Chiến Tranh Tiền Tệ
Tác giả: Song Hong Bing
“Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
Trích đoạn hay:
1. “Điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng cần chính là nguy cơ khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân trở nên dễ thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất.”
2. “Những món nợ nước ngoài kết xù là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các quốc gia đang phát triển rơi vào khủng hoảng. Đạo lý của việc trị quốc và trị gia thự sự giống nhau, mắc nợ nhiều tất sẽ dẫn đến sự suy nhược của tình hình sức khỏe nên kinh tế.”
3. “Nếu căn cứ theo bản chất thì tiền tệ có thể được chia ra thành hai loại cơ bản là tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn chính là hệ thoáng tiền tệ pháp định đang lưu thông chủ yếu ở các quốc gia phát triển hiện nay, thành phần chủ yếu của nó bao gồm các khoản vay mượn “tiền tệ hóa” của chính phủ, các công ty cũng như tư nhân.”
4. “Trong tất cả các loại tiền tệ, vàng bạc đồng nghĩa với việc “sở hữu thực tế”, còn tiền pháp định lại đại diện cho “phiếu nợ + sự hứa hẹn”. Và hàm lượng vàng của hai loại tiền này khác biệt nhau về bản chất.”
5. “Trên thế giới có ba kiểu nói dối: những lời nói dối, những lời nói dối đáng chết và những con số thống kê.”
6. “Cũng giống như tự do, vàng chưa bao giờ chịu khuất phục đến mức phải hạ thấp giá trị của nó.
Maurier
1878”
7. “Habsburg được xem là vương thất của đế quốc La Mã thần thánh (giải thể 1806) thống trị 1 vùng rộng lớn bao gồm Áo, Đức, bắc Ý, Thụy Sỹ, Biliti, Hà Lan, Luxembourg, Tiệp Khắc, Solvenia và cả miền đông nước Pháp trong suốt hơn 400 năm, là dòng máu vướng thất chính tông và cổ nhất châu Âu.”
8. “Mỗi một cuộc khủng hoảng tài chính đều là sự định hướng chính xác cho sự bùng nổ những âm mưu đã nung nấu từ lâu. Lâu đài tài chính mới tinh nguy nga rực rỡ luôn được xây trên đống hoang tàn đổ nát của hàng ngàn hàng vạn người phá sản.”
9. “Tuy nhiên, xin nhớ rằng, điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng luôn khát khao mong mỏi chính là khủng hoảng! Chỉ khi nào tạo nên khủng hoảng thì các nhà tài phiệt ngân hàng mới có thể thúc đẩy cuộc “cách mạng tài chính” theo ý đồ của họ.”
10. “Mục đích tập trung của những kẻ thế lực quyền quý này là để lập lại cân bằng quyền lực theo hướng có lợi về tài chính cho Mỹ cũng như tìm hướng phát triển cho đồng đô la. Để đạt được mục đích này, họ quyết định lợi dụng vũ khí mà luôn được coi trọng nhất – quyền khống chế nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu. Chính sách của câu lạc bộ Bilderberg chính là tạo nên cuộc cấm vận dầu mỏ toàn cầu, khiến cho giá dầu mỏ thế giới tăng vọt. Bắt đầu từ năm 1945, theo thông lệ quốc tế, dầu mỏ thế giới được định giá bằng đồng đôla Mỹ vì các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khống chế thị trường này sau chiến tranh. Vì vậy khi giá dầu thế giới đột ngột tăng lên cũng đồng nghĩ nhu cầu đổi đồng đô la Mỹ trên thế giới (dùng để mua dầu) cũng sẽ tăng, từ đó mà ổn định được giá trị tiền tệ của đồng đô la Mỹ.”
11. “Trải qua bao chiến tranh loạn lạc và kinh tế suy thoái, cuối cùng người dân cũng rút ra được một chân lý: không có tự do kinh tế thì tự do chính trị cũng chỉ là thứ vô giá trị; không có bình đẳng kinh tế thì chế độ dân chủ cũng xem như cây mất gốc và trở thành công cụ mặc sức cho đồng tiền đùa giỡn.”
12. “Lịch sử đã chứng minh rằng, ngân hàng – những kẻ cho vay – sẽ dùng tất cả thủ đoạn, từ việc lạm dụng quyền lực, mưu kế, lừa dối và bạo lực để đảm bảo sự khống chế của họ đối với tiền tệ và phát hành tiền tệ.
James Madison
Tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ”
13. “Thông thường, nếu như một tổng thống Mỹ từ trần trong thời gian tại nhiệm, “dư luận” sẽ cho rằng đó là cái chết “tự nhiên”. Nếu tổng thống bị giết trước mắt công chúng, “dư luận” sẽ cho rằng “hung thủ là một tên tâm thần”. Nếu có được vài hung thủ chịu án, thì “dư luận” sẽ cho rằng “các hung thủ là những tên tâm thần chẳng quen biết nhau”. Nếu có ai tỏ ý nghi ngờ thì người đó sẽ bị chê cười là “kẻ theo thuyết âm mưu”. Chỉ có điều, âm mưu ám sát tổng thống Kennedy quá lộ liễu, và chỉ cần có trí lực bình thường thì bất cứ ai cũng sẽ chẳng tin nổi vào kết luận của cơ quan chức năng. Trong tình huống này, việc cố ý dẫn dắt và đánh lạc hướng dư luận chính là cách thức tốt nhất. Vậy là hơn 40 năm nay, các giả thuyết âm mưu không ngừng được thêu dệt nên, còn âm mưu thực sự thì đã được che giấu kín như bưng”
14. “Sự thất bại thảm hại trên chiến trường tài chính lúc này đã khiến cho Johnson mất đi sức kiên trì đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.”
15. “Nguyên nhân của việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là sự thảm bại của chiến trường vàng London – một kết cục đau buồn đã dẫn đến sự suy kiệt về tài chính của một tầng lớp tinh anh Mỹ.”
16. “Còn các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế bắt tay với IMF đã giăng lưới đợi sẵn con mồi. IMF đưa ra một loạt các điều kiện viện trợ hà khắc đồng thời ép buộc các quốc gia phát triển đang rệu rã vì nợ nần kia phải uống “bốn liều thốc của IMF”: tư hữu hóa các nguồn tài sản cơ bản của quốc gia, tự do hóa thị trường vốn, thị trường hóa các yếu tố sinh hoạt cơ bản và quốc tế hóa mậu dịch tự do. Một khi đã uống thứ thuốc này rồi, phần lớn các quốc gia nếu không tắc tử thì cũng ngắc ngoải, cá biệt có những quốc gia có tiềm lực mạnh cũng rơi vào cảnh nguyên khí tổn hại nặng, dân nghèo nước yếu.”
17. “Để tiêu diệt một quốc gia thì cách làm hiệu quả nhất chính là làm sao cho dân chúng ở quốc gia đó trở nên mất niềm tin vào chính phủ hay các nhà lãnh đạo đất nước.”
Song Hongbing, Chiến Tranh Tiền Tệ
Xem thêm:
Trích đoạn hay trong sách “Cho Khế Nhận Vàng”
Review sách Chiến Tranh Tiền Tệ