Tâm Lý Học Đám Đông
Tác giả: Gustave Le Bon
Giới thiệu sách:
Cuốn sách là một trong những trước tác kinh điển của thế giới và cũng là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp khoa học đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của Gustave Le Bon. Tác phẩm này vẫn luôn được quan tâm nghiên cứu, và đặc biệt, ngày càng tỏ rõ giá trị vượt thời gian. Có lẽ sẽ thật khó khăn cho chúng ta, vào thời đại đã biết quá nhiều về dư luận và đám đông, kiên nhẫn lần theo từng dòng lập luận vừa đơn giản vừa sâu sắc của Le Bon. Nhưng nếu có thể làm thế, chúng ta sẽ nhận được một món quà vô giá của một trí tuệ hàng đầu châu Âu thuở ấy và có thể là cả bây giờ.
Về tác giả:
Tác giả Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lí về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lí học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lí học đám đông (La Psychologie des foules, 1895).
Review sách:
“Làm thế nào để có thể nghiên cứu tâm lí của một đám đông, trong khi nghiên cứu tâm lí của một người vốn đã rất phức tạp?” Cuốn sách là tập lí thuyết nghiên cứu về đám đông vô cùng giá trị từ các công trình lịch sử của Gustave Le Bon.
Cuốn sách thú vị với nhiều ví dụ điển hình, tuy đã được viết cách đây gần 1 thế kỷ nhưng lại không hề lỗi thời, thể hiện chiều sâu trong nghiên cứu của tác giả, nó lí giải cho mọi thứ diễn ra trong xã hội hiện nay.
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ về những gì đang xảy ra trên thế giới trong thời buổi hiện đại, ví dụ vì sao Trump có sức hút với một số người nhất định, những kẻ cầm đầu sử dụng các công cụ gì để lôi kéo đám đông…
Đám đông thì có tính bốc đồng, dễ thay đổi và dễ bị kích dộng, lại thêm tính dễ bị gợi ý và nhẹ dạ, cả tin. Niềm tin và ý kiến đám đông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chủng tộc, truyền thống, thời gian, giáo dục, và những thiết chế xã hội.
Đối với cách thức thuyết phục đám đông thì ông cho rằng người cầm đầu đám đông thuyết phục họ bằng sự khẳng định lặp đi lặp lại một thông điệp nào đó bằng từ ngữ đơn giản nhưng gợi ra hình ảnh sinh động, những từ ngữ gây xúc động mặc dù có thể tính xác thực của những khẳng định ấy cần được chất vấn.
Mình không phủ nhận cuốn sách này khá khó đọc, không phải ai có cũng đọc mà hiểu được. Do vốn dĩ nó là một cuốn sách khoa học, có dùng nhiều từ chuyên ngành như “ám thị”, hay các từ rất ít dùng như “vị kỷ”. Vậy nên nó cũng khá kén người đọc, những người có nghiên cứu về ngành khoa học hoặc muốn khảo sát, làm việc với xã hội có lẽ mới hợp gu để đọc cuốn sách này.
Cuốn sách có bố cục rất logic, phân tích từng yếu tố, từ khởi nguồn của tâm lý đám đông: “Sức mạnh của đám đông chỉ bắt đầu khi những phát minh vĩ đại về khoa học kĩ thuật và công nghệ được đưa vào sử dụng.” rồi mới đưa ra kết luận.
Có những kết luận thẳng thắn ngoài những suy nghĩ của mình từ trước đến giờ như: “Đám đông thích những ảo tưởng hơn là sự thật”; “Một người có học thức cũng chỉ có khả năng như một người thất học khi trong đám đông, rằng đám đông không thể có bất cứ ý kiến nào ngoài những ý kiến được đưa vào từ bên ngoài, thông qua ám thị và lây nhiễm, đám đông cũng được đặc trưng bởi những tình cảm bất đồng, thái quá, phiến diện, bất khoan dung và bảo thủ.”,…
Phải nói Tâm lý học học đám đông là một cuốn sách rất khó đọc nhưng cố rắng nghiền ngẫm và hiểu nó thì thấy những quan điểm những ý kiến tác giả đưa ra rất hay và lý thú. Một cuốn sách đáng đọc.
Trích dẫn một số đoạn hay trong cuốn sách này:
“Trong đám đông cử tri, ứng cử viên cần có uy tín, uy tín cá nhân chỉ có thể được thay thế bằng uy tín của có sự giàu có.”
“Đám đông có một tâm hồn riêng và trong tâm hồn tập thể đó năng lực trí tuệ của cá nhân khiến cá tính của họ sẽ mờ nhạt dần đi. Sự khác biệt bị nhấn chìm trong sự giống nhau và các đặc tính vô thức chiếm phần nổi trội.”
“Năng lực lập luận của đám đông luôn được các cấp và trí tưởng tượng của đám đông rất dễ bị ảnh hưởng bởi tính huyền bí. (VD: khán giả ghét và chửi diễn viên đóng vai ác)”
“Việc học hành không hề làm cho con người đạo đức hơn, cũng chẳng giúp họ hạnh phúc hơn, càng không thể thay đổi bản năng hay đặc tính di truyền của con người. (Herbert Spencer)”
“Người nào nắm được nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng của đám đông cũng sẽ biết cách thống trị họ.”