Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Tác giả: Anthony Robbins
Review sách:
Tại sao trong một số người lại nghĩ mình vô dụng, hoặc một số khác lại là yếu đuối? Ai cũng có thể tồn tại con người đó ở một góc nào đó của tâm hồn, nhận thức hoặc bộc lộ ra ngoài qua cách sống.
Trong mỗi người chúng ta đều có một con người, một nguồn sức mạnh phi thường đang ngủ yên. Trước đây tôi từng nghĩ nếu biết về nó thì sẽ đánh thức nó dễ thôi, nhưng vấn đề không nằm ở đó, biết là một chuyện nhưng chấp nhận để thay đổi là một chuyện khác.
1. Đầu tiên và quan trọng xuyên suốt cuốn sách là: Muốn làm bất cứ chuyện gì – “xin phép” hãy làm tốt bản thân đã.
Khi chúng ta bắt đầu một công việc gì đó, dù dễ nhất đến khó tột cùng, nếu muốn thành chuyên gia trong linh vực đó, 100% sẽ có những khó khăn riêng của từng lĩnh vực. Và để thực hiện tốt, làm tốt, hoàn thành tốt những công việc đó, đòi hòi chúng ta phải có 1 quy trình: đặt mục tiêu, hoạch định thành kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Thế nhưng trước khi thực hiện được tốt những công việc đó mà không bị bỏ giở, không bị đuối hay không làm hết 100% sức mạnh bản thân thì cần 1 quy trình như trên nhưng đối với bản thân mình.
Quản lý bản thân là yếu tố quyết định xem bản thân bạn có đang hợp lý với mục tiêu đấy không? Liệu rằng mình có đồng ý hoàn thành nó bằng toàn bộ công sức, cố gắng và rồi thành quả sẽ là gì? Chúng ta sẽ không thể làm tốt cái gì nếu chúng ta không biết mình có gì. Chỉ khi quản lý tốt bản thân, có những yếu tố gì mạnh, yếu tố gì cần khắc phục, thói quen gì đó nên được thực hiện liên tục…. thì lúc đấy tiến trình 1 kế hoạch cụ thể mới có thể hoàn mỹ như vẽ ra.
Chắc hẳn ai cũng sẽ ngái hết cả cổ khi nghĩ và làm “cái công việc” chán ngắt này. Thế nhưng, không biết đã có bao nhiêu cuốn sách nói về câu chuyện này, thậm chí còn na ná nhau. Bởi lẽ, đây là cái đầu tiên cần làm khi bạn hay tôi muốn thay đổi cuộc đời mình.
2. Đặt ra những chuẩn mực mà bản thân mình cần cố gắng để đạt đươc.
Đôi khi, chúng ta vô tình bỏ qua việc đặt cho mình 1 mục tiêu nhất định. Và rồi cứ lạc lõng giữa bao nhiêu vấn đề, câu chuyện, những mục tiêu khác của mình hay của công ty, người khác. Chúng ta vô tình không nhận ra bản thân mình đang ở đâu? Và cần làm những gì? Sau đó, khi mà đã thấm vào máu những suy nghĩ đấy, bản thân mình mặc đình “OH! Cuộc đời thật chán ngắt!” và thì “Ước gì….”, “Được thế này, có phải tốt không?”.
Sẽ có lúc như vậy, tất vả bởi vì bạn đang bị lạc đường, và bạn chẳng biết về đâu. Cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn có mục tiêu cụ thể cho mình, về cuộc sống, gia định hay công danh sự nghiệp.
Càng là con số, nó càng là cụ thể. Và chỉ cần đó là những con số hợp lý, những mục tiêu đó sẽ là thực tế trong tương lai.
3. Thay đổi niềm tin vào chính mình.
Nhiều lúc, đặt ra mục tiêu xong rồi mới phát hiện ra, bản thân mình….. ” thế éo nào thực hiện được” , xa với vcđ.
Khi mà bản thân còn chẳng có niềm tin vào chính mình, thì bạn chẳng thế làm cái gì. Nó giống như câu chuyện khi Edison “không” tin việc ông sáng tạo ra bóng đèn ấy. Ai cũng không tin, nhưng mỗi ông ấy tin. Và “thế éo nào” bây giờ bạn “mặc định” đã là 1 ngôi nhà đẹp thì cần có 10 bóng đèn, 20 bóng led, 50 bóng nháy…. Niềm tin là thứ mà người thành công luôn có. Và cho đến khi họ thực hiện được, đó vẫn sẽ là câu chuyện về niềm tin.
Tôi từng xem một bộ phim về cuộc chiến giữa con người và những gã khổng lồ. Và bộ phim hẳn sẽ rơi vào bế tắc nếu con người luôn nghĩ họ không thể giết được những gã khổng lồ với cơ thể to gấp 100 lần, không biết đau, chỉ biết ăn thịt người. Thế nhưng, trong 1 tình huống nguy cấp, cận kề cái chết, nữ chính đã cho tôi một bài học đơn giản về niềm tin mà chắc chắn đó là cái mà chúng ta luôn cần.
Đúng rồi còn gì nữa, chúng ta có thể đặt mục tiêu và chẳng thể đat được. Thế nhưng khi cố gắng mà chỉ đạt được 80% thôi, cũng đã là thành công hơn việc nghĩ mình không làm được và bỏ cuộc. Thậm chí, khi đã đạt được 80% mục tiêu đấy rồi, việc hoàn thành 100% mục tiêu đấy chỉ là câu chuyện bạn có muốn làm hay không thôi?
Quyết định là do mình, và niềm tin cũng do mình. Hãy cho bản thân có cơ hội được sung sướng và thành công.
4. Chiến lược đạt được nó là gì đây?
Mọi thứ đã ok rồi. Bạn đã có mục tiêu, cũng tin rằng mình sẽ làm được. Vậy, cuối cùng, mình sẽ làm như thế nào?
Bây giờ, mục tiêu đã có, nhìn rất rõ, rất đẹp. Bản thân tin chắc mình sẽ làm được, chỉ là mình sẽ làm thế nào thôi? Đó là việc chúng ta cần có tấm bản đồ.
Trên tấm bản đồ đó:
– Chúng ta có bao nhiêu con đường đến đó.
– Con đường nào thì có lợi thế gì và khó khăn gì?
– Để đi được con đường đó, bản thân cần trang bị gì không? ‘
– Và sau cùng, khi quyết định đi, hay cho mình thời gian tối đa cho con đường đó. Vì có thể trong tương lai, có người khác sẽ sửa tấm bản đồ đó, bạn sẽ phải làm lại từ đầu đấy.
Và sẽ còn rất rất nhiều bài học trong cuốn sách, gắn liền với từng chương mục, từng ý trên của mình. Trên đây chỉ là thấm nhuần khi bản thân mình đọc cuốn đấy. Bạn sẽ còn thẩm thấu hơn nữa, khi bạn đọc từng chữ trong cuốn sách này.
Đừng hi vọng người khác sẽ mang thành công đến với bạn, mà hãy nghĩ mình sẽ thực hiện cái thành công đấy bằng chính sức mình.