Home / Review sách / Review sách Đắc Nhân Tâm

Review sách Đắc Nhân Tâm

Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie

Giới thiệu sách:
Đắc nhân tâm – How to win friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia.

Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền.Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ nơi đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Về tác giả:
Dale Breckenridge Carnegie (24 tháng 11 năm 1888 – 1 tháng 11 năm 1955) là một nhà văn và nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự giáo dục, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, nói trước công chúng và các kỹ năng giao tiếp giữa mọi người. Ra đời trong cảnh nghèo đói tại một trang trại ở Missouri, ông là tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm, được xuất bản lần đầu năm 1936, một cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất và được biết đến nhiều nhất cho đến tận ngày nay.

Review sách:
Đắc Nhân Tâm – một cuốn sách tuyệt vời về nghệ thuật đối nhân xử thế, thấu hiểu tâm lí trong giao tiếp và nghệ thuật thu phục lòng người đến mức khó tin. Với bố cục khá rõ ràng gồm 4 phần với 30 nguyên tắc cơ bản, cuốn sách như tác động đến suy nghĩ, thôi thúc hành động để thay đổi bản thân và sau cùng là vận dụng nó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức người đối diện trong giao tiếp mà không gây ra sự bất hòa hay khó chịu.

Cuốn sách với những kinh nghiệm quý báu, chân lý sâu sắc và những lời khuyên thực tế, hữu ích giúp bạn có cái nhìn mới và thứ tạo nên thành công. Cuốn sách sẽ giúp các bạn cải thiện các kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử với mọi người hay bí quyết để được chào đón ở mọi nơi. Nó cũng sẽ cho thấy lợi ích của việc lắng nghe người khác nói, cũng như việc luôn mỉm cười thân thiện với tất cả mọi người.

Sách hướng dẫn cho bạn những kỹ năng cần có để trở thành một người giao tiếp giỏi.Sau khi đọc sau cuốn sách, chắc chắn khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn rất là nhiều, thậm chí là bạn còn “thèm” giao tiếp. Và dưới đây là những bài học mà mình học được từ cuốn sách.
Bài học số 1: Không chỉ trích, phê phán hay oán trách người khác.
Chỉ trích là vô bổ, nó chỉ khiến người ta chống đối lại bạn. Chỉ trích cực kỳ nguy hiểm vì nó động tới lòng tự trọng của đối phương. Khi mà bạn chỉ trích ai đó, chắc chắn họ sẽ tìm ra những lý lẽ để biện hộ cho mình và tệ nhất là họ sẽ kết án lại chính chúng ta.

Bài học số 2: Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về chính họ.
Con người chúng ta luôn muốn được cảm thấy mình quan trọng, bởi vậy chúng ta thường rất ít khi lắng nghe người khác mà lại chỉ kể lể về mình. Thay vì làm vậy, sao chúng ta không khuyến khích đối phương nói về chuyện của chính họ.
Nếu bạn chịu khó lắng nghe người khác đồng nghĩa với việc bạn đang tôn trọng họ và điều đó cũng sẽ khiến họ tôn trọng bạn.

Bài học số 3: Nhớ tên của người đối diện
Bạn nên nhớ điều này: Tên của một người là âm thanh êm đềm , gẫn gũi và thân thương nhất đối với họ.Vậy nên khi nói chuyện với một ai đó, hãy tìm cách nhắc đến tên họ thật nhiều nhé.

Bài học số 4:Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.
Nếu bạn thấy một ai đó làm việc giỏi, bạn hãy tặng cho họ một lời khen, nhưng hãy nhớ là bạn phải thật lòng nhé. KHi bạn nịnh hót, mọi người sẽ nhận ra ngay, những lời giả dối ấy chẳng có chút giá trị gì đâu bạn à.Vì vậy để có thể áp dụng được các nguyên tắc trong cuốn sách này, bạn chỉ cần một điều đó chính là sự thành thật.

