởng thành.

Một số điều nho nhỏ mình thích ở cuốn sách này là:

1/ Giá trị của bản thân là vô sinh bất diệt.
Đôi thoảng có nhận thấy bản thân vô dụng hay tầm thường thì cũng đừng vội nản chí. Cứ là mình, bỏ hết tâm thế vào mọi việc, trân trọng thời gian của người khác, và tự hỏi: “What’s the value we bring today?”, rồi tự khắc thời gian sẽ cho mình những câu trả lời.

2/ Học là tâm thế mở lòng đi tìm, mở lòng tiếp thu chứ không phải chữ “tìm”
Tìm làm gì, bởi nếu cứ loay hoay đi tìm, loay hoay phân giải đúng sai, nên phải thì mình sẽ bị cuốn vào những thứ vô định, rồi bất giác chợt nhận ra mình bỏ lỡ quá nhiều thứ cho một khoảng thời gian mà mình đã nghĩ là nó vô ích.

3/Người thật sự thích công việc của mình chưa bao giờ nghĩ là mình đang làm!
Mỗi ngày, thứ họ trải qua là “cuộc sống” và tận hưởng những khó khăn, thách thức như một thứ rất bình thường mà mình phải trải qua trong đời. Vì vậy, khi làm bất cứ việc gì, thử hỏi mình đang sử dụng thời gian cho công việc này có ý nghĩa gì không? Nó giúp được mình điều gì sau này?

4/ Thẳng thắn
Đôi khi những lời nhận xét sẽ khiến bản thân đau lòng và thậ m chí là không thể chấp nhận được (so với những gì mình từng được hiểu, được biết trước đó) . Nhưng thẳng thắn (hay gọi một từ hoa mĩ hơn là “trung thực”) sẽ khiến bản thân “tiến hóa” nhanh hơn, dễ tiệm cận tới vấn đề và mở lòng mà học hỏi hơn. Một cách thẳng thắn nhất.