Home / Review sách / Review sách Nghệ Thuật Quản Lý Tiền Và Tài Sản Của Người Do Thái

Review sách Nghệ Thuật Quản Lý Tiền Và Tài Sản Của Người Do Thái

Nghệ Thuật Quản Lý Tiền Và Tài Sản Của Người Do Thái
Biên dịch: Tiến Thành, Bội Bội, Kiến Văn

Review sách:

Đây là một cuốn sách khá thiết thực về kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý tiền và tài sản của người Do Thái khiến cả thế thế giới nể phục. Cách hành văn trong cuốn sách khá đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc. Dẫn chứng đưa ra cụ thể, có sức thuyết phục.

Chương 1: “Tiền tài lan toả hơi ấm.” Trí tuệ làm giàu của người Do Thái.

Người Do Thái quan niệm tiền và trí tuệ song hành: trí tuệ phải tạo ra tiền mới là trí tuệ sống, và tiền phải kết hợp với trí tuệ mới có khả năng “tiền đẻ ra tiền”.

[i] Phụ nữ và cái miệng là hai nguồn tài nguyên trên thương trường
Dựa trên sự phân chia lao động và vai trò của người đàn ông là làm việc kiếm tiền, người phụ nữ là người “tay hòm chìa khoá” kiểm soát tài chính và chi tiêu trong mỗi gia đình. người Do Thái vận dụng quy luật này trong kinh doanh để xác định đối tượng mục tiêu và ngành kinh doanh có thể thu lợi nhiều nhất và ổn định nhất. Kinh doanh nhằm vào phụ nữ và ẩm thực [cái miệng] là hai đặc điểm kinh doanh rõ nét nhất của người Do Thái.
Ngoài ra còn một số nguyên lý khá hay mà Nhài nghĩ có thể ứng dụng được.

[ii] Ngay cả khi tay trắng, ta cũng có thể kiếm ra tiền dựa trên một số bí quyết sau:

Bí quyết 1: Làm cho ví rỗng chứa đầy tiền. Đây là nguyên tắc không chi tiêu quá 90% tổng số thu nhập khiến bạn không những không bao giờ rơi vào hoàn cảnh rỗng túi, khốn khổ, mà còn có thể giàu lên.

Bí quyết 2: Kìm nén ham muốn chi tiêu. Đừng gộp chung chi tiêu và các ham muốn lại với nhau. “Ham muốn cũng giống như cỏ dại, trên ruộng chỉ cần có một chút đất trống là lại đâm rễ mọc lên. Ham muốn cũng vậy. Lòng ta có ham muốn là nó bén rễ phát triển. Ham muốn là vô cùng, vô tận. Nhưng ta chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.” Lập dự toán cho các chi tiêu cần thiết. Đừng dùng đến 10% thu nhập dự trữ. Bởi chính nguồn dự trữ đó giúp bạn làm giàu và giữ được tiền.

Bí quyết 3: Thuật dùng tiền kiếm tiền. Chi tiêu một phần thu nhập chỉ là bước đầu của việc làm giàu. Dự trữ tiền mà tiền đó có thể mang lại lợi tức cho chúng ta mới có thể giúp chúng ta giàu lên.

Bí quyết 4: Đầu tư phải an toàn. Khi cần có thể thu vốn về, đồng thời có thể thu được lợi nhuận theo quy định như thế mới không mất của; phải nhờ những người thông minh, có kinh nghiệm tư vấn, nghe lời khuyên của những người có kinh nghiệm làm giàu, đối với những dự án đầu tư không an toàn, bạn phải vận dụng lý trí để không thiệt hại tiền của.

Bí quyết 5: Xây dựng ngôi nhà mơ ước. Khi có nhà riêng, người ta mới tận hưởng cuộc sống gia đình, mới tiết kiệm được rất nhiều sinh hoạt phí, mới có được niềm vui mà thu nhập mang lại, mới đạt được nguyện vọng của mình.

Bí quyết 6: Dự tính thu nhập trong tương lai: Nên đầu tư vốn cho những dự án lâu dài, đáng tin cậy. Đồng thời phải chắc chắn rằng có thể thu hồi được số vốn này trong thời gian dự tính. Cần phải chuẩn bị cần thiết số tiền để dưỡng già và nuôi sống gia đình.

Bí quyết 7: Bồi dưỡng năng lực kiếm tiền: học tập để trau dồi trí tuệ, làm cho kỹ năng của mình không ngừng nâng cao, đồng thời bạn phải tự tôn trọng mình.

Chương 2: Trí tuệ về khế ước của người Do Thái

Khế ước vàng của người Do Thái là uy tín. Người Do Thái quan niệm “uy tín là vàng”. Cho dù yêu tiền nhưng người Do Thái chỉ kiếm những đồng tiền thuộc về mình chứ tuyệt đối không tham những đồng tiền thuộc về người khác. Người Do Thái tin rằng thành thực và uy tín đi đầu thì mới có được sự tín nhiệm của người khác. Họ luôn tuân thủ giao ước và cộng tác trên tinh thần “win-win”, đôi bên cùng có lợi.

Đàm phán kinh doanh của người Do Thái:
1. Không phải mọi đối tác đều có quan niệm giống bạn. Bạn không thể đánh giá đối phương theo quan điểm đạo đức của mình.
2. Rất có thể đối thủ lợi dụng sự chân thành, thẳng thắn vô điều kiện của bạn để hạ gục bạn.
3. Bưng bít thông tin cũng không phải là biện pháp.

Do vậy, bạn cần linh hoạt và ứng biến trong phương châm thẳng thắn, chân thành trong đàm phán.
1. Lập kế hoạch đàm phán từng bước cụ thể để đi đến mục tiêu của mình
2. Chuẩn bị tốt tâm lý trước các đối tác
3. Thể hiện sự thẳng thắn, chân thành không đồng nghĩa với việc thẳng như ruột ngựa.
4. Đối tác đàm phán không hẳn là người theo chủ nghĩa vị tha như bạn tưởng.

Đây là một cuốn sách viết ngắn gọn, cô đọng, phù hợp với những đối tượng độc giả mới làm quen hoặc tìm hiểu về tài chính. Vì vậy, đây cũng có thể là hạn chế của cuốn sách vì nó chưa có được góc nhìn sâu hay phân tích kỹ lưỡng, cụ thể kĩ năng quản trị tài chính.

Xem thêm:
Review sách Người Giàu Có Nhất Thành Babylon
Ông thầy Do Thái của mình