Home / Tài liệu tiếng Hàn / Những cặp từ tiếng Hàn đồng nghĩa dễ nhầm

Những cặp từ tiếng Hàn đồng nghĩa dễ nhầm

NHỮNG CẶP TỪ ĐỒNG NGHĨA NHƯNG DỄ NHẦM LẪN
1. 덥다 và 뜨겁다: Nóng
Đều có nghĩa là “nóng” nhưng cách dùng trong từng tình huống thì có sự khác nhau rõ rệt.
– 덥다: Thường dùng chỉ thời tiết.
Ví dụ: 오늘은 날씨가 더워요: Hôm nay thời tiết/trời nóng quá!

– 뜨겁다: Thường được người Hàn sử dụng trong nhiều trường hợp hơn như khi chỉ độ nóng của đồ ăn, nước uống, hoặc nhiệt độ nói chung hoặc khi sờ thấy, cảm nhận thấy cái gì nóng (trừ thời tiết).
Ví dụ: 김치찌개가 뜨거우니까 천천히 드세요: Vì canh kim chi nóng nên xin hãy ăn từ từ thôi ạ.

2. 생일 và 생신: Sinh nhật
2 từ này đều có nghĩa là “sinh nhật”. Nhưng 생신 là kính ngữ của 생일.
Khi nói tới ngày sinh nhật của người lớn tuổi như ông bà, bố mẹ thì người Hàn dùng từ 생신. 생일 thường được sử dụng nhiều hơn cả, dùng để nói về ngày sinh nhật của bạn bè, anh chị em trong nhà thân thiết.

Trong thực tế xã hội hiện nay, người Hàn đã có những quan niệm thoáng hơn về những nghi lễ, phép tắc hay cách sử dụng kính ngữ. Những người thân thiết trong gia đình như bố mẹ với con cái hoàn toàn có thể sử dụng 생일 thay cho 생신 mà vẫn thể hiện được sự tôn trọng và lịch sự cần thiết.

3. 무섭다 và 두렵다: Sợ
Cả 2 từ đều mang nghĩa là “sợ”, nhưng ý nghĩa biểu hiện thì có một số khác nhau.
– 무섭다: Có nghĩa là đáng sợ, chỉ những nỗi sợ hãi bắt nguồn từ bên ngoài chủ thể, đáng sợ là do đặc điểm của đối tượng gây sợ, làm cho chủ thể sợ hãi ngay thời điểm chứng kiến. Thường được sử dụng trong văn nói.
Ví dụ: 뱀이 무서워요!: Con rắn (nhìn) sợ quá đi!
⇒ Do bề ngoài của con rắn đáng sợ nên khiến chủ thể cảm thấy sợ hãi.

– 두렵다: Từ này được hiểu theo nghĩa là “lo sợ”, chỉ những nỗi sợ hãi có nguyên nhân nằm bên trong chủ thể, mang tính trừu tượng, mơ hồ, như lo sợ về tương lai, về những khó khăn sẽ phải trải qua hay nghĩ ngợi và lo sợ về quá khứ… Thường được sử dụng trong văn viết nhiều hơn.
Ví dụ: 나는 죽음을 두려워요!: Tôi sợ cái chết!
⇒ Đây là nỗi sợ hãi mang tính mơ hồ, phát sinh từ sự bất an của chủ thể chứ không phải do những yếu tố bên ngoài tác động. Ví dụ như hiện tại chủ thể đang bị bệnh, đang gặp nhiều nguy hiểm vì vậy họ lo lắng, sợ hãi.

4. 튀기다, 부치다 và 볶다: Chiên/rán
– 튀기다: Là kiểu chiên ngập dầu. Ví dụ như hành động chiên gà rán (ngập dầu), chiên tôm tẩm bột (ngập dầu)…
– 부치다: Chiên (ít dầu hơn – khoảng nửa phần dầu so với 튀기다). Ví dụ: Chiên đậu hũ, chiên bánh…
– 볶다: Là kiểu chiên cần ít mỡ, giống kiểu xào – rán như chiên cơm (rang cơm), xào thịt, xào rau…

5. 먹다 và 마시다: Ăn
Trong khi học, chúng ta thường hiểu 먹다 là ăn và 마시다 là uống. Tuy nhiên trong thực tế người Hàn hay dùng từ 먹다 thay cho 마시다 rất nhiều.
Ví dụ:
– 약을 먹어요: Tôi/Em uống thuốc.
– 밀크티를 먹고 싶어: Tôi muốn uống trà sữa.

