Home / Review sách / Review sách Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật

Review sách Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật
Tác giả: Sasaki Fumio

Review sách:
Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn ở mức tối thiếu. Người sống tối giản sẽ chỉ sở hữu những đồ đạc cần thiết nhất cho cuộc sống của họ, không có đồ đạc dư thừa, một món đồ thường là đa năng, với nhiều tác dụng khác nhau. Qua việc sở hữu ít đồ đạc, người ta sẽ tập trung hơn vào những việc quan trọng khác, cũng như tìm ra hạnh phúc cho bản thân.

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.

Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai.

Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương, trong đó, chương một, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân.

Chương hai tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?

Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.

Chương bốn là những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học.

Cuối cùng chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”.

Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.

Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng. Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.

Đây là một cuốn sách hay, tuy khó có thể thực hiện hoàn toàn lối sống tối giản mà tác giả đưa ra, ta có thể áp dụng được một phần vào cuộc sống của bản thân mình, bắt đầu từ việc dọn dẹp nhà cửa, vứt bỏ những đồ đạc dư thừa tạo không gian trống, thay vì việc chỉ dọn dẹp đơn thuần là cất đồ bừa bộn vào tủ.

Thông điệp của cuốn sách:
Tối giản không phải là vứt bỏ hết tất cả, mà là sử dụng 1 món đồ nhưng cho nhiều việc khác nhau. Sử dụng tối đa công dụng của các món đồ, vừa để tiết kiệm không gian, vừa mang tính thẩm mỹ.

Cuộc sống của chúng ta luôn bị cuốn vào suy nghĩ cần phải mua đồ đạc để khi cần thì có ngay. Nhưng lại có 1 số món đồ mà gần 1 năm bạn không đụng đến. Nếu bỏ chúng đi thì rất đáng tiếc. Vì thế càng ngày đồ đạc càng nhiều, và căn nhà của bạn ngày càng bừa bộn, ngột ngạt.

Trước hết “Lối sống tối giản” được Fumio định nghĩa là cách sống giảm thiểu vật dụng xuống mức tối thiểu nhất. Bạn chỉ nên giữ lại những vật dụng cần thiết nhất và quan trọng nhất. Lối sống này vừa mang lại những lợi ích về không gian như thoáng đãng, dọn dẹp, dễ dàng… vừa mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta. “Người sống tối giản” là người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết cho bản thân, chứ không phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh.