Home / Review sách / Reviw sách Không Đến Một – Zero to One

Reviw sách Không Đến Một – Zero to One

Không Đến Một – Zero to One
Tác giả: Peter Thiel và Blake Masters

Về tác giả:
Peter Thiel là một nhà đầu tư. Ông sáng lập ra PayPal . Ông đã dùng các phương pháp táo bạo để đưa PayPal đến với công chúng năm và đánh dấu một kỷ nguyên mới với thương mại điện tử.

Review sách:

Một cuốn sách cho những ai đã, đang và sẽ có kế hoạch khởi nghiệp. Tác giả đưa ra một khái nghiệm tưởng chưng như mới nhưng đúng với tất cả những doanh nghiệp đang thành công hiện nay.

Theo tác giả Peter Thiel, cuốn sách đúc kết những bài học từ Thung lũng Silicon để lý giải tại sao và bằng cách nào những doanh nghiệp hàng đầu thế giới lại là các công ty giải quyết vấn đề theo cách mới chứ không phải các hãng cạnh tranh trên con đường đã có sẵn quá nhiều người qua lại.

Tác giả Peter Thiel đã đưa ra những thách thức to lớn khi một cá nhân bước vào thị trường khởi nghiệp. Dựa vào những kinh nghiệm của mình ông đã chia sẻ những cách để có thể từ một sản phẩm tạo ra vô số sản phẩm . Từ không sản phẩm nào và có sản phẩm đầu tiên từ đó toàn cầu hoá sản phẩm của mình. Trong sách ông giải thích về cơ chế thị trường khởi nghiệp , phát triển theo chiều rộng,chiều dọc để một sản phẩm có thể toàn cầu hoá. Ông giải thích về sự độc quyền trong khởi nghiệp có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với một nhà khởi nghiệp.

Câu hỏi lớn mà cuốn sách đặt ra ngay từ đầu đồng thời xuyên suốt các chương, như một hệ quy chiếu tư duy, đó là: “điều gì là một sự thật quan trọng mà rất ít người đồng tình với bạn?”. Chính Thiel cũng đã đưa ra một “mẫu” câu trả lời sẽ thuyết phục ông trong cuộc tuyển dụng, được bắt đầu với: “mọi người nghĩ rằng… nhưng sự thật là…”.

Mọi người nghĩ rằng “toàn cầu hoá” (nôm na hiểu rằng, một sự việc đã diễn ra thành công ở nơi này, có thể thành công tại nơi khác) sẽ thay đổi và dẫn dắt thế giới, nhưng sự thật là công nghệ mới chính là nhân tố quan trọng nhất. Điều này vừa khách quan, vừa chủ quan đối với founder của Paypal, backer của Facebook, Tesla và rất nhiều các công ty công nghệ lớn nhỏ khác. Gần đây nhất, Peter Thiel là giúp tân tổng thống Donald Trump có cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.

Nhưng trái với hình dung về một tỷ phú, kẻ tinh quái trong lĩnh vực đầu tư và mua bán các công ty khởi nghiệp, thông thạo thị trường và các quy luật tài chính, cuốn sách đặt vấn đề trực diện, lý giải thuyết phục, dẫn dắt tới giải pháp một cách khiêm tốn. Có được điều này là góp phần quan trọng của co-writer, cũng là sinh viên của Thiel – người đã ghi chép lại chi tiết các bài giảng của ông tại Standford, cùng với góc nhìn của một người trẻ khởi nghiệp.

Hầu hết các công ty công nghệ thông minh gặp sự cố vì họ bỏ qua một hoặc nhiều hơn một trong 7 câu hỏi mà mọi doanh nghiệp nên trả lời:

7 câu hỏi mà Thiel đặt ra, đối với tất cả các mô hình khởi nghiệp:

1. Câu hỏi về kỹ thuật
Bạn có thể tạo ra công nghệ đột phá, thay vì những cải tiến nhỏ dành cho sản phẩm hiện tại? Sản phẩm của bạn có tốt hơn gấp 10 lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất?

2. Câu hỏi về thời điểm
Bây giờ có phải thời điểm chín để khởi sự công ty của riêng bạn?

3. Câu hỏi về độc quyền
Bạn có đang bắt đầu phục vụ cho một thị trường lớn thay vì một thì trường nhỏ? (có một little trick ở đây :D)
Bạn có bắt đầu bằng một thị phần lớn trong một thị trường nhỏ?Nếu bạn không thể độc quyền một giải pháp độc đáo cho một thị trường nhỏ, bạn sẽ bị mắt kẹt trong cạnh tranh khốc liệt.

4. Câu hỏi về con người
Bạn có một đội ngũ phù hợp? Hay ít nhất một co-founder mà hai người rất hợp nhau.

5. Câu hỏi về bán hàng
Không chỉ tạo ra sản phẩm, bạn có xem trọng việc tìm cách phân phối và bán nó hay không? (hay bạn đang nghĩ rằng sản phẩm tốt là đủ)

6. Câu hỏi về sức bền
Liệu vị trí của bạn có được đảm bảo trong 10 hay 20 năm tới hay không?

7. Câu hỏi về bí mật
Liệu bạn có đang thấy được một cơ hội và người khác không thấy hay không?

Phiên bản khác của câu hỏi lúc đầu: “đâu là một doanh nghiệp có giá trị mà chưa ai tạo ra?” (less)

Làm những gì chúng ta đã biết cách làm sẽ đưa thế giới phát triển từ 1 đến n, có nghĩa là sản sinh thêm một cái gì đó tương tự. Còn mỗi khi chúng ta tạo ra cái gì hoàn toàn mới, chúng ta đi từ 0 đến 1.