Bài học số 5: Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Nếu bạn thấy ai đó mắc sai lầm, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Hãy tự nhủ:”Nếu mình ở trong hoàn cảnh đó, liệu mình có làm như vậy không?”.Bạn hãy hiểu cảm giác của họ, đừng chỉ trích người ta. Biết đâu được rằng nếu rơi vào trường hợp tương tự, chúng ta sẽ còn hành động tệ hơn

Bài học số 6: Đừng tranh cãi.
Bạn có biết :cách tốt nhất để giải quyết tranh cãi là hãy tránh nó ra. Tác giả đã viết:”Kết quả cuối cùng của bất cứ cuộc tranh cãi là không có ai thắng cả. Bởi vì nếu bạn thua,thì rõ ràng là bạn đã thua.Còn nếu bạn thắng, thì bạn vẫn cứ thua. Tại sao thế? Đơn giản là vì khi bạn thắng một người khác,chứng tỏ rằng kiến thức của đối phương kém, lập luận của anh ta đầy những lỗ hổng và đầu óc anh ta có vấn đề… nghĩa là bạn đã làm cho lòng tin,lòng tự hào của người đó bị tổn thương. Anh ta sẽ bi quan hoặc tức tối vì sự đắc thắng của bạn…Như vậy, cuối cùng thì bạn cũng thua”
Bạn đừng bao giờ nói rằng:”Cậu đã sai” thay vào đó hãy xem lại bản thân mình.

Bài học số 7: Hãy khơi gợi ở người khác điều mà bạn muốn họ làm, hãy gợi nên sự cao thượng bên trong họ.
Khi muốn thuyết phục ai đó làm việc gì cho bạn, bạn hãy nhắc đến những điều có lợi cho họ trước.Kết thúc cuộc trò chuyện, bạn phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi.
Con người, ai cũng đều có tính cao thượng, hãy khơi gợi nó ra. Họ sẽ cố gắng sống đúng với những lời khen đó.

Sau đây là 30 nguyên tắc vàng trong cuốn sách
1/ Không chỉ trích, oán trách hay than phiền
2/ Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác
3/ Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm
4/ Thật lòng quan tâm đến người khác
5/ Hãy mỉm cười
6/ Luôn nhớ rằng tên của một ngươi là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ
7/ Lắng nghe người khác – Khuyến khích người khác nói về bản thân họ
8/ Nói về điều mà người khác quan tâm
9/ Hãy thành thật cho người khác thấy được sự quan trọng của họ.
10/ Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là ĐỪNG để nó xảy ra
11/ Tôn trọng ý kiến của người khác – ĐỪNG bao giờ nói : Bạn ..sai rồi !
12/ Nếu bạn SAI – nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận Lỗi lầm
13/ Luôn bắt đầu bằng thái độ thân thiện
14/ Hỏi những câu khiến người khác trả lời ” Vâng, Có ” ngay lập tức
15/ Tạo điều kiện để người khác được nói thỏa thích
16/ Làm người khác TIN rằng – Chính họ là người đưa ra ý tưởng ĐẦU TIÊN..
17/ Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác
18/ Đồng cảm với Mong muốn và chia sẻ của người khác
19/ Khơi gợi sự cao thượng ở người khác
20/ Làm sinh động ý tưởng
21/ Thách đố, khơi gợi sự thử thách ở người khác
22/ Bắt đầu bằng những lời khen tặng THÀNH THẬT
23/ Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp
24/ Xem xét, nhìn nhận và đánh giá bản thân trước khi góp ý cho người khác.
25/ Đặt câu hỏi gợi ý – thay vì đưa ra mệnh lệnh.
26/ Giữ thể diện cho người khác.
27/ Nhìn nhận sự nỗ lực đóng góp của người khác một cách công bằng – cho dù đó là những đóng góp NHỎ NHẤT !
Động viên khuyến khích bằng sự chân Thành và hưởng ứng nhiệt tình của bạn.
28/ Khen ngợi đến người khác, luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó.
29/ Khuyến khích người khác, làm cho họ thấy sai lầm không khó để chỉnh sửa.
30/ Làm cho người khác cảm thấy vui vẻ thực hiện chính đề nghị của bạn.