Tâm Lý Học – Nghệ Thuật Giải Mã Hành Vi
Tác giả: Trần Lộ
Review sách:
Nếu chúng ta từng mù mờ khi nhìn nhận con người, bị lừa gạt, thậm chí ngay cả trong những lời phỉnh nịnh và dần dần mất niềm tin vào con người… Thay vì lẩn tránh, hãy đối diện, và tin rằng, càng gặp nhiều thể loại người, mắt của bạn sẽ trở nên tinh tường hơn, dù đôi khi phải trả một vài một cái giá, nhưng nó là điều tất yếu để chúng ta trưởng thành.
Nhìn người, chưa bao giờ là dễ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tập tành đánh giá bằng sự quan sát và xây dựng loại kỹ năng này theo năm tháng. Khi có thể nhìn thấu người khác bạn sẽ chẳng sợ bị lừa lọc, sẽ trở nên “lõi đời, thậm chí còn có thể tự soi chiếu, tiết chế hành vi của bản thân để khỏi bị “hớ” hay “lố” trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hành vi là tấm gương phản chiếu nội tâm con người một cách chính xác nhất. Từ những hành động, cử chỉ nhỏ nhất cho đến dáng đi, thói quen, lời nói và tính cách… đều phản ánh thế giới quan của một người. Tâm lý học – Nghệ thuật giải mã hành vi sẽ đưa cho bạn một vài loại “mật mã” để làm điều đó.
Phẩm chất của con người được thể hiện qua rất nhiều yếu tố. Lời nói, cử chỉ, cách hành xử,… đều bộc lộ tính cách, thậm chí là nội tâm bên trong. Muốn biết đối phương tốt hay xấu, là người như thế nào, tư tưởng của họ đối với vấn đề này là gì,… bạn chỉ cần quan sát kỹ càng hơn đều có thể nhận ra.
Cuốn sách dẫn dắt chúng ta đi từ những dẫn chứng cụ thể, những phép đối nhân xử thế từ kim cổ cho đến hiện đại để có thể nhìn nhận nội tâm con người một cách toàn diện nhất. Điển hình như: ĐỌC SUY NGHĨ QUA BIỂU CẢM TRÊN KHUÔN MẶT, QUA NGÔN NGỮ CƠ THỂ, THÓI QUEN SỐNG, TÍNH CÁCH, NGÔN NGỮ NÓI CHUYỆN, THẬM CHÍ LÀ LỜI NÓI DỐI.
“Người tốt ở miệng, ngựa tốt ở chân”
Trong một cuộc trò chuyện, chúng ta thường quá coi trọng đối phương trò chuyện có thể mang đến cho chúng ta niềm vui hay không mà xem nhẹ việc thông qua ngôn ngữ của một người để quan sát hoạt động nội tâm của người đó, đặc biệt là tính cách của họ.
Như trong cuốn “Tâm lý học nghệ thuật giải mã hành vi” này có mang đến những góc nhìn về phong cách ngôn ngữ cũng thể hiện sự tu dưỡng của một người:
Người nói năng nho nhã: Kiểu người này thường có bối cảnh giáo dục tốt, thích trau chuốt từng lời trong lúc trò chuyện. Vậy nhưng những người này thường mang trong mình một nội tâm tự ti, bởi vậy họ mong muốn được thể hiện tri thức và học thức của bản thân khi giao tiếp.
Người mồm mép láu lỉnh: Kiểu người này giỏi về tâm kế, thông thạo tính toán. Họ thường có chút trải đời, nội tâm theo đuổi và suy nghĩ về lợi ích của bản thân, rất hào phóng với chính mình nhưng lại vô cùng so đo với người khác.
Người kiệm lời, ít nói: Kiểu người này đa số khá tự ti hoặc quá giỏi về tâm kế, suy nghĩ nội tâm thường không muốn bộc lộ ra ngoài, khiến người khác không thể hiểu được con người thật sự của họ.
Người nói năng thô lỗ: Kiểu người này thường học thức tu dưỡng kém, nói năng không kiểu cách, không có nhận thức tốt với bản thân và người khác, tính cách hào sảng hơn nữa bụng dạ ngay thẳng.
Vậy đấy, khi chúng ta kết giao với người khác, đừng chỉ chú ú cảm nhận tâm lý mà lời nói của người khác mang đến cho mình, bạn cần chú ý nhiều hơn về phong cách ngôn ngữ của họ, từ đó dễ dàng nắm bắt được đặc điểm tính cách và thế giới nội tâm của họ để mình dễ dàng giành được vị trí chủ động hơn nhé!
Nội dung phong phú, dẫn chứng hay, dễ hiểu, tính ứng dụng cao nên rất recommend cho bạn nào đang bắt đầu tìm hiểu về dòng sách tâm lý. Điểm cộng cho cuốn này là bố cục thoáng, đọc không bị nản, thay vì dẫn những số liệu nghiên cứu khoa học cao siêu tác giả đã rất linh hoạt khi lồng ghép những dẫn chứng thực tế mà ngày nào chúng ta cũng gặp, hoặc từ câu chuyện của các lão tiền bối trong quá khứ.
Xem thêm:
Review, Tóm tắt sách Tâm Lý Học Về Tiền
Review sách Từ Điển Tâm Lý – Tính Cách Và Cảm Xúc Đến Từ Đâu ?