6. 깨다 và 일어나다: Thức dậy
Cùng chỉ trạng thái thức giấc, ngủ dậy nhưng cách sử dụng của chúng cũng khác nhau.
– 깨다: Thức dậy, tỉnh ngủ, tỉnh giấc (vừa tỉnh dậy, mở mắt nhưng chưa bước xuống giường).
– 일어나다: Thức dậy (hành động xuống khỏi giường và bắt đầu những công việc khác).

7. 배달 và 택배: Giao hàng
– 배달 là giao hàng nội thành (trong thành phố).
– 택배 là giao hàng ra nước ngoài, tỉnh khác.

8. 빨래하다 và 세탁하다: Giặt quần áo
– 빨래하다 là từ thuần Hàn, có nghĩa là giặt giũ (giặt tay hoặc giặt máy) nhưng thường được dùng với nghĩa giặt tay như 손빨래하다.
– 세탁하다 là từ Hán Hàn, có nghĩa là giặt giũ bằng máy giặt.

9. 값 và 가격: Giá cả
– 값 (từ thuần Hàn) đi theo sau danh từ, chỉ giá cả của vật đó. Ngoài ra nó còn chỉ giá trị (cách đánh giá tích cực) về một danh từ, động từ nào đó.
Ví dụ: Giá nhà: 집값, giá áo 옷값.
값을 하다: Đáng giá, xứng đáng với giá tiền bỏ ra.
값나가다: Có giá trị, đắt.

– 가격 là từ vựng Hán Hàn, diễn tả những danh từ là giá cả nói chung, có thể đứng độc lập. Thường đi cùng với số tiền cụ thể.
Ví dụ: 가격은 4000won – giá là 4000won.

10. 한국어 và 한국말
– 한국어: Ngôn ngữ, chữ Hàn Quốc (mang tính học thuật, nghiên cứu)
Ví dụ: 독학으로 한국어 배우다: Tôi tự học tiếng Hàn

– 한국말: Tiếng Hàn. (말: Tiếng nói, lời nói)
Ví dụ: 저는 한국말을 잘 못 해: Tôi không nói giỏi tiếng Hàn.

11. 배우다 và 공부하다: Học
– 공부하다:Dùng trong trường hợp học ở trường, ở trung tâm (có người dạy, hướng dẫn); học các môn năng khiếu như hát, nhảy, vẽ, võ, đàn.
– 배우다:Dùng trong trường hợp tự học bài, tự nghiên cứu ở nhà, ở thư viện.

12. 예약하다 và 예매하다: Đặt trước
– 예약하다: Đặt trước (chưa thanh toán, hoặc thanh toán một phần), dùng trong trường hợp không có vé như đặt phòng, đặt bàn trong nhà hàng, đặt tour du lịch.
– 예매하다: Đặt mua trước (đã đặt mua và thanh toán tiền), dùng trong trường hợp mua trước những thứ có vé như vé xe, vé tàu, vé xem phim, vé vào cổng…

13. 사용하다, 이용하다 và 쓰다: Dùng, sử dụng
– 사용하다: Sử dụng với những đồ vật cá nhân có thể cầm nắm được. Ngoài ra còn mang nghĩa thuê mướn, dùng người, phân công con người vào việc nào đó.
Ví dụ: 젓가락을 능숙하게 사용하다: Sử dụng/dùng đũa thành thạo.

– 이용하다: Sử dụng cho địa điểm, phương tiện công cộng như sử dụng thang máy, xe bus, điện thoại công cộng.
Ví dụ: 직무를 이용하다: Lợi dụng/Sử dụng chức vụ.
– 쓰다: Có thể dùng thay cho 2 từ còn lại trong nhiều trường hợp. Hay được sử dụng trong văn nói như hành động sử dụng bút, dùng thước, dùng đồ vật.

14. 어떻게 – 어떡해: Làm sao đây/Làm thế nào.
2 từ này viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau. Cách sử dụng:
– 어떻게 (Trạng từ): Như thế nào. Hình thức tính từ của nó là 어떻다.
Ví dụ: 너는 장거리 연애를 어떻게 생각해? Bạn nghĩ gì về việc yêu xa?

– 어떡해 thực chất là 어떡하다 (Thế nào, ra sao, làm sao đây), là cách viết tắt của 어떠하게 하다.
Ví du: 이제 어떡해? Bây giờ làm sao đây.

Xem thêm:
Mẫu câu hỏi tiếng Hàn khi đi phỏng vấn
450 Động từ tiếng Hàn thường dùng